Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Kinh nghiệm SX

Bàn giải pháp ngăn mặn và sử dụng nước ngọt bền vững ở Bến Tre

Tỉnh Bến Tre vừa tổ chức hội thảo, bàn giải pháp ngăn mặn, cung cấp, sử dụng nước ngọt bền vững trên địa bàn tỉnh, với sự tham dự của đông đảo các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các viện nghiên cứu và các trường đại học trong nước và khu vực.

Tại hội thảo này các nhà khoa học đã đưa ra nhiều giải pháp, nhưng đáng chú ý là có những tham luận cho rằng: không nên ngăn mặn triệt để, bởi làm như vậy sẽ rất tốn kém và không bền vững. Chỉ nên ngăn mặn cục bộ, còn lại bố trí cây trồng, vật nuôi thích hợp.

Có ý kiến cho rằng: nên khai tác, sử dụng tài nguyên đất, nước và sinh vật thuận theo môi trường, sống chung với mặn và chỉ tập trung giải quyết nhu cầu cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân.Đây là giải pháp ít tốn kém nhất. Theo hướng này, tỉnh cần xây dựng thêm một số nhà máy nước cung cấp cho cả cù lao Minh, từ huyện đầu nguồn nước ngọt Chợ Lách, qua Mỏ Cày đến huyện miền biển Thạnh Phú. Sau đó lắp đặt đường ống PVC, phi 400, dài 60km, cung cấp nước ngọt cho hộ dân dùng theo các nhánh rẽ, kinh phí đầu tư khoảng 104 tỉ đồng.Tương tự, ở các huyện giáp biển thì xây dựng nhà máy nước từ vùng ngọt, rồi lắp đặt đường ống dẫn về, như tuyến Giồng Trôm- Ba Tri, dài 22km, nếu thực hiện theo phương án nầy chỉ tốn trên 2 tỉ đồng, mà vẫn khai thác được lợi thế của vùng nước mặn.

Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục xin Trung ương hỗ trợ kinh phí để sớm hoàn thành và hoàn chỉnh các công trình thủy lợi đang xây dựng dở dang như: công trình ngọt hóa Bắc Bến Tre, dự an thủy lợi Cầu Sập, Hương Mỹ và tuyến đê biển Ba Tri- Thạnh Phú...

Những ý kiến trên sẽ được UBND tỉnh nghiên cứu, nhằm chọn ra giải pháp tốt nhất, có tính khả thi và hài hòa lợi ích giữa con người và thiên nhiên./.

Nguồn tin: TTXVN


° Các tin khác
• Phòng trị bệnh trên cây Nhãn
• Chữa hà móng
• Bệnh viêm vú ở bò sữa
• Bệnh viêm phổi địa phương trên heo
• Trồng hoa violet
• Ưu điểm của các phương pháp sạ lúa - P2
• Ưu điểm của các phương pháp sạ lúa - P1
• Nuôi vịt chạy đồng
• Kinh nghiệm nuôi vịt đẻ chạy đồng
• Thụ tinh nhân tạo ngan, vịt
• Kỹ thuật nuôi dế
• Kỹ thuật trồng nấm mèo
• Chăn nuôi vịt chuyên trứng Khaki Campbell
• Trồng và chăm sóc hoa phong lan
• Xử lý nước thải của vật nuôi bằng các cây thuỷ sinh
• Trồng hoa huệ - Mô hình mới ở Thoại Sơn
• Nuôi vịt CV super M2 và M2
• Kỹ thuật trồng, chăm sóc và xử lý sầu riêng, măng cụt ra trái mùa - P2
• Kỹ thuật trồng, chăm sóc và xử lý sầu riêng, măng cụt ra trái mùa - P1
• Làm lồng ấp thủ công trong nuôi gà
• Bình Dương dùng nước tỏi phòng chữa bệnh cúm gà
• Cách nuôi chim gáy
• Kỹ thuật nuôi gà thả vườn
• Kỹ thuật nuôi đà điểu
• Kỹ thuật nuôi chim cút sinh sản
• Trừ sâu tơ phá hại cải bắp - cải bông
• Trồng Sa nhân dưới tán rừng
• Một số biện pháp kỹ thuật áp dụng trồng Lạc che Nilon vụ thu đông
• Trồng hành tím
• Trồng gừng dưới tán rừng

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb