Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Kinh nghiệm SX

Thâm canh khổ qua giống mới

Thêm hai giống khổ qua lai F1 mới đang được thị trường ưa chuộng là Big49 và Big14, thích nghi rộng, chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất khá cao, từ 40-60 tấn/ha, cho thu nhập trên 100 triệu đồng/ha.

Thời vụ:

Khổ qua (mướp đắng) có thể trồng được quanh năm, tốt nhất là vụ đông xuân vì dễ trồng và năng suất cao, vụ hè thu thường bị ruồi đục trái gây hại nên chú ý đề phòng trước.

Chuẩn bị đất:

- Đất phải được cày bừa kỹ, làm cỏ sạch trước lúc trồng 10-15 ngày, trong lúc cày bừa nên kết hợp bón vôi để xử lý đất: 80-100kg vôi/1.000 m2.

- Làm liếp: Lên liếp cao hay thấp là tùy thuộc vào mùa vụ. Thông thường liếp cao tối thiểu 30-40cm so với đáy rãnh, mặt rộng của liếp từ 0,6-0,7m, khoảng cách giữa 2 liếp tính từ tim là 1,2-1,4m. Sau khi lên liếp xong nên dùng bạt phủ nông nghiệp để phủ liếp nhằm hạn chế cỏ dại, sâu bệnh và tiết kiệm nước tưới.

- Làm giàn: Vì là giống lai nên cây phát triển rất mạnh, cần làm giàn cao để thu được năng suất cao, dễ phòng trừ sâu bệnh. Cây làm giàn phải dài trên 2m, có thể làm giàn theo nhiều cách khác nhau: làm giàn chữ X, A và giàn vuông.

Gieo hạt:

Chuẩn bị hốc gieo: Hốc gieo hạt đất phải tơi xốp, có thể trộn thêm một ít phân chuồng hoai và tro trấu. Mật độ trồng là 0,4-0,5m/cây, hàng cách hàng là 1,2-1,3m. Mỗi hốc chỉ gieo 1 hạt, số cây cho 1.000 m2 từ 1.400-1.600 cây.

Hạt trước khi gieo nên ngâm trong nước (2 sôi 3 lạnh) trong 5-6 giờ, sau đó vớt ra ủ vào khăn ấm, cứ 24 tiếng thì rửa xả cho đến khi hạt nứt nanh thì đem gieo.

Hạt sau khi nứt nanh đem gieo trực tiếp vào hốc, sâu không quá 2cm, gieo xong nên phủ một ít phân chuồng hoai hoặc mụn xơ dừa, rồi rắc một ít thuốc Furadan để phòng côn trùng ăn hạt và hại cây con.

Trồng dặm: Khi hạt đã nảy mầm thì xem xét lại những cây không mọc hoặc mọc yếu nên trồng dặm lại. Trồng dặm khi cây con có 2 lá thật, trồng vào lúc chiều mát, trồng xong là tưới nước ngay, khi gieo hạt nên gieo thêm bên ngoài 10% để trồng dặm.

Phân bón

Để đạt năng suất cao nên đầu tư phân bón đầy đủ và thích hợp, tùy điều kiện canh tác thời tiết từng vùng mà bón. Sau đây là một công thức bón tương đối thích hợp cho các loại đất và giống Big49, Big14 áp dụng cho 1.000m2: Phân chuồng: 1,5 - 2 tấn; vôi: 80- 100kg; lân super: 30kg; NPK (16-16-8): 50kg; urê: 16kg; KCl (muối ớt): 20kg.

Cách bón phân:

Bón lót toàn bộ phân chuồng, vôi, 15kg super lân, 10kg NPK, 4kg urê, 4kg KCl. Còn lại bón thúc theo từng chu kỳ cây phát triển.

Lưu ý: Mỗi lần bón nên trộn các loại phân lại với nhau, bón lúc sáng sớm hoặc chiều mát, bón xong là tưới ngay tránh gây độc cho cây và thất thoát phân. Đối với những vùng đất xấu, đất phèn thì trong giai đoạn thu trái nên kết hợp phun phân bón lá hữu cơ Supermes để tăng năng suất và sự chống chịu của cây. Trồng vào mùa nắng nhiều nên sử dụng thêm một số vi lượng như Sulphat Magiê, Mangan, Borax với lượng mỗi loại 1,5kg/ 1.000 m2. Vì mùa này cây thường thiếu các chất này làm cây ít ra trái, lá dễ bị vàng, ngọn bị teo lại. Có thể sử dụng các loại thuốc sau: Kumulus, Actave, Daconil, Dithane, Bayfidan, Bonanza... để phun trừ.

Thu hoạch

Sau khi gieo được 38-40 ngày thì bắt đầu thu trái, cứ 2-3 ngày thu 1 lần. Là giống khổ qua lai mới, nếu chăm sóc và đầu tư tốt có thể thu hoạch kéo dài 18-20 đợt.

Nguồn tin: NTNN


° Các tin khác
• Kinh nghiệm thâm canh mạ xuân sớm
• Ốc hại cây trồng và biện pháp IPM
• Xử lý lúa giống và những điều cần biết
• Dưa leo bị xoắn đọt, xoắn lá
• Bàn giải pháp ngăn mặn và sử dụng nước ngọt bền vững ở Bến Tre
• Phòng trị bệnh trên cây Nhãn
• Chữa hà móng
• Bệnh viêm vú ở bò sữa
• Bệnh viêm phổi địa phương trên heo
• Trồng hoa violet
• Ưu điểm của các phương pháp sạ lúa - P2
• Ưu điểm của các phương pháp sạ lúa - P1
• Nuôi vịt chạy đồng
• Kinh nghiệm nuôi vịt đẻ chạy đồng
• Thụ tinh nhân tạo ngan, vịt
• Kỹ thuật nuôi dế
• Kỹ thuật trồng nấm mèo
• Chăn nuôi vịt chuyên trứng Khaki Campbell
• Trồng và chăm sóc hoa phong lan
• Xử lý nước thải của vật nuôi bằng các cây thuỷ sinh
• Trồng hoa huệ - Mô hình mới ở Thoại Sơn
• Nuôi vịt CV super M2 và M2
• Kỹ thuật trồng, chăm sóc và xử lý sầu riêng, măng cụt ra trái mùa - P2
• Kỹ thuật trồng, chăm sóc và xử lý sầu riêng, măng cụt ra trái mùa - P1
• Làm lồng ấp thủ công trong nuôi gà
• Bình Dương dùng nước tỏi phòng chữa bệnh cúm gà
• Cách nuôi chim gáy
• Kỹ thuật nuôi gà thả vườn
• Kỹ thuật nuôi đà điểu
• Kỹ thuật nuôi chim cút sinh sản

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb