Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Kinh nghiệm SX

Đâu là nguyên nhân thiếu, thừa nguyên liệu ở ĐBSCL ?

ĐBSCL đang đứng trước một thực tế hết sức phũ phàng: hầu hết các loại nguyên liệu đều thiếu trầm trọng. Vựa cá đang thiếu cá; vựa tôm đang thiếu tôm; mía, dừa… đều không đủ để sản xuất, dẫn đến tình trạng cạnh tranh khốc liệt. Đây rõ ràng là một nghịch lý đầy bất ổn, cho thấy sản xuất nguyên liệu ở vùng đất này chưa bền vững. Rối bời nguyên liệu!

Nhìn cảnh tượng những người nông dân Cù lao Dung (Sóc Trăng) và Mỏ Cày (Bến Tre) đốn nhãn trồng mía, người ta không khỏi liên tưởng đến hình ảnh ngược: chính những người nông dân này, cách đây 2-3 năm, đã từng… đốt mía trồng nhãn. Chưa bao giờ giá mía nguyên liệu ở ĐBSCL luôn trong tình trạng “nóng sốt” như hiện nay.

Thương lái đang đổ xô về các vùng nguyên liệu còn lại ở Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Kiên Giang, đến tận ruộng thu mua mía với giá rất cao: 550.000-710.000 đồng/tấn. Đây là mức giá cao nhất trong lịch sử ngành mía đường Việt Nam, gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Giá mía tăng, hợp đồng bao tiêu giữa nông dân và nhà máy đường liên tục bị phá vỡ dù 2 bên đã nhiều lần thương lượng.

Tương tự, các doanh nghiệp chế biến cá tra, ba sa xuất khẩu đang đau đầu vì nguyên liệu chế biến. Năm 2005 do giá cá tra, ba sa giảm mạnh, nhiều hộ nông dân thua lỗ, phải chuyển qua vật nuôi khác. Theo thống kê ban đầu, sản lượng cá tra, ba sa ở những tỉnh trọng điểm như Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, TP Cần Thơ giảm khoảng 20% - 30%, vì thế nhiều doanh nghiệp phải cho công nhân nghỉ việc, nhà máy hoạt động cầm chừng. Bình quân mỗi tháng các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu của tỉnh An Giang thiếu hụt khoảng 3.000 tấn cá nguyên liệu, trong khi nhu cầu nhập khẩu ở thị trường châu Âu và Bắc Mỹ tiếp tục gia tăng.

Tương tự, các doanh nghiệp chế biến tôm sú lại lao đao vì giá tôm tăng cao và tình trạng khan hiếm nguyên liệu trầm trọng. Ở Bến Tre, khi giá dừa luôn ở mức cao từ 22.000 đến 26.000 đồng/chục (12 trái) mua tại vườn, nhiều nhà máy không thể cạnh tranh mua dừa với các tàu nước ngoài nên phải đóng cửa ngưng hoạt động vì bị thua lỗ. Một vài nhà máy lớn thì chỉ hoạt động cầm chừng. Trước tình hình này, các nhà máy chế biến dừa ở Bến Tre không biết cách nào hơn bèn đồng lòng kêu cứu… UBND tỉnh.

Đâu là nguyên nhân?

Thiếu, thừa nguyên liệu diễn ra mấy năm gần đây ở ĐBSCL, theo các nhà kinh tế, là do tình trạng sản xuất manh mún, tự phát, mạnh ai nấy làm. Nông dân chỉ lo làm mà ít khi để mắt đến thị trường. Các bộ phận, như khuyến nông chẳng hạn, chỉ dừng lại ở mức độ hỗ trợ kỹ thuật.

Những nghịch lý đầy bất ổn ở ĐBSCL là thiếu vùng nguyên liệu ổn định. Có thể nói hầu hết nông dân đều tự mình muốn trồng cây gì, nuôi con gì. Các khuyến cáo từ phía nhà nước chỉ có giá trị tham khảo. Do không thể đảm bảo được đầu ra, nên không cơ quan Nhà nước nào dám mạnh dạn buộc nông dân phải trồng, nuôi đúng quy hoạch. Mô hình liên kết 4 nhà theo Quyết định 80/QĐ/TTg là mô hình lý tưởng. Tuy thế, nói như đồng chí Nguyễn Minh Nhị (nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang), là điều này chỉ có trên đài, báo. Còn thực tế, liên kết ấy rất lỏng lẻo. Nông dân cần nhiều thông tin về giống, thị trường, sản phẩm, nhưng không biết tìm đâu.

