Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Kinh nghiệm SX

Cần Thơ có đủ điều kiện phát triển nền nông nghiệp đô thị .

TP Cần Thơ ngày càng khẳng định vai trò trung tâm của vùng trong các lĩnh vực công nghiệp, thương mại dịch vụ, đào tạo, đô thị... Riêng lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của TP Cần Thơ hiện vẫn đang tiếp tục phát triển nhỏ lẻ, một số lĩnh vực cụ thể còn thua kém so với các tỉnh trong vùng ĐBSCL. Do đó, để thể hiện vai trò trung tâm vùng trên lĩnh vực nông nghiệp, TP Cần Thơ cần nhanh chóng chuyển sang nền sản xuất nông nghiệp đô thị để nâng cao thu nhập cho nông dân, góp phần thúc đẩy thành phố phát triển nhanh và bền vững hơn

Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Phó Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, cho rằng phát triển nền nông nghiệp đô thị sẽ góp thêm động lực để TP Cần Thơ phát triển nhanh và bền vững.Vì sao? Phóng viên Báo Cần Thơ đã có cuộc phỏng vấn Tiến sĩ Lê Văn Bảnh xung quanh vấn đề này.

* Thưa Tiến sĩ, vì sao TP Cần Thơ lại phải quan tâm phát triển nông nghiệp?

- Thế mạnh của vùng ĐBSCL là phát triển nông nghiệp. Khu vực này có chung đặc điểm: 70% dân số là nông dân, đất nông nghiệp chiếm khoảng 80% diện tích đất tự nhiên. Do đó, đến 5 -10 năm sau ĐBSCL vẫn là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp của đất nước. TP Cần Thơ ngày càng khẳng định vai trò trung tâm của vùng trong các lĩnh vực công nghiệp, thương mại dịch vụ, đào tạo, đô thị... Riêng lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của TP Cần Thơ hiện vẫn đang tiếp tục phát triển nhỏ lẻ, một số lĩnh vực cụ thể còn thua kém so với các tỉnh trong vùng ĐBSCL. Do đó, để thể hiện vai trò trung tâm vùng trên lĩnh vực nông nghiệp, TP Cần Thơ cần nhanh chóng chuyển sang nền sản xuất nông nghiệp đô thị để nâng cao thu nhập cho nông dân, góp phần thúc đẩy thành phố phát triển nhanh và bền vững hơn.

* Xin Tiến sĩ cho biết cụ thể hơn về một nền sản xuất nông nghiệp đô thị?

- Từ trước đến nay, sản xuất nông nghiệp của TP Cần Thơ và cả vùng ĐBSCL chỉ làm nhiệm vụ sản xuất ra nông sản hàng hóa như lúa gạo, tôm cá, trái cây... phục vụ cho người tiêu dùng. Các loại nông sản hàng hóa này có giá trị thấp, hiệu quả sản xuất không cao, nên đời sống nông dân còn khó khăn. Chuyển sang nền sản xuất nông nghiệp đô thị, nghĩa là tạo ra những sản phẩm có giá trị kinh tế cao như cây cảnh, hoa, cá kiểng... để cung cấp cho các đô thị trong nước và xuất khẩu. Kết quả thực tế từ nền sản xuất nông nghiệp đô thị ở TP Hồ Chí Minh, Đà Lạt... mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với sản xuất nông sản hàng hóa thông thường. Tuy nhiên, nền sản xuất nông nghiệp đô thị cần nhiều vốn và đòi hỏi phải áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất mới mang lại hiệu quả. Chẳng hạn, những người chỉ quen nghề trồng lúa khi chuyển sang trồng hoa lan hoặc cây cảnh thì rất khó đạt kết quả cao...

* Điều kiện tự nhiên và mặt bằng dân trí của nông dân Cần Thơ như hiện nay có đáp ứng được những yêu cầu của nền sản xuất nông nghiệp đô thị, thưa Tiến sĩ?

- Tôi cho rằng điều kiện tự nhiên của TP Cần Thơ và bà con nông dân ở đây có đủ điều kiện để khai thác các lợi thế phát triển của nền nông nghiệp đô thị. Nông dân TP Cần Thơ và cả vùng ĐBSCL cần cù và chịu khó học hỏi để từng bước nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nhằm tăng cao thu nhập cho gia đình. Sau nhiều thế hệ sản xuất nông nghiệp, nông dân Cần Thơ đã tự tích lũy được nhiều kinh nghiệm; mặt khác việc tăng cường tuyên truyền và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân thời gian gần đây đã giúp bà con nâng cao trình độ và khả năng tiếp nhận, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Thời gian qua, Viện Lúa ĐBSCL đã hợp tác với Công ty Mêkông giúp hàng trăm nông hộ ở huyện Cờ Đỏ trực tiếp tham gia sản xuất ra lúa giống xác nhận để cung cấp cho các vùng nguyên liệu của công ty này. Những hộ tham gia sản xuất lúa giống cho Công ty Mêkông đều đạt mức lợi nhuận cao và rất thành thạo việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Trước đây, hạ tầng giao thông vùng ĐBSCL còn thấp kém, TP Cần Thơ được xem là vùng sâu, vùng xa của đất nước. Những yếu kém trên đã và đang được khắc phục dần như Quốc lộ 1A được nâng cấp mở rộng, cầu Mỹ Thuận và cầu Cần Thơ được xây dựng; cảng biển quốc tế Cái Cui và sân bay quốc tế Cần Thơ đang được đầu tư xây dựng... Những công trình này đã và sẽ góp phần rút ngắn khoảng cách giữa TP Cần Thơ với TP Hồ Chí Minh, các vùng miền trong nước và các thị trường quốc tế. Các sản phẩm như hoa lan, cây cảnh hoặc cá kiểng được nuôi trồng tại TP Cần Thơ dễ dàng đưa đi tiêu thụ ở thế giới thông qua cảng hàng không quốc tế Cần Thơ. Tuy nhiên, với những lợi thế nói trên, tự thân nông dân Cần Thơ không thể nâng cao thu nhập trong mô hình sản xuất nông nghiệp đô thị nếu thiếu sự tâm huyết của chính quyền thành phố.

* Theo Tiến sĩ, chính quyền thành phố cần hỗ trợ gì cho nông dân để thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp đô thị phát triển?

- Thực tiễn nhiều nơi cho thấy phát triển nông nghiệp đô thị vừa tạo ra những sản phẩm có giá trị cao vừa kết hợp khai thác tiềm năng du lịch trong nông nghiệp, để nâng cao thu nhập cho nông dân. Khi thu nhập của 70% dân số của thành phố (nông dân) được nâng cao, sẽ thúc đẩy các lĩnh vực công nghiệp, thương mại dịch vụ, xây dựng... cùng phát triển. Nhưng nếu cuộc sống của nông dân gặp khó khăn thì bà con sẽ kéo về thành phố để tìm kế sinh nhai, dẫn đến phát sinh nhiều vấn đề bức xúc như nhà ở, tệ nạn xã hội... Để nền sản xuất nông nghiệp đô thị sớm hình thành và phát triển, chính quyền thành phố phải làm tốt công tác quy hoạch cũng như việc ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp để huy động nguồn vốn toàn xã hội cùng tham gia đầu tư phát triển.

* Xin cảm ơn Tiến sĩ!

Nguồn:CTOL-bannhanong.vietnetnam.net (18/3/2006)

 

 

 


° Các tin khác
• Trong quý 2/06, hoàn thành sắp xếp lại doanh nghiệp mía đường.
• Nợ khó đòi, tàu thôi... ra khơi
• Phòng trừ ruồi đục thân và sâu đục quả đậu tương.
• Biện pháp tăng kim ngạch xuất khẩu chè sang Trung Quốc năm 2006.
• Giải pháp xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chè Tuyên Quang.
• Khu du lịch hồ Tuyền Lâm: kiểu đầu tư ăn cả lúa non !
• Sóc Trăng: nông dân thu nhập cao từ các mô hình đa canh.
• Cần phải sáp nhập các tổng công ty lương thực.
• Cà Mau:Tôm Cà Mâu vẫn hấp dẫn ở thị trường Mỹ .
• Nông dân ĐBSCL trên xa lộ thông tin.
• Kinh nghiệm phát triển làng nghề của tỉnh Bắc Ninh.
• Cơ hội tiếp cận công nghệ quốc tế chế biến nông sản.
• Tập quán tự làm thịt gà: rào cản cho giết mổ tập trung
• Đồng bằng sông Cửu Long: hiệu quả chương trình 3G3T.
• Xuất khẩu gạo: Bán giá thấp sẽ bị chế tài!
• Bắc Ninh: Quế Võ phát triển kinh tế vườn đồi.
•  Xuất khẩu gạo: Rối vốn?
•  90% sản phẩm của trang trại phải tiêu thụ dạng thô.
• Phá vườn nhãn trồng rẫy mía !?
• Công nghệ chế biến thủy sản VN vươn tầm khu vực.
• Giải pháp “Sống chung với hạn, mặn” ở ĐBSCL.
• Đổ vốn đầu tư vào ĐBSCL:lĩnh vực nào sinh lợi cao?
• Thủy sản ĐBSCL:Bao giờ hết cảnh “đưa củi về rừng”?
• Vinacafe kiên quyết giải thể 9 doanh nghiệp.
•  Phải phát triển bền vững mới cứu hộ được “mỏ tôm” Cà Mâu !
• Trở thành "Vua hoa hồng" từ ngày 8/3.
• Nông sản hàng hóa Hà Tây bao giờ mới có thương hiệu?
• Luật định xử lý nghiêm nạn bơm chích tạp chất vào thủy sản!
• Đại học Cần Thơ :trung tâm phát triển công nghệ sinh học ĐBSCL
• Đến bao giờ định hình “Doanh nghiệp” làng nghề-"Thương hiệu" làng nghề ?

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb