Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Kinh nghiệm SX

Biện pháp quản lý cỏ dại vụ lúa đông xuân

Mấy biện pháp cần lưu ý:

+ Dùng giống xác nhận : Mua ở các trung tâm hay viện, trường hoặc những nơi sản xuất giống có uy tín để gieo sạ. Hạt giống xác nhận phải đạt không quá 10 hạt cỏ dại trong 1 kg hạt giống. Trước khi ngâm ủ, cần sàng sảy lại để loại bỏ hạt cỏ hoặc đãi trong nước để loại những hạt lúa lép lúa lửng.

+ Làm đất kỹ: Đầu vụ ĐX đặc biệt là sau khi lũ rút đã để lại một lượng phù sa rất đáng kể, lớp đất mặt ở trạng thái mềm nhão rất thuận lợi cho việc đánh bùn, trang bằng mặt ruộng chuẩn bị xuống giống. Khi trạc đất bà con nên dùng một nùi rơm hoặc một vật cứng tròn đặt dưới cái trạc để làm những cái rãnh nhỏ giúp thoát nước nhanh gấp 2 lần so với không đánh rãnh. Khi mặt ruộng ráo hạt giống khi gieo xuống sẽ không bị lún sâu trong đất, dễ ra rễ hơn và cây lúa nảy chồi tốt, đồng thời cũng giúp cho việc sử dụng thuốc diệt cỏ tốt hơn.

+ Áp dụng biện pháp sạ hàng để nhổ bỏ những cây cỏ hoặc lúa cỏ mọc giữa 2 hàng lúa.

+ Khử lẫn: Nếu bà con tự để giống thì cần khử lẫn ngay từ giai đoạn lúa đẻ nhánh, loại bỏ những bụi cỏ hoặc bụi lúa có hình dạng hay màu sắc bất thường như cây cao hơn hoặc thấp hơn, xanh đậm hay lợt hơn, gốc tím… Cắt bỏ những bông lúa có râu, vỏ trấu tối màu, lức đỏ vì đây là những cây lúa cỏ sẽ rụng sớm và lưu tồn cho vụ sau.

+ Luân canh cây trồng cạn trên chân đất lúa như bắp, rau, đậu...

+ Diệt cỏ bằng hoá chất. Để diệt lúa cỏ bà con có thể phun trước 1 ngày hay ngay sau khi gieo sạ. Sofit 300 EC có thể phun được trong trường hợp sạ hàng với lỗ gieo hạt rộng 1 cm.

Liều lượng sử dụng: Tuỳ thuộc vào nền ruộng vụ trước cỏ ít hay nhiều mà lượng thuốc sử dụng từ 25-30 cc/bình 8 lít, phun 4 bình 8 lít/1.000m2, hoặc 50 -60cc /bình 16 lít và phun 2 bình 16 lít/1.000 m2. Sau khi phun khoảng 3-4 ngày bà con nên cho nước vào ruộng, không để đất nứt chân chim vì không khí sẽ theo những vết nứt đi xuống bên dưới làm cho các hạt cỏ bên dưới có điều kiện nảy mầm.

Tuy nhiên, khi mặt đất ruộng của bà con chưa bằng phẳng, ở chỗ gò sẽ khô rất nhanh do đó khi xịt Sofit đến nơi này cần đi chậm lại, lượng thuốc có cao gấp 2 lần so với chỗ bình thường cũng không sợ lúa chết, vì trong thuốc trừ cỏ Sofit 300EC có cả chất diệt cỏ và chất an toàn, khi tăng lượng thuốc cỏ lên cũng có nghĩa là tăng chất an toàn lên. Đồng thời hạt giống khi gieo sạ đã có rễ nên nó sẽ hấp thu được chất an toàn này mà không bị ảnh hưởng, trong khi hạt cỏ chưa có rễ để hút chất an toàn mà bị chất diệt cỏ tiêu diệt. Sau khi phun Sofit nếu gặp mưa bà con nên giữ nước lại trong ruộng khoảng 24 giờ, sau đó rút nước ra từ từ thì thuốc Sofit vẫn còn hiệu quả mà không cần phun lại. Bà con có thể xịt luôn mặt nghiêng bờ thửa vì nơi này thường chứa rất nhiều hạt cỏ đuôi phụng.

Trong trường hợp bà con không có sử dụng thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm Sofit do không thể ém nước vì sự gây hại của ốc bươu vàng, thì có thể dùng thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm. Trên thực tế, thuốc trừ cỏ Ankill A 40WP đã tỏ ra rất hiệu quả trong việc phòng trừ các loài cỏ dại trên ruộng lúa thuộc nhóm cỏ lá rộng, chát lác và lồng vực. Thời gian phun xịt tương đối rộng, từ 8-15 ngày sau khi sạ, khoảng 8-10 ngày là hiệu quả nhất. Riêng đối với cỏ đuôi phụng bà con cần xịt Ankill A 40WP sớm ngay sau khi sạ từ 6-8 ngày, khi cây cỏ cao khoảng 1cm và sau đó chụp nước bón phân DAP liền.

Nguồn tin: NNVN


° Các tin khác
• Trị bọ xít đen hại lúa
• Chống nắng cho gia súc, gia cầm
• Cho lộc vừng nở hoa theo ý muốn
• Biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho gia súc- gia cầm
• "Biết làm thì lợn nuôi, không biết làm thì mình nuôi lợn"
• Chống nóng cho bò sữa
• Bệnh ngã nước ở trâu bò
• Bệnh nấm da lông ở bò sữa
• Phòng trừ cỏ dại đầu mùa mưa - P2
• Phòng trừ cỏ dại đầu mùa mưa - P1
• Quản lý cỏ dại tổng hợp vụ lúa ĐX
• Kỹ thuật chọn giống dê sữa
• Một số mô hình nuôi thủy sản có hiệu quả kinh tế cao trong mùa nước nổi
• Những điều lưu ý khi nuôi cá Tra sạch
• Nuôi gấu lấy mật
• Phương pháp cho bò ăn thức ăn thô và thức ăn tinh
• Phương pháp khám thai cho bò
• Kỹ thuật làm đất tối thiểu trong sản xuất cây vụ đông: dậu tương, ngô đông
• Kinh nghiệm trồng tỏi tây
• Phòng chống rét đậm cho rau màu vụ đông
• Kinh nghiệm trồng ớt ở Ngăm Mạc
• Trồng cau tứ thời xen ớt sừng bo
• Trồng ớt cay
• Trồng ớt ngọt
• Trồng mướp đắng dùng plastic
• Kỹ thuật trồng cây rau dền
• Gieo trồng xà lách
• Một số bệnh hại hoa hồng
• Thâm canh khổ qua giống mới
• Kinh nghiệm thâm canh mạ xuân sớm

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb