Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Kinh nghiệm SX

Xử lý lúa giống và những điều cần biết

Hiện nay có 3 cách xử lý lúa giống được bà con nông dân sử dụng tương đối phổ biến:

1/ Xử lý lúa giống với acid nitric để phá miên trạng hạt nhằm giúp lúa giống lên đều trong trường hợp sử dụng hạt giống mới thu hoạch còn miên trạng (hạt lúa còn ngủ nghỉ).

2/ Xử lý lúa giống với thuốc Carban để phòng ngừa bệnh lúa von.

3/ Xử lý lúa giống với thuốc Actara để bảo vệ cây lúa non không bị thiệt hại do bù lạch hoặc rầy nâu mang mầm bệnh virus từ nơi khác di trú đến.

Để xử lý lúa giống cho có kết quả tốt trong trường hợp muốn xử lý lúa giống bằng cả 3 cách nêu trên, bà con mình có thể làm theo các bước cụ thể như sau:

Xử lý lúa giống để phá miên trạng

Lúa giống mới thu hoạch thường có miên trạng do hạt lúa có chứa các chất ức chế nẩy mầm nằm trên vỏ trấu và trong phôi nhũ của hạt ngăn cản hạt lúa nẩy mầm nên ngâm ủ ngay lúa lên không đều. Các chất ức nẩy mầm này tự nhiên phân huỷ dần theo thời gian, khi chúng phân huỷ hết thì lúa giống ngâm ủ lên mới đều.

Muốn ngâm ủ ngay mà lúa lên đều, bà con nông dân phải phá miên trạng hạt bằng cách pha acid nitric với liều lượng đủ để phá huỷ hết các chất ức chế nẩy mầm thì lúa lên mới đều. Nếu pha quá ít acid phá không hết các chất ức chế nẩy mầm hoặc pha quá nhiều acid làm hư mầm hạt thì lúa cũng lên không đều (thường thì nồng độ acid từ 2-5%o).

Lúa giống có miên trạng khác nhau tuỳ trường hợp: Giống lúa dài ngày, hạt to, vỏ trấu dầy như Jasmine, Khaodawkmali,… thường có miên trạng nhiều hơn các giống khác; lúa giống mới thu hoạch 3 – 5 ngày có miên trạng nhiều hơn lúa giống đã thu hoạch 15 -20 ngày; lúa giống chỉ phơi 2 – 3 nắng có miên trạng nhiều hơn lúa giống được phơi 4 – 5 nắng.

Lúa giống có miên trạng nhiều phải dùng lượng acid nitric nhiều hơn lúa giống có ít miên trạng mới phá hết các chất ức chế nẩy mầm. Thí dụ:

- Đối với giống lúa Jasmine: Lúa giống mới thu hoạch 3 – 5 ngày thường dùng 2 chai acid nitric 100 cc ngâm cho 1 giạ lúa giống, lúa giống đã thu hoạch 15 – 20 ngày thường dùng 1 chai acid nitric 100 cc ngâm cho 1 giạ lúa giống, lúa giống đã thu hoạch 25 – 30 ngày thường dùng 1/5 chai acid nitric 100 cc ngâm cho 1 giạ lúa giống.

- Đối với giống lúa OM 1490: Lúa giống mới thu hoạch 5-10 ngày thường dùng 1/5 chai acid nitríc 100 cc ngâm cho 1 giạ lúa giống.

Chú ý: Liều lượng acid nitric nêu trong thí dụ trên chỉ để tham khảo, muốn xác định chính xác liều lượng acid nitric cần thiết khi ngâm giống để cho lúa lên thật đều phải rấm thử lúa giống trước khi ngâm giống sạ, có thể dùng 4 chai nhựa 1 lít pha acid với các liều lượng khác nhau để thử, mỗi chai ngâm 1 nắm lúa để qua 1 đêm, vớt ra rửa sạch và ủ lại, khi lúa nẩy mầm kiểm tra xem lúa ngâm trong chai nào lên mạnh nhất thì sử dụng liều lượng acid theo chai đó để ngâm cho lúa giống của mình là chắc ăn nhất.

- Chai thứ 1: Ngâm nước lạnh không có acid. Nếu lúa lên đều có nghĩa là hạt giống đã hết miên trạng thì không cần xử lý acid.

- Chai thứ 2: Pha 1cc acid với 1 lít nước tương đương dùng 1/5 chai acid nitric 100 cc ngâm cho 1 giạ lúa giống.

- Chai thứ 3: Pha 5cc acid với 1 lít nước tương đương dùng 1 chai acid nitric 100 cc ngâm cho 1 giạ lúa giống.

- Chai thứ 4: Pha 10 cc acid với 1 lít nước tương đương dùng 2 chai acid nitric 100 cc ngâm cho 1 giạ lúa giống.

Qui trình xử lý acid nitríc để phá miên trạng lúa giống và tiếp tục xử lý với Canban và Actara được tiến hành cụ thể như sau:

1. Giấm thử lúa giống của bà con mình 5 -7 ngày trước khi ngâm giống sạ với các liều lượng acid nitric khác nhau, nhằm xác định chính xác liều lượng acid nitríc tốt nhất để ngâm cho lúa giống lên đều.

2. Ngâm lúa giống 8 – 9 giờ (sáng ngâm đến chiều tối vớt) với dung dịch acid nitríc pha theo liều lượng mà bà con đã giấm thử thấy lúa lên đều nhất (nhớ vớt bỏ hạt lửng, lép sau khi đổ lúa vô ngâm).

3. Sau đó vớt ra rửa sạch (cho hết mùi chua).

4. Tiếp tục ngâm lúa giống 8 – 9 giờ (tối ngâm đến sáng vớt) với thuốc Carban theo liều lượng 60 cc thuốc Carban dùng để ngâm cho 1 giạ lúa giống.

5. Sau đó vớt ra rửa sạch (cho hết mùi chua).

6. Banh mỏng lúa giống ra phơi nắng vài giờ cho ráo vỏ và ấm hạt lúa.

7. Gom lúa giống lại, đậy và ủ đến chiều tối. Sau đó pha thuốc Actara tưới lên lúa giống và trộn cho đều với liều lượng 1 gói 1 gram thuốc Actara pha với khoảng lít nước (lượng nước vừa đủ bám đều hạt lúa là được) dùng cho 10 kg lúa giống.

8. Đậy lại và tiếp tục ủ đến sáng là mộng và rễ ra vừa để sạ hàng.

Nguồn tin: NNVN


° Các tin khác
• Dưa leo bị xoắn đọt, xoắn lá
• Bàn giải pháp ngăn mặn và sử dụng nước ngọt bền vững ở Bến Tre
• Phòng trị bệnh trên cây Nhãn
• Chữa hà móng
• Bệnh viêm vú ở bò sữa
• Bệnh viêm phổi địa phương trên heo
• Trồng hoa violet
• Ưu điểm của các phương pháp sạ lúa - P2
• Ưu điểm của các phương pháp sạ lúa - P1
• Nuôi vịt chạy đồng
• Kinh nghiệm nuôi vịt đẻ chạy đồng
• Thụ tinh nhân tạo ngan, vịt
• Kỹ thuật nuôi dế
• Kỹ thuật trồng nấm mèo
• Chăn nuôi vịt chuyên trứng Khaki Campbell
• Trồng và chăm sóc hoa phong lan
• Xử lý nước thải của vật nuôi bằng các cây thuỷ sinh
• Trồng hoa huệ - Mô hình mới ở Thoại Sơn
• Nuôi vịt CV super M2 và M2
• Kỹ thuật trồng, chăm sóc và xử lý sầu riêng, măng cụt ra trái mùa - P2
• Kỹ thuật trồng, chăm sóc và xử lý sầu riêng, măng cụt ra trái mùa - P1
• Làm lồng ấp thủ công trong nuôi gà
• Bình Dương dùng nước tỏi phòng chữa bệnh cúm gà
• Cách nuôi chim gáy
• Kỹ thuật nuôi gà thả vườn
• Kỹ thuật nuôi đà điểu
• Kỹ thuật nuôi chim cút sinh sản
• Trừ sâu tơ phá hại cải bắp - cải bông
• Trồng Sa nhân dưới tán rừng
• Một số biện pháp kỹ thuật áp dụng trồng Lạc che Nilon vụ thu đông

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb