Nuôi tôm sú nước ngọt: được, nhưng nên chăng?
Tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu NTTS II: Nuôi tôm
sú nước ngọt về mặt nguyên tắc là được. Về lâu dài nếu không khoanh vùng, đầu tư
thuỷ lợi đàng hoàng thì việc thất bại không phải do công nghệ nuôi tôm sú nước
ngọt mà do môi trường bị suy thoái.
Nuôi tôm nước ngọt thường ở vùng gần đê ngăn mặn, không thể
thay nước vì hệ thống thuỷ lợi chủ yếu phục vụ cho trồng lúa. Nước ngọt hầu như
không luân chuyển. Do vậy, với một vài hộ làm thì được nhưng nhiều hộ cùng làm
thì môi trường sẽ xấu đi rất nhiều. Trong chuyến viếng thăm các nông dân ở Vĩnh
Lợi (Bạc Liêu), nơi có nhiều hộ nuôi tôm nước ngọt, thấy thuỷ lợi rất khó khăn,
nước khá bẩn, lúa sống được nhưng tôm sẽ chết. Tôi đã nói với họ"Các anh không
khéo, nuôi nhiều là mất trắng đó!"
Việc nuôi tôm sú nước ngọt cần làm hệ thống thuỷ lợi khép kín,
nuôi ở vùng nước ngọt hoàn toàn, vùng cù lao không bị ảnh hưởng bởi thuỷ lợi,
không dùng cống để ngăn mặn. Nước trong ao tôm thải ra dùng để tưới cây và đưa
nước mới vào nuôi. Nước thải ao nuôi tôm, nguồn phân bón dồi dào, lượng dinh
dưỡng cao. Viện Nghiên Cứu NTTS II đang chuẩn bị chọn điểm ở Tiền Giang để triển
khai mô hình này.
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Phương, Viện phó Viện Hải sản trường ĐH
Cần Thơ:
Đứng về nguyên tắc được, nhưng về xã hội, về tính bền vững thì
cần phải xem lại. Nếu cứ để dân tự phát, nuôi đại trà giống như tôm sú nước lợ,
mặn đến khi tôm chết thiệt hại có khi còn cao hơn. Tại Thái Lan, mô hình nuôi
tôm sú trong môi trường nước ngọt tuân theo quy trình nghiêm ngặt. Chỉ riêng quá
trình thuần hoá để tôm sú thích nghi dần với môi trường nước ngọt đã mất cả
tháng.
Viện Hải sản trường ĐH Cần Thơ đang nghiên cứu về mô hình này,
chúng tôi mới nuôi vài tuần. Khi có kết quả cụ thể, chúng tôi sẽ đề đạt sau.
Theo tôi, tính hiệu quả cuả nuôi tôm sú nuớc ngọt khó có thể cao hơn nuôi tôm sú
nước lợ, nước mặn.
Tiến sĩ Đỗ Thị Hoà, trưởng bộ môn ĐH Thuỷ sản -Trường ĐH Thuỷ
sản Nha Trang:
Nuôi tôm sú trong môi trường nước ngọt hoàn toàn thì chưa dám
khẳng định nhưng có khả năng được. Trong một đợt điều tra khu hệ thuỷ sản tại
đầm nước lợ Tiên Lãng (Hải Phòng) cách đây 3 năm, tình cờ chúng tôi đánh bắt
được tôm sú ở độ mặn không phần nghìn. Sau đó đề tài "Thử nghiện nuôi tôm sú
trong điều kiện nước ngọt hoàn toàn" tại Khánh Hoà cũng đã đăng ký nhưng chưa
thực hiện được. Theo tôi nuôi tôm sú trong môi trường nưóc ngọt cần chú ý đến
khả năng thuần hoá giống và giải quyết độ cứng của nước ngọt.
KS. Yuttana Thongphur, Giám đốc kinh doanh Công ty CP tại Việt
Nam:
Trong năm 2000, sản lượng tôm sú nuôi ở Thái Lan khoảng 200.000
tấn, trong đó tôm nuôi nước ngọt chiếm khoảng 40%. Gọi là tôm sú nước ngọt nhưng
độ mặn tối thiểu là 2?, trường hợp độ mặn giảm xuống 0? bổ sung muối để nâng độ
mặn lên hoặc phải hoạch ngay. Trước khi thả giống, người nuôi làm cái "vèo"ở bên
góc ao, cho nước ót vào cho đến khi độ mặn đạt khoảng 10? mới thả tôm vào đó.
Bơm nước ngọt từ từ vào trong ao cho đến khi độ mặn giảm xuống 2? mới thả
ra.
Nuôi tôm sú trong môi trường nước ngọt cần chú ý đến màu nước
trong ao, đừng để tảo phát triển quá mức. pH nước sáng và chiều không chênh lệch
quá 0,3. Tôm nuôi nước ngọt dễ bị mềm vỏ nên thường xuyên bổ sung vitamin C,
canxi vào thức ăn của tôm.
Năng suất nuôi tôm nước ngọt cũng tương đương với nuôi ở nước
mặn, giá bán cũng tế vì khó phân bệt. Nuôi tôm sú trong môi trườg nước ngọt hạn
chế được bệnh phát sáng.
Ô. Hsu Chung I, chuyên gia bệnh động vật thuỷ sản của Long Man
Aquaco., Ltd:
Hiện nay, ở Đài Loan không nuôi tôm sú nước ngọt. Trước đây vào
những năm 1985 - 1987, ngành thuỷ sản của Đài Loan có triển khai mô hình nuôi
tôm sú nước ngọt nhưng tính ra tổn thất về mặt xã hội quá lớn so với hệ quả do
điều này mang lại. Do đó ngành nông nghệp của Đài Loang không chính thức công
nhận hình thức nuôi này.
Năm 1985, bệnh MBV ở Đài Loan đang bộc phát mạnh (lúc này chưa
xuất hiện bệnh đốm trắng), nuôi tôm nước ngọt hạn chế tốc độ bộc phát bệnh này
nên có một số hộ vẫn làm.
Tại Đài Loan, diện tích đất hẹp, dòng chảy của các con sông
mạnh, nuôi tôm sú nước ngọt phải sử dụng nguồn nước giếng khoan. Việc bơm nước
ngọt với lượng quá lớn đã làm lún đất, ảnh hưởng đến một số công trình kiến
trúc, cảnh quan cũng như môi trường sinh thái xung quanh.
Về các biện pháp kỹ thuật, nuôi tôm sú nước ngọt cơ bản giống
với việc nuôi tôm sú nước lợ, mặn. Về mật độ thả, tỷ lệ sống, năng suất tương
đương nhưng giá bán thấp hơn. Theo tôi, bờ biển Việt Nam rất dài, chưa sử dụng
hết diện tích tự nhiên để nuôi tôm sú nước lợ, nước mặn, đừng nên nghĩ đến vệc
nuôi tôm sú nước ngọt. Việc nuôi tôm sú nước ngọt ảnh hưởng tới môi trờng sinh
thái ở mức độ nà chưa ai nói trước được. Vì dù cho nuôi nước ngọt nhưng cũng
phải sử dụng mộ ít nước mặn. Để bảo vệ môi trường sinh thá trong nuôi thủ sản,
hạn chế hóa chất sử dụng trong ao nuôi tôm, thay thế bằng những hóa chất có độ
độc thấp, mau phân hủy và nên tuyên truyền, sử dụng nhiều các chế phẩm sinh học,
công nghệ mới của các nước trên thế giới.
Nguồn tin: NAM ANH (KHPT) |