Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Kinh nghiệm SX

Một số mô hình nuôi thủy sản có hiệu quả kinh tế cao trong mùa nước nổi

Đề án “Phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và văn hoá cho nhân dân trong mùa nước nổi” đã và đang phát triển rất có hiệu quả ở Tỉnh ta, giá trị sản phẩm làm ra và hiệu quả kinh tế từ các mô hình sản xuất mùa nước nổi năm sau, cao hơn năm trước. Từ một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân của Lãnh đạo tỉnh nhà, cùng với sự cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, nông dân An Giang đã làm nên một kỳ tích mới.

Để giúp người nông dân có sự cân nhắc chọn lựa mô hình sản xuất thích hợp với điều kiện cụ thể của mình về cơ sở vật chất, về vốn đầu tư cũng như hiệu quả trên một diện tích nuôi. Xin giới thiệu một số mô hình nuôi thủy sản rất có hiệu quả trong mùa nước nổi, bà con nông dân tham khảo và tham gia thực hiện:

1- Mô hình nuôi Ếch Thái Lan trong mùng lưới:

Mùng lưới được thiết kế nằm trong ao, bên ngoài có thể thả một loài cá như: Rô phi, điêu hồng, mè, hường… để sử dụng thức ăn dư thừa và phân của ếch. Ước tính giá thành 2 mô hình nuôi ếch như sau:

Nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp:

a- Cơ sở tính toán:

Diện tích mùng lưới: 5 m x 10 m = 50 m2, mật độ thả: 100 con/m2

Sử dụng 100% thức ăn công nghiệp loại Cargill có độ đạm từ 28-30%.

Số lần cho ăn 3-4 lần/ngày, hệ số thức ăn 1.3, thời gian nuôi 3,5 tháng, tỉ lệ hao hụt 30 %, trọng lượng bình quân khi thu hoạch 300 g/con

Sản lượng ước đạt 1.050 kg, năng suất bình quân 21 kg/m2.

b- Chi phí sản xuất:

Chi phí ếch giống : 50 m2 x 100 con/m2 x 1.000 đ/con = 9.555.000 đ

Chi phí thức ăn: 1.050 kg x 1.3 x 7.000 đ = 500.000 đ

Chi phí vật tư (mùng lưới, bạt cao su, cây…) = 1.750.000 đ

Nhân công: 500.000 đ/tháng x 1 người x 3.5 tháng = 500.000 đ

Chi phí thuốc phòng trị bệnh =

Chi phí khác = 300.000 đ

Tổng chi: = 17.605.000đ

Ước giá thành ếch nuôi: 16.766 đồng/kg

Hạch toán kinh tế:

Với giá bán 25.000 đồng/kg

Doanh thu: 25.000 đồng/kg x 1.050 kg = 26.250.000 đồng

Lãi: 26.250.000 đ - 17.605.000 đ = 8.645.000 đồng

Hiệu quả trên 1 m2 nuôi: 172.900 đồng.

Hiệu quả trên vốn đầu tư: (8.645.000 đ / 17.605.000 đ) x 100% = 49%.

Nuôi sử dụng thức ăn tự chế (ốc bươu vàng, cá tạp) :

Ếch nuôi sử dụng thức ăn tự chế (ốc, cá tạp) nhận thấy ếch rất ưa thích loại thức ăn này nên ăn mồi mạnh hơn cho ăn thức ăn công nghiệp. So sánh cùng thời gian nuôi, tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, tỷ lệ ếch bị bệnh cũng ít hơn sử dụng thức ăn công nghiệp.

a- Cơ sở tính toán:

Diện tích mùng lưới: 5 m x 10 m = 50 m2, mật độ thả: 100 con/m2, sử dụng thức ăn tự chế: Cá tạp, ốc bươu vàng, số lần cho ăn 3 - 4 lần/ngày, hệ số thức ăn: 6.0, thời gian nuôi 3 tháng, tỉ lệ hao hụt: 30%, trọng lượng bình quân khi thu hoạch: 300 g/con

Sản lượng ước đạt 1050 kg, năng suất bình quân 21 kg/m2.

b- Chi phí sản xuất

Chi phí ếch giống : 50 m2 x 100 con/m2 x 1.000 đ/con = 5.000.000 đ

Chi phí thức ăn: 1.050 kg x 6.0 x 1.500 đ = 9.450.000 đ

Chi phí vật tư (mùng lưới, bạt cao su, cây…) = 500.000 đ

Nhân công: 500.000 đ/tháng x 1 người x 3 tháng = 1.500.000 đ

Chi phí thuốc phòng trị bệnh = 1.000.000 đ

Chi phí khác = 300.000 đ

Tổng chi: = 16.850.000đ

Ước giá thành ếch nuôi: 16.047 đồng/kg

Hạch toán kinh tế:

Với giá bán 25.000 đồng/kg

Doanh thu: 25.000 đồng/kg x 1.050 kg = 26.250.000 đồng

Lãi: 26.250.000 đ - 16.850.000 đ = 9.400.000 đồng

Hiệu quả trên 1 m2 nuôi: 188.000 đồng.

Hiệu quả trên vốn đầu tư: (9.400.000 đ / 16.850.000 đ) x 100% = 55,7%.

2- Mô hình nuôi lươn đồng trong bể lót cao su:

Năm 2004 phong trào nuôi lươn phát triển khá mạnh ở một số địa phương trong tỉnh, con giống thả nuôi là con giống đánh bắt từ tự nhiên thu gom từ các địa phương trong và ngoài tỉnh, tập trung ở một số huyện chủ yếu sau:

- Nhiều nhất là ở huyện Châu Thành với 364 hộ nuôi, tương đương 18.850 m2 bể nuôi, tập trung nhiều nhất là xã Vĩnh Hanh 203 hộ, Cần Đăng 36 hộ, Bình Hoà 31 hộ.

- Thành phố Long Xuyên: 50 hộ nuôi tương đương 2.000 m2, tập trung nhiều nhất ở xã Mỹ Thới 31 hộ.

- Huyện Thoại Sơn: 50 hộ nuôi tương đương 1.000 m2, tập trung nhiều nhất ở xã Phú Thuận 45 hộ.

Theo các cán bộ của Trạm Khuyến nông của 3 huyện trên, số hộ đăng ký nuôi lươn trong năm 2005 tăng lên gấp đôi so với năm 2004. Do đó vấn đề lươn giống trong năm nay sẽ rất khó khăn.

Ước tính giá thành của mô hình nuôi lươn

a- Cơ sở tính toán:

Diện tích bể: 4m x 10m = 40m2 , trọng lượng bình quân lươn thả nuôi: 40-50 con/kg, giá lươn giống 20.000 đ/kg, mật độ thả 40 con/m2, sử dụng thức ăn cá tạp giá bình quân 3000 đ/kg, thời gian nuôi 5 tháng, sử dụng nhân công gia đình, tỉ lệ hao hụt 50%, trọng lượng bình quân khi thu hoạch 150g/con.

Sản lượng ước đạt 40 m2 x 40 con/m2 x 50% x 0,15 kg = 120 kg

Năng suất bình quân 3 kg /m2.

b- Chi phí sản xuất

Chi phí lươn giống : 40 kg x 20.000 đ/kg = 800.000 đ

Chi phí thức ăn: 3.000 đ x 4 kg/ngày x 150 ngày = 1.800.000 đ

Chi phí vật tư (bạt cao su, cây, công chở đất…) = 400.000 đ

Chi phí thuốc phòng trị bệnh = 200.000 đ

Chi phí khác = 100.000 đ

Tổng chi: =3.300.000đ

Ước giá thành lươn nuôi:3.300.000 đ / 120 kg = 27.500 đồng/kg

Hạch toán kinh tế:

Với giá bán 50.000 đồng/kg

Doanh thu: 50.000 đồng/kg x 120 kg = 6.000.000 đồng

Lãi: 6.000.000 đ - 3.300.000 đ = 2.700.000 đồng

Hiệu quả trên 1 m2 nuôi: 2.700.000 đ / 40 = 67.500 đồng.

Hiệu quả trên vốn đầu tư: (2.700.000 đ / 3.300.000 đ) x 100% = 82 %.

3- Mô hình nuôi cá lóc trong mùng lưới:

Từ đầu năm đến nay giá cá lóc trên thị trường luôn đứng ở mức cao từ 20.000 đ - 26.000 đồng/kg nên số hộ nuôi cá lóc tăng hơn cùng thời điểm năm 2004. Theo kết quả điều tra thời điểm 01/4/2005, sản lượng cá lóc nuôi trong toàn tỉnh là 6.911 tấn, tập trung nhiều ở các huyện như: Phú Tân 2.593 tấn, Chợ Mới 812 tấn, Châu Đốc 742 tấn, An Phú 687 tấn, Thoại Sơn 616 tấn, Long Xuyên 529 tấn, Châu Phú 494 tấn,…Các hình thức nuôi chủ yếu là nuôi ao và nuôi vèo, cụ thể như sau:

Nuôi ao có diện tích: 64,7 ha, sản lượng là 2.543 tấn, chiếm 36,8 %,

Nuôi vèo có diện tích: 9,758 ha, sản lượng là 2.721 tấn chiếm 39,4 %

Các hình thức nuôi khác như: Nuôi bè, nuôi chân ruộng 23,8 % .

Ước tính giá thành của mô hình nuôi cá lóc trong mùng lưới:

a- Cơ sở tính toán:

Diện tích mùng: 3 m x 5 m x 1,5 m = 22,5 m3, trọng lượng bình quân cá giống thả nuôi 300 - 400 con/kg, giá cá giống 400 đ/con, mật độ thả 80 con/m3, sử dụng thức ăn cá tạp giá bình quân 4000 đ/kg, thời gian nuôi 4,5 tháng, hệ số thức ăn 3.5, sử dụng nhân công gia đình, tỉ lệ hao hụt 20%, trọng lượng bình quân khi thu hoạch 700 g/con.

Sản lượng ước đạt 22,5 m3 x 80 con/m3 x 80% x 0,7 kg = 1008 kg

Năng suất bình quân 44,8 kg /m3.

b- Chi phí sản xuất

Chi phí cá : 400 đ x 1.800 con = 720.000 đ

Chi phí thức ăn: 4.000 đ x 3.3 x 1.008kg = 14.112.000 đ

Chi phí vật tư (lưới, cây, …) = 300.000 đ

Chi phí thuốc phòng trị bệnh = 500.000 đ

Chi phí khác = 500.000 đ

Tổng chi: = 16.132.000đ

Ước giá thành cá lóc nuôi:16.132.000 đ / 1.008 kg = 16.000 đồng/kg

Hạch toán kinh tế:

Với giá bán 20.000 đồng/kg

Doanh thu: 20.000 đồng/kg x 1.008 kg = 20.160.000 đồng

Lợi nhuận: 20.160.000 đ - 16.13200.000 đ = 4.028.000 đồng

Hiệu quả trên 1 m3 nuôi: 4.028.000 đ / 22,5 = 179.000 đồng.

Hiệu quả trên vốn đầu tư: (4.028.000 đ / 16.132.000 đ) x 100% = 25 %.

Theo Trần Phùng Hoàng Tuấn, TT NC&SX giống thủy sản An Giang


° Các tin khác
• Những điều lưu ý khi nuôi cá Tra sạch
• Nuôi gấu lấy mật
• Phương pháp cho bò ăn thức ăn thô và thức ăn tinh
• Phương pháp khám thai cho bò
• Kỹ thuật làm đất tối thiểu trong sản xuất cây vụ đông: dậu tương, ngô đông
• Kinh nghiệm trồng tỏi tây
• Phòng chống rét đậm cho rau màu vụ đông
• Kinh nghiệm trồng ớt ở Ngăm Mạc
• Trồng cau tứ thời xen ớt sừng bo
• Trồng ớt cay
• Trồng ớt ngọt
• Trồng mướp đắng dùng plastic
• Kỹ thuật trồng cây rau dền
• Gieo trồng xà lách
• Một số bệnh hại hoa hồng
• Thâm canh khổ qua giống mới
• Kinh nghiệm thâm canh mạ xuân sớm
• Ốc hại cây trồng và biện pháp IPM
• Xử lý lúa giống và những điều cần biết
• Dưa leo bị xoắn đọt, xoắn lá
• Bàn giải pháp ngăn mặn và sử dụng nước ngọt bền vững ở Bến Tre
• Phòng trị bệnh trên cây Nhãn
• Chữa hà móng
• Bệnh viêm vú ở bò sữa
• Bệnh viêm phổi địa phương trên heo
• Trồng hoa violet
• Ưu điểm của các phương pháp sạ lúa - P2
• Ưu điểm của các phương pháp sạ lúa - P1
• Nuôi vịt chạy đồng
• Kinh nghiệm nuôi vịt đẻ chạy đồng

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb