Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Kinh nghiệm SX

Khu du lịch hồ Tuyền Lâm: kiểu đầu tư ăn cả lúa non !

Khu vực hồ Tuyền Lâm ở Đà Lạt có hệ sinh thái (HST) á nhiệt đới, cảnh quan tuyệt đẹp. Bên cạnh vẻ đẹp thiên nhiên như một bức tranh thủy mặc với rừng-núi-hồ-suối-thác là nét đẹp nhân văn với cộng đồng văn hóa dân tộc K’ho, Thiền Viện Trúc Lâm… Đây là nét đẹp đặc thù của Đà Lạt - Lâm Đồng. Vì vậy, việc xây dựng Tuyền Lâm thành khu du lịch sinh thái mẫu mực là điều cần làm và phải cấp bách.

Ngành du lịch muốn cạnh tranh lành mạnh, thu hút du khách, trước hết phải có sản phẩm du lịch đặc thù. Bên cạnh đó, muốn du lịch phát triển bền vững phải bảo tồn, tôn tạo HST để cả vùng sinh thái đó phát biển bền vững. Nhưng, hiện trạng khu du lịch hồ Tuyền Lâm đã và đang có những dấu hiệu không bình thường, không mang tính bền vững, đặc thù.

Đất đã xói mòn nghiêm trọng, hồ bồi lắng rất nhanh, bắt đầu ô nhiễm, gần 30 loài thú suy giảm nhanh chóng; chim cũng đã bay đi tìm “đất lành” để đậu, nhất là đàn chim nước có khi lên đến cả ngàn con, giờ không còn bao nhiêu!

Vị trí thứ 12 trong bảng xếp hạng đất ngập nước trong toàn quốc của hồ Tuyền Lâm có còn giữ được nữa không, khi sự đa dạng sinh học và tài nguyên sinh cảnh hồ bị hủy hoại dần như hiện nay? Cây rừng đã, đang và sẽ tiếp tục bị chặt phá để làm đường, xây nhà, khu vui chơi giải trí đủ kiểu, tiếng động cơ vang rền… thì làm sao có được một khu hồ - rừng tĩnh lặng, thanh bình?

Bản quy hoạch mà UBND tỉnh Lâm Đồng giới thiệu không mang tính khoa học. Giữa các dự án đã triển khai và những dự án chưa triển khai không hề có một mối liên hệ bảo tồn, bổ trợ cho nhau, mạnh ai nấy làm, vì thế tình trạng tranh chấp, gây ô nhiễm lẫn nhau là điều không tránh khỏi.

Và tình trạng này đang xé nát không gian du lịch quý giá ở đây! Đó là điều gây lo ngại cho các nhà khoa học và lãnh đạo địa phương: làm sao để vừa khai thác du lịch có hiệu quả kinh tế vừa bảo vệ, tôn tạo môi trường thiên nhiên, không để Tuyền Lâm mất đi cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên sinh vật quý giá, không để các HST bị hủy hoại. Quy hoạch du lịch là cấp thiết nhưng phải quy hoạch đúng, nếu sai, sẽ là một lỗi lầm khó sửa!

Quy hoạch du lịch phải là một luận chứng kinh tế kỹ thuật, đảm bảo các nguyên tắc kinh tế du lịch và kỹ thuật du lịch, nhất là kinh tế du lịch sinh thái tài nguyên môi trường. Cụ thể, khi vận hành du lịch ta được gì, mất gì về cả tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn? Các bước quy hoạch chưa nói rõ mốc thời gian và kết quả phải đạt được, năm nào thì làm được cái gì?

Trong quy hoạch du lịch cũng tất yếu phải nói đến lượng khách hiện tại và tương lai theo các mốc thời gian, với những dự báo khoa học chính xác, đáng tin cậy, đảm bảo quy hoạch đó sử dụng được. Bản quy hoạch này chưa đáp ứng được những điều đó.

Rừng Tuyền Lâm được Nhà nước xếp loại là “rừng văn hóa môi trường”. Đó là một điều quý báu, vừa đáng tự hào nhưng vừa phải lo ngại: Lo có giữ nổi không, khi du lịch ồ ạt, manh mún, chỉ nghiêng về thu lợi như hiện nay. Còn về hồ, việc quy hoạch cũng chưa có cơ sở, chưa phân tích đánh giá đầy đủ cái lợi, cái hại của nó đối với môi trường du lịch.

Hồ Tuyền Lâm là một hồ đa chức năng: hồ sinh thái, hồ điều hòa, hồ cấp nước và là hồ du lịch. Vì vậy, người quy hoạch và quản lý phải hết sức cân nhắc, tính toán để làm sao phát huy được khả năng tự làm sạch của nó; rồi làm thế nào để thu gom và xử lý các chất thải, để không làm ô nhiễm nước hồ; rồi việc trồng loại cây gì, mật độ ra sao để làm cây cảnh, cây bóng mát, cây rừng, chống xói mòn và tăng độ phì nhiêu cho đất, chống sạt lở bờ hồ…

Về văn hóa-nhân văn, đó phải như một nét chấm phá sinh động trong cảnh quan du lịch rừng - hồ. Người dân bản địa K’ho tham gia vào du lịch như thế nào? Những câu hát, những nghề truyền thống của họ sẽ được sử dụng như thế nào cho du lịch để tạo sự gắn kết, hòa quyện con người với sắc thái cảnh quan, nhất là quy hoạch du lịch như thế nào để nâng cao đời sống cho người dân bản địa?

Quy hoạch du lịch không thể làm theo kiểu các nhà kiến trúc làm du lịch mà phải tiếp cận theo khoa học du lịch. Để Tuyền Lâm thực sự là một khu du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng bền vững thì phải đi đúng tiến trình: Xác định mục tiêu, phân tích hiện trạng và những thách thức, từ đó, xác định nội dung của các quy hoạch, các lộ trình, các bước tiến hành.

Có như vậy mới có những dự án hợp lý trong một hệ thống liên hoàn, chặt chẽ với nhau. Phải hiểu và thực hiện được quy hoạch tổng thể toàn vùng lưu vực hồ - rừng Tuyền Lâm, sau đó mới phân khu không gian du lịch, không gian chức năng; tiếp theo là định vị các dự án, rồi mới quy hoạch từng dự án cụ thể theo diện tích, chức năng trong một hệ thống liên hoàn.

Bên cạnh đó, phải tôn trọng nguyên lý về sự tham gia của cộng đồng địa phương vào du lịch, như một mắt xích, như những thành viên trong hệ thống du lịch, từ đó phát huy truyền thống văn hóa của họ. Cách làm hiện nay là làm ngược, không khoa học: cấp phép cho nhiều dự án nhỏ rồi mới quy hoạch tổng thể. Điều này gây khó cho các nhà đầu tư cũng như nhà quản lý.

Những điều tra ban đầu đã chứng tỏ HST vùng Tuyền Lâm là HST hồ – rừng. Hai HST này quan hệ chặt chẽ với nhau. Mất hồ, rừng sẽ tiêu điều, xơ xác; mất rừng, hồ cũng không là hồ nữa như đã thấy một số hồ ở Đà Lạt đã và đang trở thành những hồ chết! Để phát huy tiềm năng du lịch bền vững của HST lưu vực hồ Tuyền Lâm, điều trước tiên là phải có các thông số về hồ: địa mạo lòng hồ, các tầng nước (phân tầng nước rất dễ xảy ra nhất là ở độ sâu trên 30m), điều tra HST thủy vực. Từ đó, quy hoạch cải tạo lòng hồ, tạo độ sâu cần thiết và nơi trú ngụ của các loài thủy sinh.

Để thực hiện được điều trên, cần phải có một đơn vị đủ năng lực làm tư vấn, tất nhiên phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng. Làm được như vậy chúng ta mới có thể có một khu du lịch Tuyền Lâm thực sự bền vững, vừa bảo vệ được tài nguyên vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cộng đồng dân cư tại chỗ.

GS.TSKH LÊ HUY BÁ
(Đại học Quốc gia TPHCM)

Nguồn:SGGP-bannhanong.vietnetnam.net (17/3/ 2006)


° Các tin khác
• Sóc Trăng: nông dân thu nhập cao từ các mô hình đa canh.
• Cần phải sáp nhập các tổng công ty lương thực.
• Cà Mau:Tôm Cà Mâu vẫn hấp dẫn ở thị trường Mỹ .
• Nông dân ĐBSCL trên xa lộ thông tin.
• Kinh nghiệm phát triển làng nghề của tỉnh Bắc Ninh.
• Cơ hội tiếp cận công nghệ quốc tế chế biến nông sản.
• Tập quán tự làm thịt gà: rào cản cho giết mổ tập trung
• Đồng bằng sông Cửu Long: hiệu quả chương trình 3G3T.
• Xuất khẩu gạo: Bán giá thấp sẽ bị chế tài!
• Bắc Ninh: Quế Võ phát triển kinh tế vườn đồi.
•  Xuất khẩu gạo: Rối vốn?
•  90% sản phẩm của trang trại phải tiêu thụ dạng thô.
• Phá vườn nhãn trồng rẫy mía !?
• Công nghệ chế biến thủy sản VN vươn tầm khu vực.
• Giải pháp “Sống chung với hạn, mặn” ở ĐBSCL.
• Đổ vốn đầu tư vào ĐBSCL:lĩnh vực nào sinh lợi cao?
• Thủy sản ĐBSCL:Bao giờ hết cảnh “đưa củi về rừng”?
• Vinacafe kiên quyết giải thể 9 doanh nghiệp.
•  Phải phát triển bền vững mới cứu hộ được “mỏ tôm” Cà Mâu !
• Trở thành "Vua hoa hồng" từ ngày 8/3.
• Nông sản hàng hóa Hà Tây bao giờ mới có thương hiệu?
• Luật định xử lý nghiêm nạn bơm chích tạp chất vào thủy sản!
• Đại học Cần Thơ :trung tâm phát triển công nghệ sinh học ĐBSCL
• Đến bao giờ định hình “Doanh nghiệp” làng nghề-"Thương hiệu" làng nghề ?
•  Bất thường trong xuất khẩu gạo: Gạo ngon, đem bán rẻ!
• Thanh Oai: Hiệu quả chuyển đổi 440 ha đất nông nghiệp.
• Động lực phát triển công nghiệp An Giang từ công nghiệp chế biến.
• Quảng Ngãi: nâng cao năng suất cây mía, chế biến đường và các sản phẩm sau đường.
• Xuất khẩu phế liệu mùn dừa lấy đô-la.
• Bước đột phá của doanh nghiệp chế biến - xuất khẩu hoa quả .

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb