Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Kinh nghiệm SX

Trị bọ xít đen hại lúa

Bọ xít đen (tên khoa học là Scotinophora lurida) thường chích hút nhựa lá, thân, đòng cây lúa và để lại những điểm đốm vàng, sau đó thâm đen trên cây. Bị bọ xít hại nhẹ, cây sinh trưởng phát triển kém, nếu bị nặng toàn cây khô héo và chết. Nếu bị nặng ở thời kỳ làm đòng, lúa không trổ được, ở thời kỳ trổ bông lúa bị lép hay bạc trắng, ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất lúa gạo.

Vòng đời của bọ xít đen rất dài (50- 55 ngày) nên ruộng lúa nào bị bọ xít mà không phát hiện kịp thời sẽ bị hại rất nặng. Vì vậy phải thường xuyên kiểm tra và phòng trị kịp thời.

Cách phòng trị

Yêu cầu sạ thưa 90-100 kg/ha: nên gieo sạ bằng máy sạ hàng là tốt nhất, đây là biện pháp hữu hiệu, vừa rẻ tiền, dễ làm, lại không gây ô nhiễm môi trường mà vẫn loại trừ được bọ xít, vì tập quán của bọ xít đen là rất sợ ánh sáng.

Bón phân đợt 1 đúng quy định (7- 12 ngày sau sạ) và bón phân đợt 2 thật sớm (18- 20 ngày sau sạ), không chờ cấy dặm xung quanh mới bón (chỗ nào cấy dặm chừa ra để bón phân sau) với mục đích đến ngày 30 sau sạ, lúa hết phân, hạn chế đẻ nhánh vô hiệu hoá (lá ủ, lá ở gốc có nhiều, rậm rạp là nơi trú ẩn của bọ xít). Nếu không có lá ủ nhiều ở dưới gốc, lúa thông thoáng sẽ góp phần hạn chế sự phát triển của bọ xít rất đáng kể.

Sau khi thu hoạch, dọn sạch bờ cỏ hay đắp đất bờ. Gieo trồng đúng thời vụ.

Khi bọ xít nhiều có thể dùng dầu phủ xuống nước, dùng cây gạt bọ xít rơi xuống (làm giống như cách trừ rầy nâu). Vì bọ xít lặn rất giỏi, nếu có lớp dầu, sẽ diệt bọ xít rất hữu hiệu.

Thời gian bọ xít đẻ trứng có thể hạ mực nước ruộng cho bọ xít đẻ trứng dưới thấp, sau đó tháo nước vào làm cho trứng bị ngập thối.

Sử dụng các thuốc BVTV sau: Fenbis 25EC, Bi58 40EC, Netoxim 90WP, Sliphos 35EC, Bassa 50EC, Mipcin 20EC... và một số thuốc trừ bọ rầy khác, theo liều lượng ghi trên nhãn thuốc.

Lưu ý: Khi phun nhớ vén lúa và đưa vòi phun sát dưới gốc lúa. Nên xịt thuốc vào giai đoạn bọ xít non, xịt buổi chiều mát (từ 3 giờ trở đi). Lượng nước dùng tối thiểu để pha thuốc là 320 lít/ha, xịt 2 bình/công (1.000 m2) mới đảm bảo hiệu lực của thuốc.

Nguồn tin: NTNN


° Các tin khác
• Chống nắng cho gia súc, gia cầm
• Cho lộc vừng nở hoa theo ý muốn
• Biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho gia súc- gia cầm
• "Biết làm thì lợn nuôi, không biết làm thì mình nuôi lợn"
• Chống nóng cho bò sữa
• Bệnh ngã nước ở trâu bò
• Bệnh nấm da lông ở bò sữa
• Phòng trừ cỏ dại đầu mùa mưa - P2
• Phòng trừ cỏ dại đầu mùa mưa - P1
• Quản lý cỏ dại tổng hợp vụ lúa ĐX
• Kỹ thuật chọn giống dê sữa
• Một số mô hình nuôi thủy sản có hiệu quả kinh tế cao trong mùa nước nổi
• Những điều lưu ý khi nuôi cá Tra sạch
• Nuôi gấu lấy mật
• Phương pháp cho bò ăn thức ăn thô và thức ăn tinh
• Phương pháp khám thai cho bò
• Kỹ thuật làm đất tối thiểu trong sản xuất cây vụ đông: dậu tương, ngô đông
• Kinh nghiệm trồng tỏi tây
• Phòng chống rét đậm cho rau màu vụ đông
• Kinh nghiệm trồng ớt ở Ngăm Mạc
• Trồng cau tứ thời xen ớt sừng bo
• Trồng ớt cay
• Trồng ớt ngọt
• Trồng mướp đắng dùng plastic
• Kỹ thuật trồng cây rau dền
• Gieo trồng xà lách
• Một số bệnh hại hoa hồng
• Thâm canh khổ qua giống mới
• Kinh nghiệm thâm canh mạ xuân sớm
• Ốc hại cây trồng và biện pháp IPM

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb