Quy trình kỷ thuật nuơi tằm lấy kén ươm
I. Dụng cụ nuôi tằm, nhà nuôi tằm và các bước chuẩnbị trước lúc
nuơi tằm:
1. Để nuôi một hộp tằm 20g trứng cần phải có:

- Ruộng dâu được chăm sóc tốt: 3.000 - 4.000 m2
- Nong có đường kính 1,2 m: 30 cái
- Né lớn: 30 cái
- Đũi đôi 8 tầng: 2 cái
(hoặc đũi đơn 8 tầng): 4 cái
- Bát đặt ở chân đũi để chống kiến: 20 cái
- Cũi nuôi tằm con 8 tầng: 1 cái
- Khay nuôi tằm con (trong cũi): 8 cái (70x80 cm)
- Giấy nến hoặc pô-li-me đục lỗ nhỏ: 8 tờ (70x80 cm)
- Nhiệt ẩm kế 01 cái
- Gùi để hái dâu và đựng dâu: 03 cái
- Lò than: 2-3 cái
- Dao, thớt dành riêng để hái dâu: 01 bộ
- lông cánh gà trống: 4-5 cái
- Giá xoay để nong: 01 cái
- Bình bơm loại 4 lít: 01 cái
- Lưới thay phân cho tằm: 8 cái (0,5x0,5 cm).
16 cái (1x1 cm)
60 cái (2x2 cm)
- khay đựng vôi đặt ở cửa ra vào: 1 cái
- Xô có nắp đựng vôi bột và tằm loại: 1 cái
- Thuốc tăng trọng PVM: 14 gói
- Clorua vôi 2-3%: 10 gói (1 kg)
- Rây bằng lưới ni lông nhỏ: 1 cái
- Phoóc môn nguyên chất (36%): 3 lít
- Bi 58: 1 hộp 10 ống
- Than củi: 30-50 kg
- Vôi bột nhẹ: 2 kg
- Đá vôi chín: 3 kg
- Giấy băng tằm (giấy báo): 4 tờ
2. Nhà nuôi tằm tốt nhất là nhà xây chuyên dùng: có nhiều cửa
sổ để điều chỉnh ánh sáng, có cửa thông gió trên trần, có cửa lùa và hệ thống
thoát nước ở chân tường. Nhà nuôi tằm cần có phòng nuôi tằm con, phòng nuôi tằm
lớn (12m2), phòng lên né (6 - 8m2), phòng bảo quản dâu.
Nếu điều kiện khó khăn phải nuôi tằm trong nhà ở, cần chọn
phòng thoáng mát. Các nhà bằng gỗ hoặc vách đất phải có mái che nắng, sương phía
ngoài quanh phòng nuôi tằm.
3. Cứ sau mỗi lứa nuôi phải làm vệ sinh, sát trùng buồng nuôi
tằm và dụng cụ nuôi tằm.
- Ngày thứ 8 trước ngày băng tằm: quét dọn nhà nuôi tằm, dụng
cụ.
- Ngày thứ 7 trước ngày băng tằm: rửa nhà, giặt các dụng cụ,
phun thuốc sát trùng quanh nhà, phơi nắng các dụng cụ.
- Ngày thứ 6 trước ngày băng tằm: xử lý nhà nuôi tằm bằng phoóc
môn 2% (0,5 lít thuốc cho 1 bình xịt 8 lít) lượng 200 cc cho 1m2 (kể cả nền,
trần và tường); phơi nắng các dụng cụ.
- Ngày thứ 5 trước ngày băng tằm: xử lý dụng cụ trong bể hoặc
trong bao ni lông hay vải bạt ở ngoài trời.
- Ngày thứ 4 trước ngày băng tằm: mở cửa, cửa sổ nhà nuôi tằm,
giặt và phơi nắng các dụng cụ.
- Ngày thứ 3 trước ngày băng tằm: Đưa dụng cụ vào nhà tằm xử lý
toàn bộ bằng cách xông hơi: dùng hai ống sữa bò phoóc-môn trộn với 1 ống sữa bò
nước vôi 5% cho vào thau nhôm đặt lên lò than trong nhà nuôi tằm. đóng kín các
cửa và dán kín tất cả các khe hở ở cửa. Phun phoóc-môn quanh buồng tằm.
- Ngày thứ 2 trước băng tằm: mở cửa thông gió buồng tằm.
- ngày thứ 1 trướ ngày băng tằm: chuẩn bị băng tằm.
4. Trong quá trình xử lý bằng hóa chất phải đeo găng tay, mang
mặt nạ phòng độc, mặc quần áo bảo hộ và đi ủng bảo hộ. Sau khi phun thuốc trong
nhà tằm, phải đóng kín hết mọi cửa và dùng giấy dán kín các kẽ cửa sổ, cửa ra
vào, cửa thông hơi và cửa lùa.
5. Nếu nuôi tằm trong nhà ở, không xử ký được bằng phoóc-môn,
phải dùng clorua vôi 3% rắc, rửa nhiều lần. Còn các dụng cụ phải xử lý ngoài
trời làm như ở điều 3.
6. Tất cả các dụng cụ nuôi tằm, hái dâu đều phải được xử lý.
Riêng né tằm trước lúc giặt phải hơ né lên trên ngọn lửa để thui sạch tơ gốc còn
lại trên né.
II. ẤP TRỨNG TẰM
7. khi nhân trứng tằm cần phải biết ngày nở chính xác. Trứng
tằm đa hệ sau khi đẻ; trứng tằm lưỡng hệ sau khi xử lý axít hoặc rút khỏi nhà
lạnh 10 ngày để trong điều kiện 25-280c, ẩm độ 75 - 85% sẽ nở. trong suốt hời
gian đó yêu cầu ngoại cảnh của trứng như sau (bảng 1).
8. Trong quy trình ấp trứng, phải thường xuyên kiểm tra sự phát
dục của trứng, thường vào ngày thứ 7-8, trứng bắt đầu ghim: trên bề mặt của
trứng xuất hiện một chấm nhỏ màu đen (màu của đầu phôi đã già), phải gói kín hộp
trứng bỏ vào các ngăn tủ kín, sạch để ngày hôm sau băng.
Gói trứng bằng giấy sạch đã được xử lý. tuyệt đối không được
dùng giấy đã gói thuốc lào hoặc thuốc lá để gói trứng tằm.
III. BĂNG TẰM
9. Ngày tằm nở, từ 5 giờ sáng, rải trứng thành một lớp mỏng
trên giấy sạch trong khay băng tằm rồi chiếu sáng trứng bằng ngọn đèn điện 60
wat hoặc 3-4 ngọn đèn dầu lớn. Mùa hè nhiệt độ thích hợp, có thể chiếu sáng
trứng bằng ánh nắng xuyên qua cửa sổ. Những tháng nhiệt độ thấp, trong phòng cần
có 1-2 lò than để đảm bảo nhiệt độ cần thiết cho trứng nở.
10. Sau khi chiếu sáng trứng, làm vệ sinh dao thớt bằng cách hơ
trên ngọn lửa đèn cồn hoặc bếp điện hay lò than. Chuẩn bị lưới băng tằm và lá
dâu băng tằm.
11. Lá dâu băng tằm là lá thứ nhất dưới lá tối đại quang (lá
được hưởng ánh sáng nhiều nhất). Cách xác định lá tối đại quang như sau: dùng
tay nắm một số lá phía trên cây dâu, lá có mút lá cao hơn búp dâu là lá tối đại
quang. Lá phía dưới lá tối đại quang là lá còn mền mại màu xanh nhạt nhưng đã
thuần thục về sinh lý. Phải dùng móng tay bấm đứt ngang cuống lá để tránh gẫy
đọt dâu.
12. Thời gian băng tằm tốt nhất từ 9-11 giờ sáng. Trong khoảng
thời gian này, khi thấy tằm nở đều mới thái dâu để băng tằm. Dâu tằm con phải
thái ngọt từng lát một, không cứa nhiều nhát để tránh dập nát.
13. Trường hợp không có lưới băng tằm, thái dâu theo kiểu sợi
thuốc lát: xếp lá dâu thành chồng, cuộn tròn chặt lại rồi thái ngang lá. Trường
hợp có lưới băng tằm, thái dâu hình vuông 0,5 x 0,5 cm: xếp lá dâu thành chồng
rồi thái ngang sao cho các lát thái nằm nguyên trên thớt. Dùng một lá dâu khác
gói dọc các sợi dâu vừa thái rồi thái vuông góc với lát thái trước.
14. Trước khi rắc dâu cho tằm, dùng lông cánh gà quét những con
tằm bò ra xung quanh vào cho gọn. Xóc đều dâu rồi rắc cho tằm ăn.
15. nếu không có lưới băng tằm, rắc các sợi dâu đã thái lên tằm
kiến. Sau 40 phút đến 1 giờ, lúc tằm đã lên hết trên dâu, dùng tay hoặc dùng đũa
lồng xuống dưới búp dâu, nhẹ nhàng tách dâu và tằm khỏi vỏ trứng đưa chúng sang
giấy sạch trong khay khác. Cho tằm ăn bữa thứ hai rồi đậy bằng giấy nến hoặc
giấy ni lông có đục lỗ nhỏ.
16. Nếu có lưới băng tằm, sau khi đã quét gọn tằm vào, trải 1
hoặc 2 lưới chồng lên lớp tằm. Rắc dâu lên lưới sau 40 phút đến 1 giờ, khi tằm
đã lên hết trên dâu, nâng một tấm lưới cùng dâu và tằm qua giấy sạch trong khay
mới và làm tiếp như ở điều 15.
17. Tằm sau khi băng được nuôi trong cũi nuôi tằm con. Chân cũi
phải đặt trong các bát chống kiến. Cũng có thể dùng mỡ cơ khí bôi vùng quanh
chân cũi, hay dùng giẻ ngâm nhớt cũ cột quanh chân cũi để ngăn kiến. phải thường
xuyên kiểm tra và đảm bảo cho nước không cạn hoặc không bị lá dâu, rác rơi vào
tạo thành cầu cho kiến, không để mỡ cơ khí hoặc nhới bị khô.
18. Sau khi băng tằm, nếu lượng trứng chưa nở còn cao (25-30%),
phải gói lại cho vào buồng ấp trứng để tối rồi băng vào sáng hôm sau. Không nên
băng tằm vào buổi chiều. Nếu tỷ lệ trứng chưa nở còn ít (10-15%) nên đốt bỏ
luôn.
IV. CHĂM SÓC TẰM TRONG QUÁ TRÌNH NUÔI
19. Trong quá trình nuôi tằm, tuỳ theo loại tằm, phải đảm bảo
điều kiện ngoại cảnh và thức ăn phù hợp như ở bảng 2.
A. Kiểm tra và các biện pháp bảo đảm điều kiện sinh thái phù
hợp cho tằm
20. Phải thường xuyên kiểm tra trên ôn ẩm kế về nhiệt độ và ẩm
độ trong buồng tằm. Nhiệt độ buồng tằm được đọc ngay trên cột nhiệt độ khô
(nhiệt kế không tiếp xúc với nước).
Để đọc ẩm độ không khí, trước hết phải xoay trục giữa sao cho
số thứ tự trên vòng trục đúng bằng hiệu số của nhiệt độ khô với nhiệt độ ướt nằm
vào giữa rãnh hở. Chiếu từ đỉnh cột rượu nhiệt độ ướt qua rãnh, sẽ đọc được độ
ẩm trên rãnh giữa (xem nhiệt ẩm kế)
21. Khi nhiệt độ trong buồng tằm thấp, phải đốt lò để đảm bảo
nhiệt độ cần thiết cho tằm. Nên đốt 2-3 lò rải đều để đảm bảo cho độ ẩm của mọi
nơi trong phòng phải ngang nhau.
Khi nhiệt độ trong buồng tằm cao, phải mở cửa sổ, cửa thông hơi
làm thông thoáng cho tằm. Các vùng thường có gió Lào nóng thì ngược lại phải
đóng cửa và dùng quạt để làm mát buồng tằm.
22. Trong trường hợp ẩm độ cao, phải dùng vôi bột rắc lên nền
nhà hoặc dùng đá vôi nấu chín rải vào các góc phòng nuôi, dưới đũi nuôi tằm.
Hàng ngày dùng vôi bột nhỏ rắc lên nong tằm vào buổi sáng và buổi chiều tối.
Khi ẩm độ quá thấp, nên dùng máy phun ẩm phun trong khoảng
20-30 phút. Nếu không có máy, phải dùng các bao tải hoặc vải dầu thấm ẩm treo ở
tường và các góc nhà. Không được đổ nhiều nước lên sàn nhà mà chỉ dùng giẻ ướt
lau nền nhà.
23. Trước và sau các cơn giông, trời oi nóng là điều kiện cho
bệnh virut trong dâu phát triển. Phải dùng quạt để làm thông thoáng buồng tằm.
Cũng có thể dùng biện pháp lửa bùng: dùng các nắm rơm khô đốt cho cháy bùng
nhanh để làm lưu thông không khí.
24. Trong suốt quá trình nuôi, phải luôn đảm bảo cho buồng tằm
có ánh sáng đầy đủ và vừa phải. Thời gian có ánh sáng cần thiết cho tằm lưỡng hệ
là 17-18 giờ/ngày, cho tằm đa hệ là 12-13 giờ/ngày.
B. Thức ăn cho tằm, cách bảo quản, cho tằm ăn
25. Lá dâu làm thức ăn cho tằm, phải có độ thuần thục phù hợp
cho từng tuổi tằm. Tính từ sau lá tối đại quang trở xuống thì:
- Cho tằm tuổi 1 ăn lá thứ 1-2
- Cho tằm tuổi 2 ăn lá thứ 3-4
- Cho tằm tuổi 3 ăn lá thứ 5-6
- Cho tằm tuổi 4 ăn lá thứ 7-9 (lá bánh tẻ).
- Cho tằm tuổi 5 ăn từ lá thứ 9 trở xuống (lá thuần thục)
Lúc hái lá cho tằm tuổi nhỏ (1-3) phải dùng móng tay bấm ngang
cuống. Không được tước lá vì sẽ làm gẫy ngọn cây. Lá phải tươi không bị bệnh.
26. Thức ăn của tằm con được bảo quản
trong các túi ni lon lớn đã được khử trùng. Trước khi cho tằm ăn, lá dâu được bỏ
ra mẹt, xóc đều để khoảng 15 phút cho ráo rồi mới thái và cho
ăn.
Lá dâu tằm lớn phải hái sao cho đủ ăn
trong ngày và 1-2 bữa của ngày hôm sau. Lá được bảo quản trong phòng đã được khử
trùng. Khi lá nhiều phải đánh thành từng luống nhỏ và đậy bằng nilong. Cứ sau 4
giờ phải đảo dâu một lần và kết hợp phun nước nếu dâu bị khô. Nói chung kiểm tra
thấy dâu bị nóng phải đảo lại.
27. Trước khi cho tằm ăn phải kiểm
tra nong tằm, dùng đũa gắp bỏ các con tằm bị bệnh, tằm chết, tằm kẹ cho vào xô
đựng vôi. Dàn đều tằm. Rửa sạch tay rồi rắc đều dâu lên nong. Tốt nhất cho
tằm ăn 4 bữa vào các giờ cố định trong ngày: 6, 11, 16 và 22 giờ. Tằm tuổi nhỏ,
nếu có điều kiện nên cho ăn thêm 1 bữa vào lúc 2 giờ sáng. Vùng nóng khô cho ăn
6-7 bữa, vùng cao nguyên 4-5 bữa/ngày.
Ban đêm, buồng tằm và quanh hành lang
phải tắt hết đèn. Khi cho tằm ăn mới bật đèn và cho ăn xong phải tắt
đèn.
28. Trường hợp trứng nở trong 2 ngày,
cần tăng bữa ăn của tằm tuổi nhỏ nở ngày sau để thúc cho chúng phải dục kịp tằm
nở ngày trước. Trong điều kiện trời lạnh, có thể tăng nhiệt độ thêm 1-20C cho
tằm nở ngày sau.
29. Lúc tằm chớm ngủ, nếu cho
ăn đúng cách sẽ có tác dụng làm tằm ngủ đều. Khi chuẩn bị ngủ, tằm có giai đoạn
ngơi dâu (nằm nghỉ, không ăn), sau đó đầu ngẩng cao dần, miệng và mắt kép nhỏ
dần và có mầu đen đậm (là lúc tằm chớm ngủ). Khi tằm chớm ngủ trên nong tằm
thường có các hiện tượng sau: một số tằm nằm im trên lưng con khác, ở tằm con có
nhiều con tằm dính các hạt phân trên da. Lúc này thái dâu nhỏ và cứ sau 2 giờ
rắc một lượng mỏng cho tằm, lượng dâu lần sau rắc mỏng hơn lần
trước.
Khi tằm đã ngủ say (tằm nằm im,
ngẩng cao đầu, phần miệng, mắt kép mhỏ, mầu đen nhánh và nhìn trực diện có mầu
tam giác cân) trên 95% phải cắt dâu (không cho tằm ăn
nữa).
30. Trong khi tằm ngủ, phải đảm bảo
buồng tằm yên tĩnh, ánh sáng yếu. Lúc kiểm tra bắt tằm ngủ muộn hoặc tằm trốn
ngủ (tằm lội) Phải hết sức nhẹ nhàng.
Trường hợp trời lạnh và khô hanh, sau
khi tằm ngủ say 7-8 giờ nên đặt một lò than cùng một ấm nước sôi để tăng ẩm độ
(khoảng 3-5%) và tăng nhiệt độ (khoáng 1-1,5oC) cho tằm dễ lột
xác.
31. Bữa ăn đầu tiên sau khi tằm dậy
cũng quyết định sự đồng đều của nong tằm. Khi tằm đã dậy nên để cho tằm cứng cáp
(khe miệng hai mảnh bên đầu đã có mầu nâu rõ) mới cho tằm ăn. Lá dâu cho tằm ăn
lúc này phải có độ thuần thục tương đương lá cho tằm ăn tuổi
trước.
32. Tằm ngủ 4 dậy 5, phải dùng lưới
để hốt bỏ tằm ngủ quá sớm hoặc quá muộn đi: khi tằm đã ngủ trên 95%, trải một
lưới thay phân lên nong tằm (lưới mềm, sợi nhỏ), rồi rắc cho tằm một lượt dâu
cuối cùng. Tằm chưa ngủ sẽ bò qua lưới rồi ngủ trên dâu. Khi số tằm ngủ quá sớm
dậy sẽ bò qua lưới lên lớp dâu trên cùng để tìm ăn. Nhấc lưới ra khỏi nong tằm
sẽ loại bỏ được tằm ngủ quá sớm hoặc quá muộn.
PTS. NGUYỄN ĐỨC DUỆ
Liên
hiệp các xí nghiệp dâu tằm tơ Việt Nam
KS. TRẦN VĂN HÀO
Sở nông
lâm thủy Lâm Đồng
Nguồn: Thông tin Khoa học, Công nghệ
Lâm Đồng - số 3/1994
|