An Giang:nhà nông ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất.
Kết quả khảo nghiệm giống cây trồng vật nuôi và thủy sản do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ thực hiện tại tỉnh An Giang năm 2005: Ứng dụng và chuyển giao khoa học kỹ thuật để chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng và vật nuôi phù hợp với quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà, việc ứng dụng các tiến bộ trong công nghệ chọn tạo giống để thay thế và đa dạng hóa các giống cây trồng, vật nuôi theo hướng tăng năng suất, chất lượng .
Các hoạt động này được sự hỗ trợ tích cực của Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, Viện Nghiên cứu Dầu thực vật, Viện Khoa học Kỹ thuật miền Nam, Công ty Afiex và sự phối hợp nhiệt tình của các Phòng Nông nghiệp, Trạm Khuyến nông các huyện, thị trong tỉnh.
Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học Công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghjệ tỉnh An Giang đã tiến hành khảo nghiệm các giống cây trồng vật nuôi và thủy sản mới có năng suất và chất lượng cao. Xây dựng các mô hình khảo nghiệm và sản xuất thử nghiệm với 38 giống có triển vọng gồm: 2 giống đậu nành, 7 giống đậu xanh, 10 giống đậu phộng, 2 giống bắp lai, 1 giống khoai cao, 2 giống khoai lang, 4 giống mè, 2 giống gừng, 4 giống cỏ, 1 giống heo, 1 giống dê, 1 giống cá lóc, 1 giống cá sặc rằn .
Qua khảo nghiệm trong tổng số 38 giống được tổ chức sản xuất thử nghiệm (SXTN), có 12 giống được đánh giá là có triển vọng và được đông đảo người dân ưa chuộng, bao gồm: Giống đậu xanh OMX5; giống đậu phộng số 332 (ĐP25), GV7; giống khoai cao Lệ Phố; giống gừng Nồi; giống cỏ Sweet jumbo, Superdan, Maxa millet; khoai lang KL5, KB4; giống heo lai (Yorshire/Landrace/Dooroc) hướng nạc; giống dê Bách Thảo. Tuy nhiên, kết quả này cần được kiểm chứng thêm trước khi tiến tới nhân giống hay sản xuất đại trà (đặc biệt là đối với các giống mới được khảo nghiệm 1 vụ, gồm: Giống đậu phộng GV7, giống gừng Nồi, giống khoai cao Lệ Phố, giống cỏ Maxa millet,...)
Đồng thời Trung tâm cũng đã triển khai các mô hình sản xuất thử nghiệm được triển khai bao gồm: 12 mô hình cây trồng, 8 mô hình vật nuôi và 3 mô hình thủy sản. Trong đó có 13 mô hình có hiệu quả, điển hình là mô hình SXTN cá lóc đồng ở Long Xuyên (thu lãi trên 10 triệu đồng cho 4 tháng nuôi), các mô hình SXTN đậu phộng ở huyện Tri Tôn, Thoại Sơn (lãi trung bình khoảng từ 7 triệu đồng/ha/vụ),...
Trong năm 2006, Sở Khoa học và Công nghệ sẽ tiến hành thực hiện tốt việc phối kết hợp với các huyện lập kế hoạch phục vụ tiếp tục cho các bước sản xuất thử nghiệm, sản xuất đại trà hoặc làm điểm trình diễn
bannhanong.vietnetnam.net (12/4/2006)
(Nguồn: AGegov) |