Kinh nghiệm phòng, chống dịch cúm gia cầm của Thái Lan.
Qua đợt dịch 2003-2005, Thái Lan đã phải tiêu huỷ 60 triệu gia cầm, xuất khẩu giảm 20-30%, đặc biệt các sản phẩm bao gói đông lạnh như đùi, lườn (chưa nấu chín) không xuất được. Nhưng Thái Lan đã nhanh chóng chuyển sang sản xuất chế biến các sản phẩm giá trị cao như nướng, rán, quay, xúc xích… Tại thời điểm tháng 8-2005, trong khi dịch vẫn xuất hiện rải rác trên nhiều vùng và chủ yếu ở những đàn nuôi trong nông hộ (80%), thì ở các trang trại ít bị dịch hơn do làm tốt các biện pháp an toàn sinh học.
Phối hợp tốt giữa các cấp chính quyền và các ngành.
Việc phối hợp với các cấp chính quyền và các ngành là rất tốt, cộng với ý thức cao của người dân, nên công tác phòng chống DCGC rất có hiệu quả, nhất là tổn thất về người là rất ít.
Chính sách đền bù và hỗ trợ.
Mức đền bù được tính khoảng bằng 75% giá thị trường của gia cầm bị tiêu huỷ.
Có chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề cho các trang trại nên một số hộ chăn nuôi vịt đã chuyển sang nghề khác. Đây là điều rất cần thiết, nhất là đối với người chăn nuôi trang trại và chăn nuôi vịt.
Làm tốt công tác tuyên truyền.
Đây là công tác mà Thái Lan làm rất tốt, mọi người dân đều được hiểu sâu sắc tác hại kinh tế và ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng của dịch cúm, như vậy sẽ phải tăng cường các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm. Thái Lan còn có Luật về kiểm soát sản phẩm trước và sau thu hoạch, như kiểm soát từ cây lúa ít được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoá học; thức ăn chăn nuôi không được có kháng sinh và chất kích thích sinh trưởng; hoóc môn gia cầm ốm bệnh không bán chạy và như thế không làm lây lan phát tán mầm bệnh.
Một số vấn đề tồn tại.
Cũng như Việt Nam, Thái Lan chưa hoàn toàn khống chế được dịch cúm, thậm chí tuy các phân tích trên cho thấy các biện pháp chăn nuôi, phòng chống dịch làm tốt hơn hẳn Việt Nam thì hiện nay Thái Lan vẫn còn nguy cơ cao về dịch cúm gia cầm. Điều này có thể do mấy nguyên nhân sau:
- Các đàn gia cầm trong nông hộ chưa được quản lý, cách ly triệt để. Chăn nuôi vịt vẫn thả đồng tuy không còn được di chuyển xa nhưng vẫn khó kiểm soát, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa.
- Do bảo vệ môi trường tốt nên các đàn chim của Thái Lan rất nhiều, có thể là nguyên nhân quan trọng làm lây lan phát tán mầm bệnh.
- Trong quá trình 2 năm bị dịch cúm, có thể nguồn virus bài xuất ra môi trường còn tồn tại rất nhiều, nhất là năm 2004, Thái Lan bị dịch cúm nặng nề.
- Việc kiểm soát di chuyển gia cầm ở các vùng biên giới là khó khăn.
Qua đợt dịch 2003-2005, Thái Lan đã phải tiêu huỷ 60 triệu gia cầm, xuất khẩu giảm 20-30%, đặc biệt các sản phẩm bao gói đông lạnh như đùi, lườn (chưa nấu chín) không xuất được. Nhưng Thái Lan đã nhanh chóng chuyển sang sản xuất chế biến các sản phẩm giá trị cao như nướng, rán, quay, xúc xích… Tại thời điểm tháng 8-2005, trong khi dịch vẫn xuất hiện rải rác trên nhiều vùng và chủ yếu ở những đàn nuôi trong nông hộ (80%), thì ở các trang trại ít bị dịch hơn do làm tốt các biện pháp an toàn sinh học.
Nguồn:VCN-bannhanong.vietnetnam.net (20/3/2006) |