Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Kinh nghiệm SX

Dưa leo bị xoắn đọt, xoắn lá

Dưa leo khi có 3-4 lá thật thì bề mặt lá bị vàng, ngoài rìa lá xoăn lại, gân lá có màu xanh đậm, lúc dây bò lên giàn thì thấy đọt cũng xoăn lại, phát triển rất kém. Khi cho trái thì trái có vết màu vàng nâu như bị sâu đục nhưng chẻ ra lại không thấy sâu mà vết nâu đó có khi vào tận ruột dưa. Xin cho biết nguyên nhân và cách phòng trị?

Các triệu chứng bệnh chủ yếu được mô tả ở trên là biểu hiện khá rõ của bệnh khảm và bệnh thán thư trên cây dưa leo. Lá lốm đốm vàng, gân xanh đậm, đọt non biến dạng quăn queo, cây dưa phát triển kém,… là những triệu chứng của bệnh hoa lá (còn gọi là bệnh khảm) do virus gây ra. Virus được truyền lan qua môi giới là bọ trĩ và rệp, hai loại côn trùng này xuất hiện càng nhiều thì sự phát triển và tác hại của bệnh khảm do virus càng nặng.

Do vậy để phòng trừ bệnh khảm, cách tốt nhất là diệt bọ trĩ và rệp. Các thuốc diệt tốt hai loại côn trùng này là Sherpa, Sherzol, Fenbis, Sago Super, Dragon, Gà Nòi, Netoxin.… Song song đó vẫn phải áp dụng các biện pháp vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ dại để hạn chế nguồn bệnh và côn trùng môi giới.

Triệu chứng tiếp theo bạn mô tả là trên trái dưa có vết màu vàng nâu ăn sâu vào tận ruột dưa,… đây là biểu hiện của bệnh thán thư do nấm Colletotrichum lagenarium, bệnh gây hại cả lá, thân và trái dưa.

Bệnh thán thư phát triển mạnh trong điều kiện nóng, ẩm, từ khi cây dưa bắt đầu có hoa đến khi thu hoạch. Để phòng trừ bệnh thán thư (kể cả một số bệnh hại khác gây hại trên dưa) bạn cần áp dụng các biện pháp liên hoàn như : Không sử dụng hạt ở trái bị bệnh để làm giống, từ khi cây có 5- 6 lá thật, nên phun phòng bằng một trong các loại thuốc như Dipomate, Zin hoặc các thuốc gốc đồng, nếu cây đã xuất hiện triệu chứng bệnh nên sử dụng các thuốc đặc trị như Carbenzim, Bendazol, Thio-M,…thu gom cây bị bệnh nặng đem tiêu hủy, nếu ruộng bị bệnh gây hại nặng hàng năm nên mạnh dạn chuyển đổi sang loại cây trồng khác họ (ít nhất trong vòng 1 năm)…

Nguồn tin: NNVN


° Các tin khác
• Bàn giải pháp ngăn mặn và sử dụng nước ngọt bền vững ở Bến Tre
• Phòng trị bệnh trên cây Nhãn
• Chữa hà móng
• Bệnh viêm vú ở bò sữa
• Bệnh viêm phổi địa phương trên heo
• Trồng hoa violet
• Ưu điểm của các phương pháp sạ lúa - P2
• Ưu điểm của các phương pháp sạ lúa - P1
• Nuôi vịt chạy đồng
• Kinh nghiệm nuôi vịt đẻ chạy đồng
• Thụ tinh nhân tạo ngan, vịt
• Kỹ thuật nuôi dế
• Kỹ thuật trồng nấm mèo
• Chăn nuôi vịt chuyên trứng Khaki Campbell
• Trồng và chăm sóc hoa phong lan
• Xử lý nước thải của vật nuôi bằng các cây thuỷ sinh
• Trồng hoa huệ - Mô hình mới ở Thoại Sơn
• Nuôi vịt CV super M2 và M2
• Kỹ thuật trồng, chăm sóc và xử lý sầu riêng, măng cụt ra trái mùa - P2
• Kỹ thuật trồng, chăm sóc và xử lý sầu riêng, măng cụt ra trái mùa - P1
• Làm lồng ấp thủ công trong nuôi gà
• Bình Dương dùng nước tỏi phòng chữa bệnh cúm gà
• Cách nuôi chim gáy
• Kỹ thuật nuôi gà thả vườn
• Kỹ thuật nuôi đà điểu
• Kỹ thuật nuôi chim cút sinh sản
• Trừ sâu tơ phá hại cải bắp - cải bông
• Trồng Sa nhân dưới tán rừng
• Một số biện pháp kỹ thuật áp dụng trồng Lạc che Nilon vụ thu đông
• Trồng hành tím

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb