Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Kinh nghiệm SX

Sử dụng phân bón cho cây lạc

Bón phân cho lạc là yếu tố kỹ thuật quan trọng để cây lạc cho năng suất cao. Để bón phân cho lạc, cần xác định thời kỳ bón thích hợp, lượng phân, dạng phân bón và cân đối các yếu tố dinh dưỡng để tạo điều kiện tốt nhất cho cây lạc hấp thu dinh dưỡng, sinh trưởng và phát triển, cho năng suất cao. Phân chuồng

Là yếu tố kỹ thuật không thể thiếu để có được năng suất trong trồng lạc. Lượng phân chuồng bón cho lạc trong khoảng 8-12 tấn/ha. Phân chuồng bao gồm phân gia súc và chất độn chuồng cần được ủ thật hoai mục, tốt nhất là chuẩn bị trước khi gieo 1 tháng.

Dùng toàn bộ phân chuồng để bón lót. Bón theo hàng trước khi gieo hạt. Nếu phân chuồng thật hoai mục, có thể bón trực tiếp vào hạt.

Phân đạm vô cơ

Nên dùng phân đạm vô cơ để bón lót vào 2 thời điểm: sau gieo 15 ngày (khi lạc có 2-3 lá kép) và khi lạc ra hoa.

Bón phân đạm cho lạc đòi hỏi hết sức thận trọng. Nếu bón không đúng kỹ thuật, đôi khi dẫn đến giảm năng suất do hiện tượng lạc lốp đổ. Chỉ bón đạm vô cơ cho những trường hợp sau:

- Lượng phân chuồng bón lót không đủ, đất xấu, thiếu dinh dưỡng.

- Cây sinh trưởng kém, có biểu hiện thiếu đạm. Bộ rễ lạc tạo nốt sần kém, lượng đạm cố định do vi khuẩn cung cấp cho cây ít.

- Bón đạm vô cơ trên cơ sở bón lân, kali và bón vôi đầy đủ, tạo sự cân đối trong dinh dưỡng khoáng. Lượng phân đạm vô cơ có thể bón tối đa tới 40kg đạm nguyên chất cho 1ha.

Phân lân

Lượng lân (P2O5) bón cho lạc khoảng 40-60kg/ha. Tất cả các dạng lân đều có tác dụng tốt đối với lạc. Các loại lân khó tiêu như apatit, tecmophotphat thì nên ủ với phân chuồng để tăng lượng dễ tiêu và chỉ dùng để bón lót, còn super lân có thể bón trực tiếp (bón thúc) cho lạc.

Thời kỳ bón thúc lân cũng trùng với thời kỳ bón đạm vô cơ (khi cây lạc 2-3 lá và thời kỳ ra hoa). Lượng lân nên dùng 50% để bón lót và bón thúc 50% (bằng super lân).

Phân kali

Bón kali (K2O) cho lạc phát huy tác dụng tốt trên các loại đất bạc màu, đất nghèo dinh dưỡng. Dạng kali sulphat hay kali clorua đều tốt đối với cây lạc. Lượng bón cho 1ha là 40-60kg K2O. Nên ủ kali cùng phân chuồng để bón cho lạc. Nhiều nơi dùng tro bếp thay kali để bón cho lạc cũng rất tốt vì hàm lượng kali trong tro khá cao.

Hiệu quả của kali đối với lạc thường thấp hơn lân, song việc bón kali cho lạc để có năng suất cao là điều cần thiết.

Bón vôi

Bón vôi cho lạc vừa nâng pH đất, cải tạo những vùng đất chua đồng thời cung cấp canxi cho cây. Bón vôi cho lạc đem lại hiệu quả tăng năng suất trên tất cả các loại đất. Vôi được bón với lượng 600-800 kg/ha chia làm 2 lần, bón lót 50% và bón thúc vào thời kỳ ra hoa rộ.

Phân vi lượng

Lạc rất cần những nguyên tố vi lượng như Mo, Bo, Cu, Mg. Không nên bón riêng rẽ từng nguyên tố vi lượng mà dùng phân vi lượng hỗn hợp để bón, như vậy sẽ hiệu quả hơn do có tác dụng hỗ trợ của các nguyên tố, làm cho hiệu quả sử dụng phân tăng.

Phân vi lượng thường dùng dưới dạng phun lên lá, bón vào thời kỳ 5-6 lá, thời kỳ ra hoa rộ và phát triển quả.

Phân vi sinh

Phân vi sinh Nitrazin được sản xuất từ những chủng vi khuẩn có hoạt tính cố định đạm cao, bằng cách nhân và cố định chúng trong than bùn để sử dụng làm phân bón cho lạc. Phân vi sinh có tác dụng tốt đối với lạc trên các loại đất mới khai phá chưa trồng lạc, đất chua, đất bạc màu.

Hiện nay việc sử dụng phân vi sinh cho lạc chưa nhiều vì bà con chưa quen dùng. Việc dùng phân vi sinh không những có tác dụng làm tăng hiệu quả sử dụng các loại phân vô cơ, tăng năng suất lạc, mà còn làm tăng cấu tượng đất, tăng hàm lượng các chất dễ tiêu, tạo điều kiện dinh dưỡng tốt cho cây trồng ở vụ kế tiếp.

Nguồn tin: NTNN


° Các tin khác
• Sử dụng chất thải biogas để trồng chè sạch
• Biện pháp quản lý cỏ dại vụ lúa đông xuân
• Trị bọ xít đen hại lúa
• Chống nắng cho gia súc, gia cầm
• Cho lộc vừng nở hoa theo ý muốn
• Biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho gia súc- gia cầm
• "Biết làm thì lợn nuôi, không biết làm thì mình nuôi lợn"
• Chống nóng cho bò sữa
• Bệnh ngã nước ở trâu bò
• Bệnh nấm da lông ở bò sữa
• Phòng trừ cỏ dại đầu mùa mưa - P2
• Phòng trừ cỏ dại đầu mùa mưa - P1
• Quản lý cỏ dại tổng hợp vụ lúa ĐX
• Kỹ thuật chọn giống dê sữa
• Một số mô hình nuôi thủy sản có hiệu quả kinh tế cao trong mùa nước nổi
• Những điều lưu ý khi nuôi cá Tra sạch
• Nuôi gấu lấy mật
• Phương pháp cho bò ăn thức ăn thô và thức ăn tinh
• Phương pháp khám thai cho bò
• Kỹ thuật làm đất tối thiểu trong sản xuất cây vụ đông: dậu tương, ngô đông
• Kinh nghiệm trồng tỏi tây
• Phòng chống rét đậm cho rau màu vụ đông
• Kinh nghiệm trồng ớt ở Ngăm Mạc
• Trồng cau tứ thời xen ớt sừng bo
• Trồng ớt cay
• Trồng ớt ngọt
• Trồng mướp đắng dùng plastic
• Kỹ thuật trồng cây rau dền
• Gieo trồng xà lách
• Một số bệnh hại hoa hồng

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb