Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Kinh nghiệm SX

Nợ khó đòi, tàu thôi... ra khơi

Ngày 12/1/2006, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản yêu cầu tạm dừng việc thực hiện dự án đánh bắt hải sản xa bờ; giao cho lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương có liên quan chỉ đạo, kiểm điểm, xử lý nghiêm khắc các tập thể, cá nhân mắc sai phạm; khởi tố, điều tra những trường hợp có dấu hiệu hình sự, tiếp tục thu hồi vốn.

Qua hơn 7 năm thực hiện, dự án đã ít kết quả, lại nhiều trì trệ, sai phạm.

Quyết định này được dựa trên kết quả thanh tra, với nhiều sai phạm được phát hiện, riêng sai phạm về kinh tế đã trên 110 tỷ đồng.

Đánh bắt hải sản xa bờ là một dự án đầu tư lớn, xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế biển, hứa hẹn nhiều triển vọng và là một chủ trương đúng của Chính phủ trên cơ sở Nghị quyết của Bộ chính trị. Năm 1997, Ban chỉ đạo Nhà nước về chương trình đánh bắt hải sản xa bờ đã được thành lập.

Đến năm 2000, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định giải thể ban này, giao nhiệm vụ của ban cho Bộ thủy sản thực hiện. Việc thực hiện dự án tại các tỉnh, thành phố do ban chỉ đạo địa phương tiến hành dưới sự chỉ đạo của Bộ thủy sản.

Đến tháng 12/2003, đã có 1.080 dự án thành viên, đóng mới và sửa chữa 1.382 tàu có công suất từ 90 CV trở lên, với tổng số vốn ưu đãi được giải ngân là trên 1.345 tỷ đồng, do Tổng cục đầu tư phát triển (sau này là Quỹ hỗ trợ phát triển) và Ngân hàng đầu tư - phát triển Việt Nam cho vay. Nhưng qua hơn 7 năm thực hiện, dự án đã ít kết quả, lại nhiều trì trệ, sai phạm.

Từ gian lận thiết kế...

Theo quy chế quản lý và sử dụng vốn đầu tư ban hành kèm theo Quyết định QĐ393/ TTg của Thủ tướng Chính phủ về triển khai dự án đánh bắt hải sản xa bờ thì “Bộ thủy sản với chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành có nhiệm vụ phê duyệt thiết kế và dự toán mẫu các loại tàu đánh cá để công bố cho ngư dân tự lựa chọn, ký kết hợp đồng đóng tàu theo mẫu thiết kế được phê duyệt”.

Để thực hiện việc này, Bộ thủy sản đã ban hành đợt một 9 mẫu tàu và giao cho Công ty tư vấn đầu tư và thiết kế thuộc Tổng công ty Thủy sản Việt Nam làm đầu mối giúp lãnh đạo Bộ hướng dẫn cụ thể về thiết kế cho các chủ đầu tư và các xí nghiệp đóng tàu.

Tiếp sau đó, Bộ thủy sản lại phê duyệt 45 mẫu tàu đánh cá xa bờ, giao cho Công ty tư vấn đầu tư thiết kế và Công ty khảo sát thiết kế và tư vấn đầu tư thuộc Tổng công ty hải sản Biển Đông thiết kế và tính phí thiết kế.

Nhưng qua kiểm tra thực tế thì thấy các thiết kế tàu được lập chỉ là thiết kế sơ bộ, không có thiết kế thi công; dự toán chỉ có bảng tổng hợp chung các khoản chi phí, không tính chi tiết, cụ thể cho từng hạng mục, công việc. Chỉ có 9 mẫu tàu là có bản thuyết minh, bản vẽ tổng thể.

Tuy cùng một mẫu tàu, nhưng thiết kế dự toán lại có sự khác nhau về khối lượng, chủng loại, cơ cấu vật tư, gỗ, trang thiết bị kỹ thuật dẫn tới khác nhau về giá thành, như ở Hợp tác xã Đại Thắng, thị xã Cửa Lò tỉnh Nghệ An đóng tàu vỏ gỗ theo một mẫu, cùng kích cỡ, nhưng khối lượng gỗ, vật tư trang thiết bị và đơn giá của mỗi con tàu trong cùng một thời điểm lại khác nhau, khiến cho dự toán tàu bán buôn của hợp tác xã này chênh lệch 24,8 triệu đồng/ tàu.

Cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản của Bộ thuỷ sản được giao nhiệm vụ phê duyệt thiết kế từng con tàu, nhưng trong thực tế việc phê duyệt này chỉ mang tính hình thức, cốt để hợp thức hóa làm thủ tục giải ngân vay vốn. Do Cục và các Chi cục địa phương thiếu trách nhiệm, buông lỏng việc kiểm tra, giám sát đăng kiểm việc đóng mới tàu, sửa chữa tàu cũ, nên nhiều chủ dự án đã thông đồng với cơ sở đóng tàu rút ngắn kích thước so với thiết kế được duyệt, không lắp máy mới mà lắp máy cũ để tiền mua tàu thì ít, nhưng vẫn lấy được nhiều vốn theo dự án.

Tình trạng phổ biến là Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản không kiểm tra thực tế mà chỉ căn cứ vào hợp đồng đóng tàu, mua lưới, lắp đặt trang thiết bị mà chủ dự án đã thông đồng kê gian, khai khống, rồi nghiệm thu xác nhận, tạo kẽ hở cho mỗi chủ dự án hợp thức hóa được thủ tục để rút ra nhiều tỷ đồng chi tiêu cho các mục đích khác không có liên quan gì với việc đóng tàu, đánh cá

... Đến khai khống để được đầu tư.

Theo quy định của Chính phủ, thì việc đầu tư vốn trong dự án đánh bắt hải sản xa bờ chủ yếu là dành cho các hợp tác xã và tổ hợp đánh cá, các chủ dự án thành viên này phải có số vốn bằng 15% số vốn được vay.
Nhưng vào thời điểm triển khai dự án, số hợp tác xã và tổ hợp đánh cá ở nhiều tỉnh, thành phố chưa có là bao, số dân vùng biển chuyên nghề, thạo việc đánh bắt hải sản, nhất là xa bờ cũng đâu có nhiều.

Nhưng nhìn vào chương trình, kế hoạch đầu tư vốn thấy bở béo, hấp dẫn quá, nên một số nơi vội vã lập các hợp tác xã, lôi kéo hay chỉ đơn thuần là ghi tên cả những người không biết nghề đánh cá, hoặc ốm đau, già lão.

Qua kiểm tra 283 hợp tác xã được lựa chọn là chủ dự án tại 9 tỉnh, thành phố thì có 264 hợp tác xã vừa vội vã thành lập để xin xét duyệt dự án. Xã viên góp vốn phần nhiều là chỉ trên danh nghĩa, nên phần lớn các chủ dự án đều không có đủ số vốn tự có theo quy định. Việc lập các hợp tác xã theo cách này chủ yếu là để hợp thức hóa xin vay vốn đầu tư.

Nhưng vay được rồi thì nhiều hợp tác xã lúng túng, sai lầm trong việc sử dụng vốn vay vì xã viên phần nhiều đã bỏ đi không theo hợp tác xã, còn lại chỉ là mấy vị cán bộ như chủ nhiệm, kế toán và một số người không thạo về quản lý kinh tế cũng như sắm sửa tàu thuyền, ngư cụ. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến cho việc triển khai dự án ngay từ đầu đã vấp váp, không hiệu quả.

Đáng lẽ theo quy định, các sở thủy sản phải kiểm tra, thẩm định, tham mưu cho UBND tỉnh xét duyệt các dự án thành viên, cân nhắc việc quyết định có đầu tư vốn hay không, nhưng trong thực tế các sở đã không làm hoặc làm kém việc này. Khi thẩm định và phê duyệt dự án, chẳng mấy cơ quan xét tới vốn tự có, khả năng sản xuất kinh doanh, hiệu quả kinh tế, thời gian, khả năng thu hồi vốn. Hầu hết các dự án đều do một số cán bộ Sở thủy sản, hoặc do đơn vị tư vấn lập theo một khuôn mẫu có sẵn, sao chép giống nhau, chỉ có khác địa danh và tên chủ dự án.

Có nơi như ở Thanh Hóa, việc lập dự án, viết báo cáo dự án đều chỉ do một ông phó phòng quản lý nghề cá của Sở thủy sản làm theo mẫu có sẵn. 35 dự án ở Bình Định lập năm 1998 sao chép lại dự án lập năm 1997 nhưng vẫn được hội đồng phê duyêt thông qua. Ở nhiều nơi, các biên bản họp thẩm định dự án không có đủ chữ ký của các thành viên hội đồng thẩm định.

Trong 64 dự án ở Quảng Ngãi được thẩm định, có tới 18 dự án không có đơn hoặc phiếu đăng ký của chủ dự án. Phần lớn hồ sơ dự án ở Cà Mau đều không có giấy phép hành nghề, không có xác nhận của chính quyền địa phương, không đăng ký thuyền trưởng, máy trưởng, nhưng vẫn được vay vốn.

Ở Quảng Ninh, cán bộ thẩm định đã tự khai tăng sản lượng đánh bắt của một đôi tàu từ 450tấn/năm như chủ dự án báo cáo, lên 1.100tấn/năm để tính doanh thu cho dự án có lãi. Nhưng cho đến nay, dự án này hoạt động kém hiệu quả nên không trả được đồng nợ nào.

Phê duyệt, cấp vốn đều sai phạm.

Bộ thủy sản quy định mức thu phí thiết kế đối với tàu mới là 1% giá bán, với tàu cũ, sửa chữa, chỉ thu dịch vụ công in, giấy tờ giao dịch. Nhưng qua thanh tra thì thấy mỗi nơi tính phí thiết kế một kiểu, chênh lệch nhau khá lớn. Như tỉnh Nam Định tính trên tổng số vốn cho vay. Tại các tỉnh Thái Bình, Thanh Hóa,... lại tính trên giá khái toán của con tàu.

Nhưng nhiều con tàu có cùng mẫu do Công ty tư vấn đầu tư thiết kế thiết kế và lập dự toán lại có giá khái toán khác nhau, nên mức thu thiết kế phí tại mỗi tỉnh cũng khác nhau, Quảng Nam thu 8 triệu đồng/ tàu; Hải Phòng thu 6,5 triệu đồng/ tàu; Bình Định thu 6,28 triệu đồng/tàu; Quảng Ngãi thu 5 triệu đồng/tàu.

Ngày 8/8/1998, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu không thu phí thiết kế, nhưng từ thời điểm này ngược lên đến hết năm 1997, Công ty tư vấn đầu tư thiết kế đã lập thiết kế được 352 tàu theo 12 mẫu khác nhau, tổng phí thiết kế theo hợp đồng là gần 3,4 tỷ đồng, đã thực thu từ các chủ dự án là 1,68 tỷ đồng và được Bộ Tài chính cấp bù 940 triệu đồng. Công ty này thu thiết kế phí theo tỷ lệ 1,25% đối với 2 con tàu, 1,5% đối với 6 con tàu, 0,9% đối với 18 con tàu, các con tàu còn lại thu 1%.Như vậy đối chiếu với quy định của Bộ thủy sản, công ty đã thu vượt quy định 851 triệu đồng.Mặc dù việc phê duyệt thiết kế chỉ là hình thức, nhưng mức thu phí phê duyệt thiết kế sơ bộ là khá cao, từ 400.000đ-500.000đ/thiết kế.

Sai phạm phổ biến qua thanh tra phát hiện được là nhiều chủ dự án ngoài việc kê khống 15% vốn tự có, đã kê gian, khai khống tiền đóng tàu, tiền mua lưới và ngư cụ, hợp thức hóa thủ tục thanh toán để rút đủ vốn vay, số tiền sai phạm dạng này lên đến 18 tỷ đồng. Nhiều chủ dự án rút tiền về đã không nhập quỹ, bỏ ngoài sổ sách để chi tiều trái nguyên tắc. Việc rút tiền mặt để chi tiêu kiểu này sẽ khó thực hiện nếu như không có sự tiếp tay của các đơn vị cho vay vốn.

Qua thanh tra, kiểm tra 991 tàu tại 26 tỉnh, thành phố, chiếm 71% tổng số tàu được đầu tư, với số vốn là trên 895 tỷ đồng, chiếm 66% số vốn ưu đãi đã giải ngân, đã phát hiện sai phạm về kinh tế trên 110 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 12% tổng giá trị được kiểm tra, trong đó sai phạm về tham ô, cố ý làm trái, chiếm dụng, chiếm đoạt vốn đầu tư là 12 tỷ đồng.

Nguồn:VNECONOMY-bannhanong.vietnetnam.net (17/03/2006)



° Các tin khác
• Phòng trừ ruồi đục thân và sâu đục quả đậu tương.
• Biện pháp tăng kim ngạch xuất khẩu chè sang Trung Quốc năm 2006.
• Giải pháp xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chè Tuyên Quang.
• Khu du lịch hồ Tuyền Lâm: kiểu đầu tư ăn cả lúa non !
• Sóc Trăng: nông dân thu nhập cao từ các mô hình đa canh.
• Cần phải sáp nhập các tổng công ty lương thực.
• Cà Mau:Tôm Cà Mâu vẫn hấp dẫn ở thị trường Mỹ .
• Nông dân ĐBSCL trên xa lộ thông tin.
• Kinh nghiệm phát triển làng nghề của tỉnh Bắc Ninh.
• Cơ hội tiếp cận công nghệ quốc tế chế biến nông sản.
• Tập quán tự làm thịt gà: rào cản cho giết mổ tập trung
• Đồng bằng sông Cửu Long: hiệu quả chương trình 3G3T.
• Xuất khẩu gạo: Bán giá thấp sẽ bị chế tài!
• Bắc Ninh: Quế Võ phát triển kinh tế vườn đồi.
•  Xuất khẩu gạo: Rối vốn?
•  90% sản phẩm của trang trại phải tiêu thụ dạng thô.
• Phá vườn nhãn trồng rẫy mía !?
• Công nghệ chế biến thủy sản VN vươn tầm khu vực.
• Giải pháp “Sống chung với hạn, mặn” ở ĐBSCL.
• Đổ vốn đầu tư vào ĐBSCL:lĩnh vực nào sinh lợi cao?
• Thủy sản ĐBSCL:Bao giờ hết cảnh “đưa củi về rừng”?
• Vinacafe kiên quyết giải thể 9 doanh nghiệp.
•  Phải phát triển bền vững mới cứu hộ được “mỏ tôm” Cà Mâu !
• Trở thành "Vua hoa hồng" từ ngày 8/3.
• Nông sản hàng hóa Hà Tây bao giờ mới có thương hiệu?
• Luật định xử lý nghiêm nạn bơm chích tạp chất vào thủy sản!
• Đại học Cần Thơ :trung tâm phát triển công nghệ sinh học ĐBSCL
• Đến bao giờ định hình “Doanh nghiệp” làng nghề-"Thương hiệu" làng nghề ?
•  Bất thường trong xuất khẩu gạo: Gạo ngon, đem bán rẻ!
• Thanh Oai: Hiệu quả chuyển đổi 440 ha đất nông nghiệp.

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb