Thanh Hóa:Hiệu quả xây dựng mô hình nông lâm kết hợp ở Bá Thước.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát
triển kinh tế trung du miền núi, tỉnh Thanh Hoá đã đầu tư về lâm nghiệp thông
qua các dự án đã tăng thêm diện tích có rừng, nâng cao độ che phủ của rừng và
chất lượng rừng góp phần tăng thu nhập, từng bước ổn định đời sống cho hộ gia
đình tham gia dự án..
Bá Thước là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hoá,
cách trung tâm thành phố 120 km. Với 77.722,8 ha diện tích đất tự nhiên, trong
đó có 43.028 ha diện tích đất lâm nghiệp.
Đời sống kinh tế xã hội của đồng bào các dân tộc trong huyện
những năm gần đây đã có chuyển biến, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn và phát triển
chậm, số hộ đói nghèo còn nhiều. Phát triển lâm nghiệp là phát triển xã hội, xây
dựng nghề rừng nhân dân, lấy hộ gia đình làm đơn vị trực tiếp tự chủ sản xuất
kinh doanh trên diện tích được nhà nước giao.Các dự án hnằm mục tiêu
quản lý và bảo vệ rừng hiện có, đẩy mạnh trồng rừng, phủ xanh đất trồng đồi núi
trọc với cơ cấu cây lâm nghiệp, cây ăn quả, sản xuất nông lâm kết hợp, lấy ngắn
nuôi dài, nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích canh tác với hệ thống
canh tác bền vững trên đất dốc.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế
trung du miền núi, tỉnh Thanh Hoá đã đầu tư về lâm nghiệp thông qua các dự án đã
tăng thêm diện tích có rừng, nâng cao độ che phủ của rừng và chất lượng rừng góp
phần tăng thu nhập, từng bước ổn định đời sống cho hộ gia đình tham gia dự án,
góp phần xóa đói giảm nghèo; đồng thời tạo việc làm cho nhiều hộ gia đình, nâng
cao dân trí, giảm dần các tệ nạn xã hội, đảm bảo trật tự an toàn trên địa bàn.
Được sự quan tâm của Trung tâm khuyến nông Quốc gia, Sở nông nghiệp và phát
triển nông thôn Thanh Hoá. Trung tâm Khuyến nông đã xây dựng mô hình "Trồng rừng
lát Mêxico - nông lâm kết hợp" tại xã Ban Công.
Khi triển khai thực hiện mô hình bước đầu cũng còn gặp một số
khó khăn, tuy nhiên được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo và giúp đỡ sâu sát thường
xuyên của Trung tâm khuyến nông, sự lãnh đạo trực tiếp của UBND huyện, trạm
khuyến nông, mà đặc biệt là sự tham gia nhiệt tình của cả cộng đồng.
Đến nay, cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, qua mô hình đã
có trên 100 lượt người được tham dự các lớp tập huấn kỹ thuật, ngoài ra các hộ
còn được tham quan các mô hình trong và ngoài tỉnh, cùng nhau học tập, trao đổi
kinh nghiệm sản xuất cây rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao ngay tại hiện
trường.
Mô hình đã trở thành động lực góp phần thay đổi cách nghĩ, cách
làm của người dân, thay đổi tập quán canh tác cũ chuyển sang phương thức nông
lâm kết hợp góp phần thúc đẩy sản xuất cộng đồng của các thôn, bản phát triển
lâm nghiệp xã hội. Qua đây người dân đã nhận thức được một điều là: Muốn làm
giàu ngoài việc đẩy mạnh thâm canh cây lúa, cây màu giải quyết lương thực đủ ăn
mà phải tập trung đẩy mạnh sản xuất kinh doanh trên đất rừng bằng cơ cấu cây
trồng hợp lý, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để xây dựng các mô hình vườn rừng,
trại rừng, xây dựng hệ thống canh tác bền vững trên đất dốc, thực hiện nông lâm
kết hợp... một cách có hiệu quả.
Chính vì vậy, để đáp ứng nguyện vọng tha thiết của nông dân là
"Làm thế nào trên đất đồi núi để giàu có được", mong được các cấp, các ngành
quan tâm hơn nữa để mô hình nông lâm kết hợp được ra nhân rộng và tiếp tục được
thực hiện trong những năm tiếp theo.
Nguồn: KN Thanh Hóa-bannhanong.vietnetnam.net
(23/2/2006)
|