Tìm giải pháp căn cơ để nông dân, doanh nghiệp không phải lao đao bởi vòng tròn lẩn quẩn này, là điều cần phải tính đến. Tại sao diện tích nuôi tôm cứ tăng hàng năm, nhưng vẫn thiếu nguyên liệu? Phải chăng các yếu tố đảm bảo để nuôi bền vững còn nhiều bất cập, đầu tư khoa học kỹ thuật còn hạn chế? Ngoài vụ nuôi chính, nuôi tôm vụ 2 ở ĐBSCL luôn tiềm ẩn thất bát và thực tế đã gây ra nhiều thiệt hại đối với người nuôi. Vấn đề là, nếu chưa giải được bài toán nuôi rải vụ, thì cần có các giải pháp khoa học để đảm bảo cho nuôi tôm vụ 2, nuôi tôm trái vụ không tiềm ẩn quá nhiều rủi ro như hiện nay. Cây dừa cũng vậy.

Bà Dương Thị Ngọc Duyên, Giám đốc Sở Thương mại - Du lịch tỉnh Bến Tre cho rằng: “Đây là hậu quả mà các doanh nghiệp lâu nay chỉ biết nguồn lợi trước mắt mà không nghĩ đến dài lâu. Đa phần các doanh nghiệp chỉ ngồi nhà mua dừa thông qua các đầu mối trung gian và bị các đầu mối này thao túng. Khi chỗ khác mua giá dừa cao hơn thì các đầu mối quay lưng bán hưởng giá cao để lời nhiều, mà nhà máy thì không thể cạnh tranh giá”.

Lâu nay, mối quan hệ giữa các nhà máy, cơ sở thu mua dừa không được bền chặt, thường là các nhà máy luôn khống chế các thương lái đến cung cấp dừa, không lo dự trữ nguyên liệu. Bến Tre, không vì khó khăn của các nhà máy mà cấm người dân bán dừa ra nước ngoài với giá cao hơn.

Tại hội nghị phát triển mía đường năm 2006, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã kết luận: Bộ sẽ phối hợp với chính quyền địa phương và các nhà máy đường cùng chỉ đạo xây dựng vùng nguyên liệu mía tập trung, thâm canh phục vụ đủ nhu cầu chế biến của từng nhà máy ngay từ niên vụ 2006-2007. Trong đó, giám đốc các nhà máy đường có vai trò chủ yếu, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, hướng dẫn bà con nông dân xây dựng vùng nguyên liệu theo quy hoạch. Thiết nghĩ, đã đến lúc con cá, con tôm, cây dừa, cây xoài… cũng cần được làm theo hướng này, nhằm tháo “cuộn chỉ” nguyên liệu đang rối bời ở vùng nguyên liệu chiến lược ĐBSCL.

Nguồn:Sggp-bannhanong.vietnetnam.net (27/3/ 2006)


° Các tin khác
• Vì sao rau an toàn chết yểu?
• Nhận dạng hải sản độc hại.
• DN vay tiền mua 150.000 tấn gạo không cần thế chấp.
• Từ cô giáo trở thành tỷ phú trang trại .
• Chương Mỹ-Hà Tây: chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp .
• Điệp khúc giá cây trồng: Cao - trồng, thấp - chặt!
• Mía đường đã có đất lành?
• Vẽ đường cho... cá da trơn lội ra biển lớn.
• Làng nghề tỷ phú chỉ xơ dừa.
• Không thể để ngành điều thua lỗ.
• Qúa nhiều doanh nghiệp xuất khẩu chè?!
• Công bố 500 thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam năm 2006.
• Xuất khẩu nông sản :Thiếu chiến lược, bị ép giá...
• Gạo,cá An Giang đưa kim ngạch xuất khẩu đạt cao 6 tháng đầu năm.
• Để công nghiệp chế biến thủy sản An Giang phát triển bền vững.
• Chuyện ở trung tâm của ông Ba đất phèn.
• Tiếp tục làm rõ sai phạm của 100 cán bộ thuộc Dự án 327 Bàu Rã, tỉnh Tây Ninh.
• Chú trọng an toàn vệ sinh lao động trong nông nghiệp.
• Đổi mới công nghệ, quy mô sản xuất ngành CNCB lương thực TP Cần Thơ.
• Chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế vùng ĐBSCL .
• Sẽ nhập thêm 300.000 tấn đường.
• Kinh nghiệm vỗ béo ngựa, trâu, bò ở Việt Yên-Bắc Giang.
• Kinh nghiệm phòng, chống dịch cúm gia cầm của Thái Lan.
• Cần Thơ có đủ điều kiện phát triển nền nông nghiệp đô thị .
• Trong quý 2/06, hoàn thành sắp xếp lại doanh nghiệp mía đường.
• Nợ khó đòi, tàu thôi... ra khơi
• Phòng trừ ruồi đục thân và sâu đục quả đậu tương.
• Biện pháp tăng kim ngạch xuất khẩu chè sang Trung Quốc năm 2006.
• Giải pháp xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chè Tuyên Quang.
• Khu du lịch hồ Tuyền Lâm: kiểu đầu tư ăn cả lúa non !

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb