Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Kinh nghiệm SX

Sớm định hình chợ gạo đầu mối tại vựa lúa ĐBSCL.

Ý tưởng về một chợ đầu mối chuyên doanh lúa gạo tại vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long đóng vai trò là trung tâm thu mua, chế biến, xuất khẩu và thông tin về thị trường lương thực đã được chính quyền các tỉnh trong khu vực bàn bạc và lựa chọn, cốt sao giúp nông dân tiếp cận thị trường trực tiếp nhất và nhanh nhất. Vấn đề đặt ra là địa điểm xây dựng chợ đầu mối, năng lực sản xuất-kinh doanh và khả năng thích ứng của các thành phần kinh tế trên lĩnh vực chế biến và xuất khẩu gạo.

Thốt Nốt, năng động trong thu mua và chế biến gạo xuất khẩu.

Trong lúc các địa phương khác chỉ mới thiên về sản xuất lúa, chứ chưa chú ý nhiều đến khâu chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hóa, huyện Thốt Nốt-Cần Thơ đã chú tâm vào phát triển ngành nghề công nghiệp xay xát và lau bóng gạo phục vụ cho xuất khẩu. Các cơ sở xay xát, lau bóng gạo xuất khẩu tại Thốt Nốt đóng góp trực tiếp vào việc giảm áp lực tồn đọng nông sản hàng hóa tại ĐBSCL mỗi khi vào vụ thu hoạch rộ, vào thời điểm lũ lụt hàng năm, là nơi tập kết lúa hàng hóa từ thương lái để chế biến và xuất khẩu gạo với số lượng lớn thông qua cảng Cần Thơ, cảng Sài Gòn. Trong nhiều năm liền, các cơ sở chế biến gạo xuất khẩu tại Thốt Nốt cung ứng cho xuất khẩu từ 400.000 đến 800.000 tấn. Năm 2003, ước tính 30% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước được cung ứng từ Thốt Nốt. Năm 2005, diện tích Thốt Nốt hẹp lại do chia tách huyện và điều chỉnh địa giới hành chính, sản xuất lương thực đạt 140.000 tấn nhưng chế biến gạo xuất khẩu được 500.000 tấn, gấp 3,5 lần so với lượng lúa làm ra tại địa phương.

Tại Thốt Nốt hiện có 93 cơ sở xay xát và lau bóng gạo xuất khẩu, trong đó 55 cơ sở xay xát và 38 cơ sở lau bóng gạo, tập trung chủ yếu tại xã Thới Thuận. Phần lớn các cơ sở xay xát gạo với công nghệ trung bình, công suất từ 2-400 tấn/h, vốn đầu tư mỗi cơ sở từ vài chục triệu đồng đến cao nhất là nửa tỷ đồng, trong lúc các cơ sở lau bóng gạo được trang bị công nghệ hiện đại, công suất thiết kế từ 5-10 tấn/h, vốn đầu tư của mỗi cơ sở từ 1 đến 12 tỷ đồng. Cạnh tranh về giá cả, phương thức thanh toán giản tiện, chữ tín trong khâu thu mua lúa tại Thốt Nốt khá sôi động, nhờ vậy các thành phần kinh tế hoạt động trên lĩnh vực thu mua và chế biến lương thực tự điều chỉnh mình theo hướng năng động, bắt kịp thông tin giá cả của thị trường xuất khẩu gạo thế giới. Cán bộ Phòng Kinh tế huyện cho biết số doanh nghiệp kinh doanh và chế biến gạo lỗ lã phải dẹp tiệm cũng không ít, không ngoài những lý do công nghệ lạc hậu nên chất lượng gạo thấp, vốn lưu động không nhiều, nhằm thời điểm hút hàng thì doanh nghiệp nào cũng tự phá giá để thu gom lúa.

Ngoài vấn đề Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm, đóng vai trò là thành phố động lực của ĐBSCL, tạo đà cho phát triển công nghiệp chế biến nông sản và đầu mối dịch vụ-thương mại-xuất khẩu cho cả vùng, huyện Thốt Nốt có đường bộ và đường thủy giáp với các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang nên là địa bàn khá lý tưởng để thu hút lượng lúa hàng hóa dồi dào của các tỉnh bạn thông qua các doanh nghiệp kinh doanh lương thực và hệ thống thương lái. Hệ thống sông, kênh, quốc lộ và đất đai thoáng đãng là điều kiện để các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh Cần Thơ đến Thốt Nốt đầu tư xây dựng các nhà máy xay xát và chế biến gạo cung ứng cho xuất khẩu. Từ tự phát bung ra làm ăn đến phát triển quy mô trên lĩnh vực thu mua và chế biến gạo phục vụ cho xuất khẩu, Thốt Nốt đã trở thành một chợ gạo đầu mối mang tầm vóc khu vực. Hoạt động thu gom lúa, trữ gạo trong kho chờ giá lên khá phổ biến tại Thốt Nốt. Vấn đề đặt ra là từng doanh nghiệp tự bươn, tự tìm kiếm thị trường, đầu mối xuất khẩu nên phát sinh nhiều chi phí, cùng với thiếu thông tin về thị trường lúa gạo nên chịu thiệt cuối cùng là nông dân, số lượng gạo xuất khẩu của từng doanh nghiệp xé lẻ, không tập trung. Thực tiễn trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và chế biến gạo tại Thốt Nốt đặt ra vấn đề là phải thiết lập chợ chuyên doanh lúa gạo- trung tâm điều phối để người mua, người bán, người sản xuất, người cung ứng dịch vụ gặp nhau để thực hiện việc thu mua, bảo quản, chế biến, dự trữ, xuất khẩu gạo với khối lượng lớn. Trước nhu cầu phát triển và hội nhập quốc tế hoạt động sản xuất-kinh doanh lúa gạo đòi hỏi phải được nâng lên ở tầm mức cao hơn.

Tính khả thi của chợ đầu mối chuyên doanh lúa gạo cấp khu vực.

Ngã ba Lộ Tẻ thuộc xã Thới Thuận, huyện Thốt Nốt được chọn làm vị trí xây dựng chợ chuyên doanh lúa gạo cấp khu vực với quy mô 20ha, tổng kinh phí khoảng 100 tỷ đồng. Chợ gạo đầu mối này cách thành phố Cần Thơ khoảng 45km, cách thành phố Long Xuyên-tỉnh An Giang khoảng 10km, gần với huyện Thốt Nốt và Ô Môn là hai huyện có năng suất và sản lượng lúa thuộc loại cao nhất cả nước với nhiều nông trường lúa như Nông trường sông Hậu, Nông trường Cờ Đỏ, các tỉnh Kiên Giang, An Giang, và Cần Thơ liên hệ giao thương đều phải qua khu vực này. Một mặt của chợ gạo giáp sông Hậu, sông Cái Sắn rất thuận tiện cho giao thông đường thủy đi các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp và có thể làm cảng sông để xuất nhập nguyên vật liệu. Đáng chú ý, khu vực chợ gạo nằm tiếp giáp với khu công nghiệp Thốt Nốt đang được tập trung xây dựng quy mô 150ha, với hành chục nhà máy xay xát, chế biến lương thực, thực phẩm…hoàn toàn có thể gắn kết các nhà máy và xí nghiệp này thành vệ tinh của chợ chuyên doanh lúa gạo. Vị trí và địa điểm xây dựng chợ gạo mang tính khả thi cao về nguồn cung ứng nguyên liệu, đáp ứng nguyện vọng của nông dân vùng ngập lũ sông Cửu Long về nhu cầu tiêu thụ lượng lúa hàng hóa trong mùa lũ. Kho trữ lúa tại chợ gạo sẽ giúp nông dân gửi lúa vào thời điểm thu hoạch rộ nên giá lúa thường giảm.

Sở Thương mại Cần Thơ xác định mô hình hoạt động của chợ chuyên doanh lúa gạo là nơi gặp gỡ trực tiếp giữa người trồng lúa và người mua lúa gạo, với chức năng trung gian tổ chức các cuộc gặp gỡ, trao đổi, mua bán, kể cả việc tổ chức đấu giá khi cần thiết. Cơ chế hoạt động của chợ đầu mối chuyên doanh lúa gạo đơn giản, linh hoạt, thông thoáng. Mọi thành phần kinh tế đều có thể kinh doanh tại chợ và sẽ được tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để đạt mục đích cuối cùng là có thể tiêu thụ hết lượng lúa hàng hóa trong dân, bảo đảm người dân bán được lúa với giá cả hợp lý nhất, đồng thời đáp ứng yêu cầu về chất lượng, chủng loại và giá cả đối với người mua. Về phương thức hoạt động, chợ chuyên doanh lúa gạo tập trung thông tin quảng cáo với những chính sách ưu đãi thu hút nông dân mang lúa đến bán, đồng thời giới thiệu thương nhân đến mua lúa để có sự cạnh tranh về giá cả nhằm có lợi cho người trồng lúa. Chợ gạo bố trí mặt bằng thuận lợi để lên xuống lúa từ các phương tiện vận chuyển, bố trí khu vực phơi, sấy để bảo quản tốt chất lượng lúa gạo. Lúa vận chuyển đến từ bờ kênh có thể chuyển lên trực tiếp sân phơi lúa trước khi nhập kho. Chợ gạo nhận làm thủ tục và thanh toán tiền bán lúa cho nông dân, nhận ký gửi lúa hàng hóa để nông dân vay tiền ngân hàng, giá cả tại chợ được cung cấp kịp thời, chính xác, công khai theo giá thị trường trong từng thời điểm. Điểm ưu thế của chợ đầu mối chuyên doanh lúa gạo là đa dạng hóa các loại hình kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp. Ngoài lúa gạo là mặt hàng chính giao dịch, các doanh nghiệp thông qua chợ chuyên doanh lúa gạo sẽ chào bán các mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp như như vật tư nông nghiệp, phân bón, thuốn trừ sâu, cây giống, hạt giống… với giá cả và chất lượng mang tính cầu chứng. Qua đó, chợ chuyên doanh lúa gạo còn làm dịch vụ tư vấn khách hàng, tư vấn cho nông dân các vấn đề liên quan đến giống cây trồng, chăm sóc bảo quản, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu...

Khởi công từ năm 2003, các đơn vị thi công đang triển khai phần làm đường dẫn và san lấp mặt bằng chợ chuyên doanh lúa gạo. Công trình này bao gồm các hạng mục như cửa hàng trưng bày và bán sản phẩm, văn phòng giao dịch, trung tâm thông tin, trạm thu mua, văn phòng đại diện và chi nhánh ngân hàng, sân phơi lúa, nhà máy xay xát, lau bóng, kho thành phẩm, kho nguyên liệu, kho cho dân gửi lúa, nhà máy sấy lúa, bãi chứa trấu, si-lô, bãi đậu xe ô tô, bờ kè dọc sông Hậu và một đoạn kênh đào với tổng chiều dài là 556 mét, bến tàu với bốn cầu tàu phục vụ cho việc nhập xuất hàng hóa bằng đường thủy… Đáng chú ý, kho chứa lúa dân gửi tại chợ với diện tích hơn 21.000m2 có thể chứa khoảng 40 ngàn tấn lúa, sân phơi lúa với diện tích hơn 85.000m2, trang bị tám dây chuyền lau bóng gạo hiện đại với tổng vốn là bốn tỷ đồng. Hệ thống kho trữ lúa và phơi sấy sẽ giúp nông dân gửi hàng khi lúa rớt giá vào thời điểm thu hoạch đông ken, đồng thời giúp chợ gạo có thêm chức năng dự trữ lương thực khi cần thiết. Ngay từ bây giờ, chợ chuyên doanh lúa gạo cần đi sâu vào công tác tiếp thị, tập hợp và lựa chọn những kênh thông tin thương mại nhanh nhạy về thị trường lúa gạo khẳng định vai trò đầu mối thông tin về mặt hàng này, giúp nông dân tiếp cận thị trường một cách nhanh nhất và có những quyết định hợp lý với sản phẩm do chính mình làm ra.

Chắc chắn khi hình thành và đi vào hoạt động, chợ chuyên doanh lúa gạo Thốt Nốt sẽ trở thành một trung tâm cung ứng gạo, một chợ gạo, chợ nông sản sôi động giữ vai trò đầu mối tại vựa lúa đất “Chín Rồng”.

Nguồn: Nhân Dân-bannhanong.vietnetnam.net (2/3/2006)


° Các tin khác
• Bao giờ chấm dứt vòng lẩn quẩn rớt giá-hút hàng nông,thủy sản ĐBSCL?
• 54 công ty Việt Nam tiếp tục theo vụ kiện bán phá giá tôm.
• Câu lạc bộ giống lúa: xu thế thương mại lúa giống ĐBSCL.
• Thu hồi đất
• Câu lạc bộ cây sầu riêng Đồng Nai :chỗ dựa của nông dân.
• Chuyện “Nữ hòang gừng” ở Kon Tum
• Kinh nghiệm thâm canh cây màu ở vụ xuân.
• An Giang:Quyết định 80 của Chính phủ đã thực thi hiệu quả.
• Hành trình của những cánh đồng trăm triệu.
• Nông dân ĐBSH thời...
• Giá đường thế giới tăng cao: Cơ hội để sắp xếp lại vùng nguyên liệu!
• ĐBSCL: "Chúa cổm trái dừa khô"
• Kiên Giang xuất khẩu ồ ạt trái dừa khô.
• Một cách chuyển đổi cây trồng hiệu quả.
• Nghị định 17/2006/NĐ-CP của Chính phủ-người dân có đất được lợi gì?
• Nhịp cầu nhà nông:“Kinh nghiệm nhà nông giỏi”
• Bảo hộ nước mắm Phú Quốc tại châu Âu.
• Đến lúc xây dựng thương hiệu
• ĐBSCL:Tỷ phú cá tra Nguyễn Phước Dư.
• Thái Bình:Thái Thụy tạo bước đột phá trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
• Thanh Hóa:Hiệu quả xây dựng mô hình nông lâm kết hợp ở Bá Thước.
• Làng nông dân triệu phú.
• Huyện Càng Long -Trà Vinh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi để phát triển.
• Ngành chế biến gỗ xuất khẩu VN trước nguy cơ bị kiện chống bán phá giá.
• Nông dân VN đang đối mặt với thất nghiệp!
• Thị trường gạo cao cấp: Gạo nội thua trên sân nhà!
• Phú Thọ: câu lạc bộ chè sạch xã Gia Điền chỗ dựa của nông hộ.
• Bình Phước: biến vùng đất hoang thành cánh đồng thu nhập trên 100 triệu đồng/ha.
• Khuyến nông - cầu nối đưa khoa học, kỹ thuật đến với nông dân Hòa Bình.
• An Giang: áp dụng biện pháp tiết kiệm nước tưới cho lúa.

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb