Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Kinh nghiệm SX

Làm thế nào để tiếp tục nâng cao năng suất, chất lượng cây bắp?

Mới đây, tại diễn đàn về khuyến nông với chuyên đề "thâm canh bắp lai" do Trung tâm khuyến nông Quốc gia tổ chức tại huyện Xuân Lộc, Đồng Nai,các nhà khoa học và các đơn vị nghiên cứu đã đưa ra nhiều khuyến cáo để trồng bắp đạt được hiệu quả cao nhất cho nông dân Đồng Nai và các tỉnh khác đến học tập.

Chọn Đồng Nai tổ chức diễn đàn khuyến nông về cây bắp vì là tỉnh có diện tích bắp khá lớn gần 70 ngàn hécta/năm; về năng suất cũng được các chuyên gia đánh giá cao với năng suất bình quân đạt khoảng 6 tấn/hécta. Cây bắp đang phát triển khá tốt và mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân, tuy vậy cũng có nhiều khuyến cáo quan trọng để giúp canh tác cây bắp đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.

Hiêu quả trồng bắp lai đã thấy rõ.

Phải nói, cuộc cách mạng về giống ở Đồng Nai từ những năm 1992 - 1993 đã tạo ra một bước nhảy vọt về năng suất và chất lượng của cây bắp. Nếu như những năm trước đó, năng suất bắp bình quân chỉ đạt 1,2 tấn - 1,5 tấn/hécta, thì đến nay nhờ đưa những giống bắp mới vào sản xuất với kỹ thuật trồng thâm canh, năng suất bình quân đã được nâng lên đến 6 tấn/hécta. Đặc biệt, tại huyện Xuân Lộc - "thủ phủ" cây bắp của Đồng Nai, nông dân đã đưa năng suất lên hơn 10 tấn/hécta. Từ đó, phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng vụ đông xuân từ lúa sang bắp diễn ra khá mạnh. Bởi, ngoài việc cây bắp mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp đôi cây lúa, còn một điều quan trọng nữa là trồng bắp sẽ tiết kiệm được khoảng 50% lượng nước tưới so với trồng lúa.

Cho đến nay, theo nhiều hộ nông dân, thì vẫn chưa có cây trồng nào có lợi thế cạnh tranh hơn cây bắp trong vụ đông xuân. Bởi, trồng 1 hécta bắp ở vụ đông xuân, nông dân có lãi từ 12 - 15 triệu đồng. Trong trồng trọt nói chung, giống được xem là tiền đề để nâng cao năng suất. Hiện nay, riêng cây bắp trên thị trường đã có mặt khoảng 15 loại giống phổ biến do các viện, trung tâm nghiên cứu và các công ty sản xuất giống cây trồng cung cấp. Ông Huỳnh Thành Vinh, Giám đốc Trung tâm khuyến nông Đồng Nai cho biết: "Cho đến nay, Đồng Nai vẫn là tỉnh đi đầu về công tác chuyển giao các giống mới. Tỉnh đã chọn bổ sung kịp thời, giống bắp ngày càng phong phú và đa dạng hơn nhằm bố trí thích hợp 3 vụ/năm, và phù hợp với điều kiện sinh thái của từng địa phương. Xu hướng hiện nay trong cơ cấu giống bắp của tỉnh đang được quan tâm là những giống bắp ngắn ngày có dạng cây và lá gọn, tính chống chịu tốt và có năng suất cao, ổn định như: CP888, LVN10, C5252... (Đây là các loại giống có thời gian sinh trưởng trên 100 ngày) và các loại giống: C919, NK54, NK46, G49, DK414, NK66... (có thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày)".

Không lạm dụng phân đạm quá nhiều, gây mất cân đối nhu cầu dinh dưỡng của cây bắp.

Trong thâm canh bắp, cùng với việc sử dụng giống mới, thì kỹ thuật trồng và chăm sóc cũng như chế độ dinh dưỡng cho cây là rất quan trọng. Thạc sĩ Bạch Công Sơn cho rằng, các nhà chuyển giao nên giúp nông dân xác định mật độ, cách gieo hạt thích hợp của từng loại giống dựa trên điều kiện canh tác, mùa vụ gieo trồng và các nhà khoa học cũng cần nghiên cứu giúp nông dân những giải pháp về quản lý dinh dưỡng hợp lý và nhất là chống suy thoái đất trồng trong điều kiện hiện nay khi phải trồng bắp liền canh. Quả thực, đối với cây bắp giống mới thì mật độ cây trồng và chế độ phân bón sẽ là yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng của bắp. Theo điều tra đánh giá của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam (KHKTNNMN) về chế độ bón phân cho bắp ở 6 tỉnh miền Đông Nam bộ nói chung và Đồng Nai nói riêng thì phần lớn các hộ nông dân trồng bắp đã lạm dụng phân đạm quá nhiều, mất cân đối nhu cầu dinh dưỡng của cây bắp. Cũng do tình trạng sử dụng đạm nhiều dẫn đến khả năng chống chịu khô hạn và sâu bệnh của cây bắp đã kém hẳn.

Theo khuyến cáo của Viện KHKTNNMN, thì muốn cho cây bắp đạt được năng suất tối đa cần phải xác định được các vùng đất thuộc dạng đất nào, từ đó có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho cây. Ở miền Đông Nam bộ hiện chủ yếu chỉ có các loại đất: đất xám có hàm lượng dinh dưỡng nghèo nhất, dung tích hấp thu thấp; đất đỏ bazan có hàm lượng đạm và kali tổng hợp từ trung bình đến khá; đất đen có độ phì nhiêu cao nhất, giàu đạm, lân, kali chất hữu cơ nhưng tầng đất thường mỏng. Dựa vào các đặc điểm chất đất nêu trên, các đơn vị chuyển giao kỹ thuật trồng bắp cho nông dân cũng cần có những quy trình cụ thể về kỹ thuật bón phân cho bắp trên từng loại đất. Tiến sĩ Lê Xuân Đính, người đã từng nghiên cứu khá kỹ về chế độ dinh dưỡng cho cây trồng của Trung tâm nghiên cứu và phát triển phân bón miền Nam cho biết, cây bắp là cây phàm ăn, lượng dinh dưỡng cây lấy đi từ đất mỗi vụ rất lớn. Với năng suất bắp khoảng 10 tấn/hécta thì cây sẽ lấy đi tương đương 750kg phân bón hóa học các loại. "Cây bắp nên được trồng luân canh, tốt nhất với cây họ đậu. Vụ luân canh sẽ làm giảm nguồn sâu bệnh và giảm ảnh hưởng xấu của việc khai thác dinh dưỡng giống nhau. Hơn nữa, cây họ đậu sẽ tích lũy phân đạm cho bắp ở vụ sau" - Tiến sĩ Đính nói.

Như vậy, rõ ràng để nâng cao năng suất cho cây bắp, nhất thiết phải ứng dụng khoa học kỹ thuật một cách đồng bộ cả về giống, phân bón và phương pháp canh tác. Tiến sĩ Tống Khiêm, Giám đốc Trung tâm khuyến nông quốc gia nhận xét: "Bắp của chúng ta so với các nước khác vẫn chưa đạt được năng suất cao, vì thế chưa hạ thấp được giá thành sản phẩm nên sức cạnh tranh còn thấp".

bannhanong.vietnetnam.net (13/4/2006)
(Nguồn:ĐNOl)


° Các tin khác
• Hiệu quả hợp tác kinh tế hai thànhnh phố HCM và Cần Thơ.
• Những vấn đề đặt ra ở ĐBSCL: Loay hoay với tôm, cá !
• Vấn đề đang đặt ra cho ĐBSCL:Trái cây - thua do đâu?
• Bạc Liêu: Lan tràn giếng khoan nước ngầm .
• Lâm Đồng: Tạo ra sức hút từ nông nghiệp.
• An Giang:nhà nông ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất.
• Đắk Nông đầu tư hơn 100 tỉ đồng cho Chương trình 134.
• Khoa học công nghệ ở ĐBSCL: Lỏng lẻo liên kết “4 nhà”!
• Liên kết GAP sông Tiền :Tập trung vào trái cây thế mạnh.
• Cà Mâu:Sắp xếp lại 18 lâm,ngư trường.
• Thị trường các sản phẩm sữa:một mê cung!
• Hướng mở cho sản xuất nông nghiệp bền vững:"1P5G".
• Kiên Giang phát huy lợi thế công nghiệp chế biến nông, thủy sản để phát triển.
• Ngân hàng NN&PTNT An Giang hướng dòng vốn vào trồng trọt,chăn nuôi.
• Hội chợ thương mại cửa khẩu Khánh Bình: cơ hội khảo sát thị trường Campuchia .
• Con cá trong chiến lược phát triển bền vững ở An Giang.
• Nhân dân ta làm gì để trả nợ mỗi năm 2 tỉ đôla?
• Hạn ngạch nhập muối và thuốc lá năm 2006.
• 30 bị đơn Việt Nam trong vụ kiện tôm đã biến mất.
• Kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng nông, lâm sản giảm mạnh.
• Xây dự án hỗ trợ xuất khẩu thuỷ sản vào Đức và EU.
• Diễn đàn chủ nhiệm HTX NN và chiến lược tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
• Tổng kết mô hình cung cấp thông tin hai chiều cho nông dân tại Thái Bình.
• Tiên Du -Bắc Ninh,mô hình VAC đạt từ 80 triệu - 100 triệu đồng/năm.
• Các trường đại học, cao đẳng ĐBSCL mở nhiều ngành học mới .
• Doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thêm kênh xúc tiến thương mại tại Đức.
• Cấm khai thác không thời hạn 21 loài thủy sản.
• Agribank sẽ trở thành tập đoàn tài chính ngân hàng.
• Biến đồng bằng sông Hồng thành đầu tàu kinh tế.
• 25 năm gắn đời với con..cá.

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb