Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Kinh nghiệm SX

Kinh nghiệm phát triển làng nghề của tỉnh Bắc Ninh.

Làng nghề có vai trò quan trọng trong giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội ở nông thôn như chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giải quyết việc làm tại chỗ, xoá đói giảm nghèo, khai thác được tiềm năng cũng như phát huy được lợi thế so sánh, lợi thế nhờ qui mô ở từng vùng, từng địa phương.

Tỉnh Bắc Ninh nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, lao động trong nông nghiệp là chủ yếu, chiếm 86,7% trong tổng số lao động trong toàn tỉnh. Bắc Ninh có nhiều nghề truyền thống nổi tiếng như đúc đồng, khắc gỗ, làm giấy,... Thời gian qua, tốc độ tăng trưởng công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng bình quân 23,1%. Năm 2005, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP chiếm 47,1% và trở thành động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Là một tỉnh mới được tái lập (năm 1997), nhưng GDP của Bắc Ninh luôn có bước tăng trưởng cao, với nhịp độ bình quân hàng năm đạt 12,9% ( riêng năm 2005 tăng 14,5%); giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng gấp nhiều lần so với trước khi tái lập tỉnh; cơ cấu kinh tế đang có chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá với tỷ trọng sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng từ 24,1% năm 1996 lên 47,1% năm 2005. Chất lượng đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Bắc Ninh có được kết quả như trên phần quan trọng là nhờ sự đóng góp không nhỏ của ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là từ các làng nghề.

Làng nghề có vai trò quan trọng trong giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội ở nông thôn như chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giải quyết việc làm tại chỗ, xoá đói giảm nghèo, khai thác được tiềm năng cũng như phát huy được lợi thế so sánh, lợi thế nhờ qui mô ở từng vùng, từng địa phương. Qua đó góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nói riêng.

Với nhận thức như vậy, lãnh đạo các cấp của Bắc Ninh đã tập trung coi trọng phát triển mạnh nghề và làng nghề. Nếu năm 2000, Bắc Ninh có 58 làng nghề, trong đó có 30 làng nghề truyền thống và 28 làng nghề mới, thì đến nay, số lượng làng nghề ở Bắc Ninh đã tăng lên 62. Trong những năm qua, giá trị sản xuất của các làng nghề luôn chiếm tỷ lệ cao trong giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh và chiếm khoảng 30% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh. Năm 2000 giá trị sản xuất công nghiệp của làng nghề đạt 561,3 tỷ đồng, chiếm 75% giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh và 28,3% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Năm 2002 giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh của cả tỉnh đạt 1.410,26 tỷ đồng thì giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong làng nghề đạt 1.057,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 31,5% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Năm 2003, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 4.300 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 2.368 tỷ đồng và giá trị sản xuất công nghiệp trong các làng nghề đạt 1.776 tỷ đồng (tính theo giá cố định năm 1994).

Để đạt được kết quả như trên, tỉnh Bắc Ninh đã và đang thực hiện nhiều giải pháp quan trọng như xây dựng và quản lý các cụm công nghiệp làng nghề, đa dạng hoá các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, mở rộng và phát triển đồng bộ thị trường làng nghề, nâng cao chất lượng hàng hoá của làng nghề, đào tạo phát triển nguồn nhân lực…, trong đó nổi bật là các vấn đề sau:

Thứ nhất: Xây dựng và quản lý các cụm công nghiệp làng nghề. Bắc Ninh coi việc quy hoạch tạo mặt bằng cho sản xuất ở các làng nghề là một khâu đột phá quan trọng trong phát triển làng nghề. Hình thành các khu, cụm công nghiệp làng nghề, thực chất là chuyển một phần diện tích đất canh tác nông nghiệp của chính làng nghề sang đất chuyên dùng cho sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và tạo điều kiện cho các hộ sản xuất trong các làng nghề di dời ra khu sản xuất tập trung, tách sản xuất ra khỏi khu dân cư. Theo quan điểm của tỉnh Bắc Ninh, việc làm này cần phù hợp với đặc điểm riêng của từng làng, từng nghề. Vì vậy, tỉnh Bắc Ninh có chủ trương chỉ thực hiện việc di rời đối với những khâu sản xuất đồng bộ, những công đoạn lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm. Đối với hoạt động sản xuất những chi tiết nhỏ lẻ, không ảnh hưởng đến môi trường, sức khoẻ của cộng đồng thì vẫn được sản xuất, kinh doanh ở từng hộ gia đình nhằm đảm bảo phù hợp với điều kiện và tập quán lao động của người dân trong làng nghề.

Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, vừa qua các ngành chức năng của tỉnh phối hợp với các địa phương đã tiến hành xây dựng được 21 khu công nghiệp làng nghề với tổng diện tích đất qui hoạch là 460,87 ha. Trong đó điển hình là khu công nghiệp làng nghề Châu Khê, Từ Sơn có diện tích 13,5 ha, đã thu hút 159 cơ sở sản xuất thép trong làng thực hiện di dời ra khu công nghiệp; khu công nghiệp gỗ mỹ nghệ Đồng Quang có diện tích 12,7ha, thu hút 71 công ty tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn di chuyển vào khu công nghiệp; khu công nghiệp giấy Phong Khê diện tích 12,7ha cũng đã được cấp phép xây dựng cho 22 công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty tư nhân.

