Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Kinh nghiệm SX

Phòng trừ ruồi đục thân và sâu đục quả đậu tương.

Có 2 loài gây hại chính cho đậu tương ở những vùng Châu Á nhiệt đới, ruồi hại hạt và sâu đục quả. Chúng gây nhiều tác hại trong điều kiện nhiệt độ cao và độ ẩm lớn. Việc phòng trừ chúng cần được thực hiện sớm.

Ruồi đục thân (Ophiomya phaseoli)

Loài côn trùng này hại cây đậu tương còn non từ lúc nảy mầm cho tới 2 tuần tuổi. Nếu chúng phá hoại các cây đậu tương khi được 10 ngày tuổi, thì tỷ lệ chết của cây sẽ là khoảng 90%. Nếu chúng phá hoại khi cây đã cứng cáp hơn một chút, thì hầu hết cây sẽ được sống sót, nhưng còi cọc và ốm yếu.

Những triệu chứng gây hại:

Những triệu chứng đầu tiên là các đốm trắng trên cây con và các lá thứ 1 hoặc thứ 2, ở đó ấu trùng đang hút nhựa cây.

Những triệu chứng tiếp theo càng rõ rệt hơn. Ấu trùng đục rãnh trên cây con và trên lá thứ nhất hoặc thứ hai. Các rãnh xuất hiện thành các đường cong màu nâu trên bề mặt lá.

Nếu bị hại nặng, cây đậu tương héo rũ, vì rễ không thể vận hành bình thường để chuyển vận nước và các chất dinh dưỡng. Trong vòng 2 tuần, những cây bị phá hại sẽ chết.

Phòng trừ:

Trước khi trồng, xử lý hạt bằng cách trộn với Marshal 25 ST, theo tỷ lệ 10g/kg hạt. Sử dụng Monokrotofos 15% với lượng 2 lít/ha cho các cây đã gieo được 8 ngày để giết bất cứ ấu trùng nào còn sống sót. Phương thức này có thể làm giảm bớt những sự phá hại của loài ruồi hại hạt tới 92%.

Sâu đục quả (Etiella spp.)

Sâu đục quả phá hại ở giai đoạn hình thành quả. Nếu chúng phá khi cây đậu tương được 42-50 ngày tuổi, thì năng suất mất khoảng 78%.

Triệu chứng:

Triệu chứng ban đầu là lớp màng phủ trắng trên bề mặt của quả, ấu trùng nằm trong đó. Khi ấu trùng lớn, thì quả bị hại kém phát triển.

Ấu trùng sống bên trong hạt, tạo thành một lỗ màu nâu sậm trên hạt và đùn các phần đã ăn ra ngoài. Nhìn từ bên ngoài, quả có vẻ teo tóp lại.

Những triệu chứng về sau thường thấy là xuất hiện hai lỗ hay điểm trên vỏ quả, tức là ấu trùng đã rời đi và đã trở thành bướm. Bướm nhỏ và có màu nâu, và sẽ đẻ trứng trên hoa và quả non của cây đậu tương.

Phòng trừ sâu đục quả:

Kiểm tra thường xuyên cây đậu tương, từ lúc bắt đầu hình thành quả tới lúc hạt phát triển đầy đủ. Ngay khi phát hiện thấy ấu trùng thì cần phải tiến hành phun thuốc bảo vệ như Karphos với lượng 0,5-1,0lít/ha hoặc Marshal 2 lít/ha. Việc đánh giá cho thấy phương thức này có thể làm giảm sự phá hại của sâu đục quả tới 64%.

Nguồn:KNQG-bannhanong.vietnetnam.net (17/3/2006)

 

 

 

.

 


° Các tin khác
• Biện pháp tăng kim ngạch xuất khẩu chè sang Trung Quốc năm 2006.
• Giải pháp xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chè Tuyên Quang.
• Khu du lịch hồ Tuyền Lâm: kiểu đầu tư ăn cả lúa non !
• Sóc Trăng: nông dân thu nhập cao từ các mô hình đa canh.
• Cần phải sáp nhập các tổng công ty lương thực.
• Cà Mau:Tôm Cà Mâu vẫn hấp dẫn ở thị trường Mỹ .
• Nông dân ĐBSCL trên xa lộ thông tin.
• Kinh nghiệm phát triển làng nghề của tỉnh Bắc Ninh.
• Cơ hội tiếp cận công nghệ quốc tế chế biến nông sản.
• Tập quán tự làm thịt gà: rào cản cho giết mổ tập trung
• Đồng bằng sông Cửu Long: hiệu quả chương trình 3G3T.
• Xuất khẩu gạo: Bán giá thấp sẽ bị chế tài!
• Bắc Ninh: Quế Võ phát triển kinh tế vườn đồi.
•  Xuất khẩu gạo: Rối vốn?
•  90% sản phẩm của trang trại phải tiêu thụ dạng thô.
• Phá vườn nhãn trồng rẫy mía !?
• Công nghệ chế biến thủy sản VN vươn tầm khu vực.
• Giải pháp “Sống chung với hạn, mặn” ở ĐBSCL.
• Đổ vốn đầu tư vào ĐBSCL:lĩnh vực nào sinh lợi cao?
• Thủy sản ĐBSCL:Bao giờ hết cảnh “đưa củi về rừng”?
• Vinacafe kiên quyết giải thể 9 doanh nghiệp.
•  Phải phát triển bền vững mới cứu hộ được “mỏ tôm” Cà Mâu !
• Trở thành "Vua hoa hồng" từ ngày 8/3.
• Nông sản hàng hóa Hà Tây bao giờ mới có thương hiệu?
• Luật định xử lý nghiêm nạn bơm chích tạp chất vào thủy sản!
• Đại học Cần Thơ :trung tâm phát triển công nghệ sinh học ĐBSCL
• Đến bao giờ định hình “Doanh nghiệp” làng nghề-"Thương hiệu" làng nghề ?
•  Bất thường trong xuất khẩu gạo: Gạo ngon, đem bán rẻ!
• Thanh Oai: Hiệu quả chuyển đổi 440 ha đất nông nghiệp.
• Động lực phát triển công nghiệp An Giang từ công nghiệp chế biến.

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb