Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Kinh nghiệm SX

Một số bệnh hại hoa hồng

Bệnh do nấm Bệnh phấn trắng: Bệnh do nấm Sphaerothecapannosa L.Rosae gây ra. Lúc đầu trên lá xuất hiện đám vàng, sau lan rộng dần và xuất hiện những điểm phấn trắng dạng sương (phấn trắng). Cây bị bệnh sinh trưởng yếu, phát lộc kém.

Phòng trị bằng cách chọn giống chống bệnh. Nếu trồng trong nhà bảo ôn cần tăng cường thông gió giảm bớt nhiệt độ và độ ẩm, bón phân cân đối, không bón nhiều đạm, bón tăng kali, lân. Vào đầu xuân dùng tay ngắt bỏ hoặc dùng lưu huỳnh, vôi phun lên mặt lá 2-3 lần để ngừa bệnh. Còn cách phòng trị chủ yếu là xông lưu huỳnh, dùng dung dịch Silatnatri để phun. Ở những phòng ấm, có thể dùng lưu huỳnh và vôi với lượng ngang nhau hoà thành dung dịch nhũ tương để nó bốc hơi diệt khuẩn.

Bệnh đốm đen: Do nấm Dipbocarpon gây nên, mới đầu từ lá dưới, lá già lan dần lên lá non, đọt nụ, hoa. Thời kỳ đầu xuất hiện những đốm tròn màu đen, xám có viền vàng, các vết bệnh nối liền nhau trên lá. Lá bệnh rụng nhanh, ảnh hưởng đến sản lượng, chất lượng hoa.

Phải thường xuyên làm vệ sinh khi cây qua đông, nhặt lá, cành, cuống bị rụng... để giảm nguồn bệnh. Phun thuốc phòng bệnh trước khi đọt non xuất hiện ở vụ hè, tuần phun hai lần với các loại thuốc sau: Anvil 5SC, 10- 15ml/bình 8 lít, Daconil 500SC 25ml/bình 8 lít, đồng oxy clorua 30TBN 70g/bình 8 lít hoặc dùng Mydobutanil 0,048ga.i/lít, Flusi Laza 0,14 ga.i/lít (a.i là hàm lượng chất hữu hiệu) là những chất tổng hợp sinh học để phun không gây độc hại với cây và không tồn dư thuốc.

Bệnh mốc tro: Do nấm Botrytis cinerea Pers gây bệnh. Chúng bám vào nụ và hoa khiến hoa không nở được, trên hoa có những đốm màu tối sẫm, hoa nát thối và khô rụng.

Phòng trừ bằng cách hạ thấp nhiệt độ, giảm thời gian nước đọng trên mặt lá, hoa, cắt ngắn bớt cành lá bệnh. Sau khi cắt hoa, trong quá trình bảo quản, vận chuyển, phun GA3 để hạn chế bệnh, dùng thuốc trừ bệnh Sumieight 20ml/bình 10 lít, Boodo 1%.

Bệnh gỉ sắt: Do nấm Phragmidium gây ra. Bệnh xuất hiện ở lá với những vết lồi lên màu nâu đen, khi vỡ tung ra phấn màu gỉ sắt, bệnh nặng lá khô rụng.

Phải cắt bỏ tàn dư cây bị bệnh, sử dụng Boodo 1% với lưu huỳnh phun trừ.

Bệnh sương mai: Bệnh do nấm Peronosspora gây nên, thường phát sinh trên lá, đọt non và hoa.

Để tránh bệnh, trồng hoa vào lúc nhiệt độ cao, ẩm độ cao, giảm ẩm độ trên lá. Trồng trong vườn ươm cần thoáng khí, thông gió. Phun thuốc phòng trừ Boodo 1%, Ridomil MZ- 72 0,1- 0,2%.

Bệnh do vi khuẩn

Điển hình là bệnh u rễ, do khuẩn Agrobacterium gây nên. Trên rễ và cổ rễ có nhiều nốt to, nhỏ không đều. Cây bị bệnh sinh trưởng kém, lá nhỏ, vàng, rụng.

Nhổ bỏ cây bệnh, phải tiêu độc làm đất kỹ mới trồng lại, ruộng phải thoát nước tốt. Trước khi trồng phải xử lý bằng Stretomycine 5 triệu đơn vị trong 2 giờ. Áp dụng các biện pháp sinh học, khi cắt, ghép cành giâm phải tiêu độc dụng cụ, dùng dung dịch Formol 5- 10% và muối NaCl ngâm 8- 10 phút.

Bệnh do virus và các thể nguyên sinh

Các bệnh này thường có dạng vân lá, mất màu xanh, vàng gân, dị dạng, khô héo, cây còi cọc... do nhiều loại virus gây ra. Các loại virus này truyền bệnh chủ yếu qua dịch cây, rệp, qua nhân ghép, giâm cành... Ngoài ra còn có bệnh vằn xanh do khuẩn nguyên thể MLO gây nên, cánh hoa biến thành màu xanh hình như chiếc lá kẹp.

Thường không có thuốc đặc trị những hiện tượng này, nên chủ yếu là phòng bệnh, không sử dụng cây nhiễm bệnh để trồng, vườn ươm phải sạch bệnh...

Theo NTNN


° Các tin khác
• Thâm canh khổ qua giống mới
• Kinh nghiệm thâm canh mạ xuân sớm
• Ốc hại cây trồng và biện pháp IPM
• Xử lý lúa giống và những điều cần biết
• Dưa leo bị xoắn đọt, xoắn lá
• Bàn giải pháp ngăn mặn và sử dụng nước ngọt bền vững ở Bến Tre
• Phòng trị bệnh trên cây Nhãn
• Chữa hà móng
• Bệnh viêm vú ở bò sữa
• Bệnh viêm phổi địa phương trên heo
• Trồng hoa violet
• Ưu điểm của các phương pháp sạ lúa - P2
• Ưu điểm của các phương pháp sạ lúa - P1
• Nuôi vịt chạy đồng
• Kinh nghiệm nuôi vịt đẻ chạy đồng
• Thụ tinh nhân tạo ngan, vịt
• Kỹ thuật nuôi dế
• Kỹ thuật trồng nấm mèo
• Chăn nuôi vịt chuyên trứng Khaki Campbell
• Trồng và chăm sóc hoa phong lan
• Xử lý nước thải của vật nuôi bằng các cây thuỷ sinh
• Trồng hoa huệ - Mô hình mới ở Thoại Sơn
• Nuôi vịt CV super M2 và M2
• Kỹ thuật trồng, chăm sóc và xử lý sầu riêng, măng cụt ra trái mùa - P2
• Kỹ thuật trồng, chăm sóc và xử lý sầu riêng, măng cụt ra trái mùa - P1
• Làm lồng ấp thủ công trong nuôi gà
• Bình Dương dùng nước tỏi phòng chữa bệnh cúm gà
• Cách nuôi chim gáy
• Kỹ thuật nuôi gà thả vườn
• Kỹ thuật nuôi đà điểu

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb