Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Kinh nghiệm SX

Sử dụng hiệu quả máy bơm khí cho nuôi tôm

Công nghệ nuôi tôm công nghiệp đang mang lại nguồn lợi lớn cho bà con nông dân, trong đó thiết bị bơm khí chiếm một vai trò quan trọng. Để sử dụng loại máy này hiệu quả, ổn định và bền, cần lưu ý một số vấn đề sau:

Nên lựa chọn loại máy được chế tạo từ hợp kim nhôm chịu nhiệt chống dãn nở do nhiệt. Thời gian vận hành máy phải thực hiện từ 3-5 giờ sáng, đây là thời gian tôm bị ngạt oxy nhất, nên nhu cầu tăng oxy để tôm trao đổi chất rất cao. Sau 1-1,5 giờ thì dừng chạy máy; để máy nghỉ 1,5-2 giờ tiếp tục cho máy chạy. Lưu ý, khi cho tôm ăn phải dừng chạy máy, sau khi tôm ăn 1 giờ, chạy máy cho tôm trao đổi chất nhanh đói, tiếp tục ăn và tăng trưởng rất nhanh. Quy trình này dùng cho tôm 30-50 con/m2; tôm tăng trưởng nhanh đạt tới 9-20 con/kg tôm xuất khẩu.

Lắp đặt và sử dụng:

1. Chế độ bôi trơn: Bôi trơn trục máy phải được thực hiện liên tục, đầy đủ bằng nhớt công nghiệp 90-140; luôn đảm bảo có nhớt trong bầu ít nhất 1/2 lít .

2. Giảm nhiệt của tuốc bin bằng tưới nước, lấy qua bơm lên ống đặt trên đầu quạt, ống có khoan sẵn vài lỗ dẫn nước chảy vào bầu tuốc bin.

3. Trục trượt tăng giảm dây cu roa được bôi trơn để vận hành nhẹ. Nới hai vít cạnh dây cu roa để tăng dây cu roa bằng cần gạt, đủ độ căng vặn lại và chốt hãm.

4. Lắp máy nổ (động cơ kéo) vào máy bơm khí, cần lưu ý để chiều quay của trục tuốc bin đúng chiều quy định (in trên máy).

5. Lắp ống dẫn khí: lắp ống dẫn chính theo chiều dài của hồ, ví dụ sử dụng loại máy PMF -500 cho diện tích mặt hồ 5.000m2 cần sử dụng phi 60 (2/3 chiều dài hồ)- phi 48; để ống nối ngang mềm phi 21 không quá dài dễ làm giảm lượng khí, khoảng cách các ống này cách nhau 4-5m hoặc xa hơn (tùy mật độ nuôi). Trên những ống phi 21 có khoan lỗ để đưa khí vào hồ.

6. Puly lắp trên động cơ, lắp trực tiếp áp với bánh đà động cơ, có thể kèm puly ngoài của máy để bơm nước.

7. Ống ra khí: phải là ống mềm để mềm hóa hệ thống tăng giảm đai không bị ảnh hưởng.

8. Ống lấy khí vào để lên cao từ 1,5-2m có phin lọc và nón che chống mưa và bẩn lọt xuống hồ.

Nguồn tin: NTVN


° Các tin khác
• Cắt/không cắt cuống mắt để kích thích tôm đẻ
• Nuôi tôm sú nước ngọt: được, nhưng nên chăng?
• Tại sao tôm sống trong nước ngọt và lợ lớn nhanh hơn sống trong nước mặn
• Tác dụng của vôi trong nuôi thủy sản
• Nuôi cá điêu hồng sau vụ tôm
• Trồng rong sụn như thế nào?
• Trồng Hành Tím bằng phương pháp gieo hạt
• Trồng cà chua vụ muộn
• Nuôi cua lột
• Phòng trị bệnh chảy mủ, chết dây trên cây dưa hấu
• Phòng trừ bệnh thán thư trên cây ớt
• Trồng Khoai môn
• Phòng trị bệnh tụ huyết trùng ở heo
• Các mô hình kỹ thuật trồng rong sụn
• Một số điều cần khắc phục khi chuyển ruộng trũng sang nuôi thủy sản
• Xử lý acid nitríc để phá miên trạng lúa giống
• Một số sâu bệnh cần lưu ý đầu vụ luá Đông-Xuân
• Xử lý lúa giống và những điều cần biết
• Nuôi dưỡng bò đực giống Zebu
• Kinh nghiệm vỗ béo bò ở Bắc Giang
• Kinh nghiệm nuôi ong mật đạt hiệu quả cao
• Kinh nghiệm nuôi nhím của anh Phòng
• Kinh nghiệm nuôi bò sữa từ Israel
• Ghép chồi để nâng cao chất lượng cà phê
• Điều trị bệnh Newcastle ở đà điểu
• Phương pháp gieo vãi đậu tương
• Sử dụng phân bón cho cây lạc
• Sử dụng chất thải biogas để trồng chè sạch
• Biện pháp quản lý cỏ dại vụ lúa đông xuân
• Trị bọ xít đen hại lúa

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb