Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Kinh nghiệm SX

Bệnh ngã nước ở trâu bò

Bệnh ngã nước ở trâu bò mà nông dân thường gọi là bệnh do ký sinh trùng do một loài vi sinh vật ký sinh trong máu gây ra, có tên là tiêu mao trùng (còn gọi là Xura). Bệnh thường chỉ xuất hiện khi chuyển trâu, bò từ miền núi xuống đồng bằng. Bệnh gây thiệt hại lớn bởi nó có thể làm chết cả đàn.

Nguyên nhân

Bệnh lây lan do ruồi, muỗi, mòng hoặc đỉa, vắt đốt con vật bệnh rồi đốt sang trâu, bò khoẻ. Trâu, bò ở miền núi có thể mang mầm bệnh nhưng do được ăn đủ cỏ, ít phải cày bừa nên mầm bệnh không phát. Nhưng nếu chuyển chúng về miền xuôi, do lượng cỏ hạn chế, lại phải cày bừa nặng nhọc, sức khoẻ giảm sút nên bệnh có thể bùng phát, người dân thường gọi là trâu ngã nước. Với trâu nuôi ở đồng bằng vốn thích nghi với điều kiện sống nên có sức đề kháng tốt hơn, tỉ lệ mắc bệnh thấp hơn.

Triệu chứng

- ở thể mãn tính, trâu gầy sút đi, có biểu hiện phù thũng ở dưới hàm, bụng, háng, cơ quan sinh dục. Nhiều con có thể bị liệt chân sau hoặc cả thân sau, niêm mạc mắt vàng khè hoặc đỏ tía. Sức cày bừa của trâu giảm sút hẳn và dường như không còn sức khoẻ khi bệnh kéo dài vài tuần, nếu vào mùa rét thì trâu đổ gục và chết.

- ở thể cấp tính, trâu đang ở thể trạng bình thường bỗng thở gấp, run rẩy, ngã lăn ra và chết rất nhanh chóng trong vòng vài giờ. ở thể này thường ít gặp hơn thể mãn tính.

Phòng và chống bệnh

Vì bệnh gây tác hại lớn về mặt kinh tế nên bà con cần hết sức đề phòng

- Nếu đưa trâu từ miền núi về đồng bằng cần phải cho chúng ăn uống đầy đủ và cho tập làm quen dần với công việc.

- Đối với những vùng hay xảy ra bệnh ngã nước, cần tiêm phòng cho trâu 2 lần/năm bằng thuốc đặc trị Naganol.

- Cần chú ý diệt muỗi, mòng và các vật trung gian truyền bệnh.

- Nếu thấy trâu bắt đầu có triệu chứng, cần lấy mẫu máu gửi đi kiểm tra tìm ký sinh trùng, phát hiện bệnh sớm, dùng ngay dung dịch Naganol 19% tiêm bắp với liều 10mg/kg thể trọng.

Theo Kim Oanh (Báo nông thôn ngày nay)


° Các tin khác
• Bệnh nấm da lông ở bò sữa
• Phòng trừ cỏ dại đầu mùa mưa - P2
• Phòng trừ cỏ dại đầu mùa mưa - P1
• Quản lý cỏ dại tổng hợp vụ lúa ĐX
• Kỹ thuật chọn giống dê sữa
• Một số mô hình nuôi thủy sản có hiệu quả kinh tế cao trong mùa nước nổi
• Những điều lưu ý khi nuôi cá Tra sạch
• Nuôi gấu lấy mật
• Phương pháp cho bò ăn thức ăn thô và thức ăn tinh
• Phương pháp khám thai cho bò
• Kỹ thuật làm đất tối thiểu trong sản xuất cây vụ đông: dậu tương, ngô đông
• Kinh nghiệm trồng tỏi tây
• Phòng chống rét đậm cho rau màu vụ đông
• Kinh nghiệm trồng ớt ở Ngăm Mạc
• Trồng cau tứ thời xen ớt sừng bo
• Trồng ớt cay
• Trồng ớt ngọt
• Trồng mướp đắng dùng plastic
• Kỹ thuật trồng cây rau dền
• Gieo trồng xà lách
• Một số bệnh hại hoa hồng
• Thâm canh khổ qua giống mới
• Kinh nghiệm thâm canh mạ xuân sớm
• Ốc hại cây trồng và biện pháp IPM
• Xử lý lúa giống và những điều cần biết
• Dưa leo bị xoắn đọt, xoắn lá
• Bàn giải pháp ngăn mặn và sử dụng nước ngọt bền vững ở Bến Tre
• Phòng trị bệnh trên cây Nhãn
• Chữa hà móng
• Bệnh viêm vú ở bò sữa

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb