Phòng trừ bệnh thán thư trên cây ớt
Hầu hết diện tích này sẽ bắt đầu cho vào thu hoạch vào mùa mưa ( từ
tháng 6 đến tháng 10); đây là thời điểm bán có giá nhưng việc canh tác gặp nhiều
khó khăn trở ngại do mưa, bão, sâu bệnh nhiều, nhất là bệnh thán thư do nấm
Colectotrichium spp gây ra.
Để khắc phục được vấn đề trên và góp phần làm
tăng hiệu quả sản xuất ớt trong mùa mưa chúng tôi xin trao đổi một số thông tin
về bệnh thán thư trên cây ớt và biện pháp phòng trị như sau:
1/ Phân bố
địa lý: Bệnh có sự phân bố rộng và xảy ra bất cứ nơi nào trồng ớt trong điều
kiện nhờ nước trời hay tưới phun nước mưa. Nhất là trên những ruộng đã từng
trồng ớt hoặc cà chua, đất có chất độn hữu cơ cao, rơm rạ trồng qua nhiều vụ
chưa xử lý kỹ.
2/ Triệu chứng: Bệnh thường xuất hiện ở vỏ trái. Các trái
chưa chín cũng bị nhiễm nhưng các triệu chứng không biểu hiện rõ ràng, cho đến
khi chín đầy đủ trên vỏ trái xuất hiện những vết bệnh nhỏ, ngấm nước, lõm và
phát triển nhanh. Đường kính những vết bệnh này có thể lan rộng đến 3 –4 cm trên
những trái có dạng to. Những vết bệnh phát triển đầy đủ bị lõm xuống, có màu từ
đỏ đậm đến nâu nhạt trên nền mô nấm màu đen . Các khối bào tử màu nâu nhạt đến
hồng nằm rải rác hay thành những vòng đồng tâm trên vết bệnh. Đôi khi bệnh cũng
xuất hiện trên những trái chưa chín.
3/ Tác nhân gây bệnh: Bệnh thán thư
trên ớt do nấm Colectotrichium spp gây hại. Nấm bệnh được truyền qua hạt giống,
dư thừa thực vật và nhiều loài cây ký chủ.
4/ Biện pháp phòng trị:
- Luân canh cây trồng hợp lí, tốt nhất là luân canh với lúa
nước.
- Sử dụng hạt giống sạch bệnh. Trong mùa mưa chỉ trồng những giống
chỉ thiên như VL822, TN16, 207 F1.
Sử dụng màng phủ nông nghiệp.
- Bón phân cân đối giữa đạm(N) Lân (P) và Kai li (K).
- Phun
định kỳ các loại thuốc Metalacyl 35WP, Ridomil 75WP 8g/bình 8lít hoặc Score
250EC, Tret 250EC.
Trích tham khảo từ nguồn ICARD |