Để các khu, cụm công nghiệp làng nghề được hình thành và hoạt động có hiệu quả, Bắc Ninh đã thành lập ra ban quản lý các khu công nghiệp làng nghề. Ban quản lý các khu công nghiệp làng nghề có nhiệm vụ giúp các cấp, các ngành, trước hết là Uỷ ban nhân dân cấp xã, huyện thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước đối với các khu công nghiệp làng nghề. Ban quản lý này là một đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu và mở tài khoản theo quy định hiện hành của Nhà nước. Ban quản lý các khu công nghiệp làng nghề là cơ quan trực tiếp quản lý các khu công nghiệp làng nghề, đồng thời là đầu mối phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, các tổ chức kinh tế - xã hội và Uỷ ban nhân dân các xã có khu công nghiệp làng nghề để giải quyết những vấn đề phát sinh trong việc quản lý Nhà nước đối với các khu công nghiệp làng nghề.

Ban quản lý các khu công nghiệp làng nghề chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã dưới sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của các ngành chức năng thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh. Cơ quan này là đầu mối triển khai, thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan, trực tiếp xây dựng điều lệ quản lý các khu công nghiệp làng nghề, trực tiếp triển khai qui hoạch chi tiết, được Uỷ ban nhân dân huyện uỷ quyền quản lý trước, trong và sau khi đầu tư đối với các khu công nghiệp làng nghề.

Thứ hai, vấn đề vốn cho sản xuất kinh doanh. Để giải quyết vấn đề khó khăn về vốn cho sản xuất kinh doanh của các làng nghề, Bắc Ninh đã chú trọng đến hệ thống ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Với 7 chi nhánh cấp huyện, thị của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và nhiều chi nhánh liên xã hầu hết nằm ở khu vực kinh tế phát triển (bán kính bình quân 7 km có một chi nhánh). Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh thực hiện chủ trương tất cả các dự án khả thi của các hộ sản xuất đều được Ngân hàng cho vay 70% giá trị mua sắm tài sản cố định bằng nguồn vốn vay trung hạn và hỗ trợ cho vay từ 30-50% vốn lưu động. Nhiều làng nghề được Ngân hàng cho vay đã nhanh chóng nâng cao được năng lực sản xuất, kinh doanh, có doanh thu hàng trăm tỷ đồng/năm, như làng mộc mỹ nghệ Đồng Kỵ, sắt Đa Hội… Đặc biệt, sự đầu tư của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã góp phần khôi phục làng nghề dâu tằm tơ truyền thống Vọng Nguyệt xã Tam Giang huyện Yên Phong. Nhờ được khôi phục, làng nghề này đã thu hút trên 1.000 lao động, gồm 120 xưởng sản xuất và làm ra gần 40 tấn kén/năm.

Có thể nói, chính sách của Nhà nước, của tỉnh và các điều kiện về nguồn lực… là những nhân tố cơ bản tác động tích cực tới quá trình hình thành, phát triển các làng nghề. Bắc Ninh là tỉnh đã đạt nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển làng nghề. Vì vậy, tham khảo kinh nghiệm phát triển nghề và làng nghề của tỉnh Bắc Ninh là điều cần thiết.

Nguồn:ĐCSVNOL-bannhanong.vietnetnam.net  (16/02/2006)


° Các tin khác
• Cơ hội tiếp cận công nghệ quốc tế chế biến nông sản.
• Tập quán tự làm thịt gà: rào cản cho giết mổ tập trung
• Đồng bằng sông Cửu Long: hiệu quả chương trình 3G3T.
• Xuất khẩu gạo: Bán giá thấp sẽ bị chế tài!
• Bắc Ninh: Quế Võ phát triển kinh tế vườn đồi.
•  Xuất khẩu gạo: Rối vốn?
•  90% sản phẩm của trang trại phải tiêu thụ dạng thô.
• Phá vườn nhãn trồng rẫy mía !?
• Công nghệ chế biến thủy sản VN vươn tầm khu vực.
• Giải pháp “Sống chung với hạn, mặn” ở ĐBSCL.
• Đổ vốn đầu tư vào ĐBSCL:lĩnh vực nào sinh lợi cao?
• Thủy sản ĐBSCL:Bao giờ hết cảnh “đưa củi về rừng”?
• Vinacafe kiên quyết giải thể 9 doanh nghiệp.
•  Phải phát triển bền vững mới cứu hộ được “mỏ tôm” Cà Mâu !
• Trở thành "Vua hoa hồng" từ ngày 8/3.
• Nông sản hàng hóa Hà Tây bao giờ mới có thương hiệu?
• Luật định xử lý nghiêm nạn bơm chích tạp chất vào thủy sản!
• Đại học Cần Thơ :trung tâm phát triển công nghệ sinh học ĐBSCL
• Đến bao giờ định hình “Doanh nghiệp” làng nghề-"Thương hiệu" làng nghề ?
•  Bất thường trong xuất khẩu gạo: Gạo ngon, đem bán rẻ!
• Thanh Oai: Hiệu quả chuyển đổi 440 ha đất nông nghiệp.
• Động lực phát triển công nghiệp An Giang từ công nghiệp chế biến.
• Quảng Ngãi: nâng cao năng suất cây mía, chế biến đường và các sản phẩm sau đường.
• Xuất khẩu phế liệu mùn dừa lấy đô-la.
• Bước đột phá của doanh nghiệp chế biến - xuất khẩu hoa quả .
• Điều kỳ diệu từ cây bèo tây !
• Thành tựu công nghệ sinh học các nước APEC.
• DN muốn vay tiền bằng thế chấp gạo tại kho.
• Thanh Hóa:phụ nữ nông thôn biết chăn nuôi làm giàu.
• Nhân rộng mô hình

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb