Một số sâu bệnh cần lưu ý đầu vụ luá Đông-Xuân
Trong vụ ĐX năm nay, ngoài việc lưu ý đến ốc bươu vàng tích
luỹ và gây hại cho ruộng lúa, theo dự báo của Trung tâm bảo vệ thực vật phía nam
bà con cần chú ý đến các đối tượng sau:
Bệnh đạo ôn: sau mùa lũ trong đất có lượng phù sa bồi đắp rất
nhiều và nhiệt độ hơi lạnh nên bệnh đạo ôn luôn phát triển mạnh trên các trà lúa
trong vụ ĐX hàng năm. Ở những khu ruộng trũng là nơi tập trung đạm làm cho cây
lúa phát triển nhiều hơn và dễ dàng bị nhiễm đạo ôn nặng. Dự kiến trong vụ ĐX
năm nay vào khoảng cuối tháng 2, đầu tháng 3 bệnh đạo ôn cổ bông sẽ xuất hiện
nhiều. Các giống lúa OM 3536, MTL 250, IR 64, JASMINE là những giống nhiễm bệnh
đạo ôn khá nặng, đặc biệt trong những ruộng lúa thiếu nước, cây lúa không có sức
đề kháng.
Bệnh đạo ôn rất quan trọng đặc biệt là đạo ôn cổ bông, chỉ cần
trong 3 đêm mà không có biện pháp phòng trị thì mức độ bệnh có thể lên đến 50-60
% và làm thất thu năng suất khoảng 30-40 %. Do đó bà con nên cần thăm đồng
thường xuyên, phát hiện sớm và có biện pháp phòng trị bệnh kịp thời. Để phòng
ngừa bệnh đạo ôn bên cạnh việc dùng giống kháng, áp dụng chương trình 3 giảm 3
tăng thì ngay từ khi xuống giống bà con nên làm một ô ruộng dự báo với diện tích
khoảng 1 mét vuông. Chọn nơi làm ô ruộng gần bờ đi nơi dễ dàng đi lại quan sát
theo dõi hàng ngày.
Khi thấy có vết bệnh xuất hiện đầu tiên trên ô ruộng dự báo này
thì bà con tiến hành phun thuốc sớm ngay trên toàn ruộng của mình để chặn mầm
bệnh đạo ôn sắp phát sinh. Bà con có thể sử dụng thuốc FUAN 40 EC liều lượng 40
cc/1 bình 16 lít chỉ cần phun 1,5-2 bình cho một công. Để ngừa bệnh thối cổ bông
và trên bông lúa, vào khoảng 55 cho tới 60 ngày sau khi sạ, phun một cử RABCIDE.
Hoặc là sau khi lúa đã trổ bông đều, chỉ cần phun lên trên bông lúa (khoảng 1
bình 16 lít cho một công) sẽ bảo vệ được bông lúa cho đến khi thu hoạch.
Sâu cuốn lá nhỏ: trên những chân ruộng sạ dày và bón phân nhiều
thì sâu cuốn lá sẽ xuất hiện và gây hại đáng kể, tập trung vào giai đoạn lúa đẻ
nhánh rộ. Dự đoán vào đầu cho đến trung tuần tháng 2 sẽ có một đợt cao điểm xuất
hiện sâu cuốn lá nhỏ. Để xác định mật số sâu cuốn là bao nhiêu thì cần phun xịt
thì vào giai đoạn lúa đòng- trổ bà con dùng một cái khung 4 x 5 dm được làm bằng
dây kẽm đặt ở một vài điểm đại diện cho toàn bộ diện tích. Khi thấy có một vài
chòm lúa có dấu hiệu chóp đọt xếp lại, đó là dấu hiệu gây hại đầu tiên của sâu
cuốn lá, bà con ngắt toàn bộ số lá bị cuốn và xé ra. Nếu đếm trong 5 khung (1m2)
mà thấy có từ 10 sâu non trở lên, sâu có chiều dài 6-10mm thì tiến hành phun
thuốc nhất là lúc lúa lo le trổ. Các loại thuốc có thể sử dụng: PERAN 50 EC hay
KINALUX 25 EC .
Rầy nâu: có khả năng lan truyền các bệnh như lúa cỏ dòng 2, lùn
xoắn lá, vàng lùn bà con nên cần theo dõi và phòng trị rầy sớm. Có thể áp dụng
biện pháp xử lý giống ngay từ đầu vụ bằng thuốc ACTARA 25 WG, 1gói 1gram pha
trong nửa lít nước phun trộn đều cho 10kg giống đã được ngâm ủ trước khi đem
gieo sạ 12 tiếng đồng hồ. Biện pháp này sẽ giúp cây lúa ngăn ngừa sự tấn của rầy
nâu và bù lạch 15-20 ngày đầu.
Nhện gié: thường xuất hiện và gây hại vào giai đoạn lúa cuối đẻ
nhánh. Có thể dùng thuốc KINALUX 25 EC, BASUDIN 50 EC bắt đầu phun khi thấy có
trên 10 % số chồi có vết màu nâu. Đối với những vùng thường hay bị nhên gié tấn
công có thể phun vào giai đoạn 40-60 ngày sau sạ, có thể phun 2 lần cách nhau 10
ngày kết hợp phòng trừ sâu cuốn là và sâu đục thân.
Sâu phao đục bẹ: trong vụ ĐX khi nước rút đi, ở những ruộng
không chủ động được nước, vùng trũng thì sâu phao đục bẹ sẽ xuất hiện và gây hại
rất nặng. Bà con cần thăm đồng thường xuyên khi thấy bướm xuất hiện trên ruộng
thì khoảng 1 tuần sau tiến hành phun thuốc đúng vào đợt sâu non mới nở sẽ cho
hiệu quả cao. Bà con có thể dùng KINALUX 25 EC với liều lượng 25 ml/bình 8 lít
và phun 4 bình cho 1000 m2 chú ý phun kỹ ở những nơi trũng có nhiều nước.
Bệnh khô vằn: cũng là đối tượng đáng quan tâm trong vụ ĐX này.
Bệnh khô vằn thường xuất hiện song song với bệnh cháy lá. Bà con có thể dùng
lưới chắn ở những nơi đầu nguồn nước để chặn các hạch nấm gây nên bệnh khô vằn
từ bên ngoài vào. Đồng thời có thể dùng thuốc VALIDAN khi bệnh vừa chớm xuất
hiện. Trong vụ ĐX, bệnh cháy bìa lá tuy không gây hại nặng như trong vụ Hè Thu
như cũng cần đề phòng để hạn chế thất thu năng suất.
Ngoài ra, bà con
cũng cần chú ý đến bệnh vàng là và cháy bìa lá. Bệnh vàng lá thường xuất hiện ở
những ruộng lúa phát triển tốt, nếu bệnh xuất hiện sớm và mức độ phát triển rất
nhanh thì sẽ thiệt hại năng suất nhiều từ 30 – 40 %.
Nguồn
tin: NCNN (Báo NNVN) |