Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Kinh nghiệm SX

Phòng chống sét đánh ra sao?

Những ngày gần đây, hiện tượng sét đánh xảy ra nhiều nơi và gây chết người khiến nhiều người dân lo lắng. Vậy sét thường xảy ra ở những nơi nào, cách phòng chống ra sao? Thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan  - Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ - cho biết:

- Sét thường xảy ra vào thời điểm chuyển từ mùa khô sang mùa mưa hoặc sau các đợt hạn hán kéo dài. Do một thời gian dài nắng gắt, hơi nước bốc lên từ mặt đất tạo thành những đám mây khổng lồ. Trong hơi nước vốn có sẵn điện tích và quá trình cọ xát vào nhau khiến tích tụ càng nhiều.

Mây giông thường mang điện tích âm. Khi điện tích âm này đạt đến lượng đủ lớn sẽ phóng xuống đất trung hòa với điện tích dương ở mặt đất, tạo nên hiện tượng sét đánh. Cùng với sét, thời điểm chuyển mùa cũng thường có gió xoáy, mưa đá.

* Gần đây, tại Đồng Tháp xảy ra hàng loạt vụ sét đánh. Vậy những khu vực nào thường xuyên xảy ra hiện tượng này, thưa bà?


- Huyện Cần Giờ (TP.HCM) có năm cả chục người bị sét đánh, hoặc quận Thủ Đức có thời điểm nhiều sinh viên cùng bị sét đánh hoặc gần đây là Đồng Tháp… Nếu nhìn vào con số ở một thời điểm nhất định, nhiều người sẽ cho rằng sét ở những khu vực đó nhiều.

Thật ra sét có thể xảy ra bất cứ khu vực nào và không loại trừ bất cứ ai. Nhưng thông thường sét xảy ra nhiều ở những khu vực có đồi núi cao, nắng nóng nhiều như Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai... Riêng ở các vùng đồng bằng, sau những ngày nắng nóng gay gắt cũng sẽ có hiện tượng sét. Tất nhiên, sét xảy ra ở chỗ có nhiều người tập trung thì sẽ ảnh hưởng đến nhiều người hơn những nơi khác.

* Vậy người dân nên phòng sét bằng cách nào?

- Khi có mây giông, nếu người dân đang ở ngoài nên nhanh chóng về nhà hoặc tìm nơi an toàn để trú ẩn. Cần tránh xa các vật dụng làm bằng kim loại như hàng rào sắt, cột điện, xe đạp, cột ăngten, cây thu lôi..., không nên đứng ở khu vực trống trải.

Người dân cũng không nên ngồi gần nơi có mặt nước như ao hồ, không mang cuốc xẻng, vật kim loại bên người. Nếu ở bên ngoài tuyệt đối không đứng dưới gốc cây để trú mưa. Khi có nhiều người không nên đứng chung, không đứng ở những nơi có địa hình cao, tránh tiếp xúc với mặt đất càng ít càng tốt (nên đứng nhón chân hoặc ngồi xuống, hai bàn chân chụm lại, thu mình sao cho gọn, lấy tay che hai tai...).

Với người ở trong nhà nên đóng hết cửa ra vào, cửa sổ, tránh xa những cửa này, tránh chỗ ẩm ướt, đồ dùng điện. Rút dây các thiết bị dùng điện ra khỏi ổ cắm. Khi di chuyển mọi người nên mang dép guốc khô...

bannhanong.vietnetnam.net (19/04/2006)
(Nguồn: TTOl)


° Các tin khác
• Nông sản nào được chứng nhận hàng chất lượng cao?
• Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên nước.
• Nhập khẩu cầm chừng, đường có nguy cơ "sốt".
• Thái Lan và Việt Nam hợp tác trong xuất khẩu gạo.
• Tỉnh Khánh Hoà đẩy mạnh chương trình kinh tế hộ.
• Bắt đầu tháo gỡ tình trạng thiếu nguyên liệu chế biến thủy sản.
• 8 nhóm hàng và mặt hàng cần giấy phép xuất nhập khẩu.
• Chất thải công nghiệp “đầu độc” sông Thị Vải,rừng Sác.
• Làm thế nào để tiếp tục nâng cao năng suất, chất lượng cây bắp?
• Hiệu quả hợp tác kinh tế hai thànhnh phố HCM và Cần Thơ.
• Những vấn đề đặt ra ở ĐBSCL: Loay hoay với tôm, cá !
• Vấn đề đang đặt ra cho ĐBSCL:Trái cây - thua do đâu?
• Bạc Liêu: Lan tràn giếng khoan nước ngầm .
• Lâm Đồng: Tạo ra sức hút từ nông nghiệp.
• An Giang:nhà nông ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất.
• Đắk Nông đầu tư hơn 100 tỉ đồng cho Chương trình 134.
• Khoa học công nghệ ở ĐBSCL: Lỏng lẻo liên kết “4 nhà”!
• Liên kết GAP sông Tiền :Tập trung vào trái cây thế mạnh.
• Cà Mâu:Sắp xếp lại 18 lâm,ngư trường.
• Thị trường các sản phẩm sữa:một mê cung!
• Hướng mở cho sản xuất nông nghiệp bền vững:"1P5G".
• Kiên Giang phát huy lợi thế công nghiệp chế biến nông, thủy sản để phát triển.
• Ngân hàng NN&PTNT An Giang hướng dòng vốn vào trồng trọt,chăn nuôi.
• Hội chợ thương mại cửa khẩu Khánh Bình: cơ hội khảo sát thị trường Campuchia .
• Con cá trong chiến lược phát triển bền vững ở An Giang.
• Nhân dân ta làm gì để trả nợ mỗi năm 2 tỉ đôla?
• Hạn ngạch nhập muối và thuốc lá năm 2006.
• 30 bị đơn Việt Nam trong vụ kiện tôm đã biến mất.
• Kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng nông, lâm sản giảm mạnh.
• Xây dự án hỗ trợ xuất khẩu thuỷ sản vào Đức và EU.

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb