Trừ sâu tơ phá hại cải bắp - cải bông
Sâu tơ (Plutella xylostella) gây hại nghiêm trọng vùng ôn đới và nhiệt
đới. Mật độ sâu tơ tỷ lệnghịch với mưa. Vòng đời sâu tơ ngắn chỉ 12 – 15 ngày,
sinh sản cao, tính kháng thuốc nhanh. Thiệt hại hằng năm do sâu tơ gây ra khoảng
30 – 50% năng suất, chi phí phòng trừ chiếm 20 – 40% tổng chi phí đầu tư - nhất
là trên bắp cải. Cứ 1.000m2 rau cải ngoại thành TPHCM 10 năm trước, nông dân tốn
gần 2 triệu đồng.
TPHCM và nhiều tỉnh thành khác đang quan tâm xây dựng
vùng rau sạch, an toàn (hạn chế tối đa dư lượng thuốc trừ sâu, NO3, kim loại
nặng). Năm nay, nắng kéo dài, độ ẩm cao,... sâu tơ phá hại cải bắp, cải bông và
nguy cơ nhất là các vùng trồng rau cao nguyên, ngoại thành TPHCM và các tỉnh
ĐBSCL. Chúng tôi đem nỗi lo sâu tơ phá hoại rau họ thậptự đến Nam.
* Thưa Thạc sĩ, dường như thạc sĩ chú ý chiến lược quản lý mật
độ sâu tơ ở mức thấp chấp nhận được hơn là “tiêu diệt sạch”. Thạc sĩ có thể nói
đôi điều?
- Thạc sĩ Dương Thành Tài: Từ nhiều năm nay, bà con mình sử
dụng thuốc hoá học ở vùng chuyên canh rau họ thập chữ, tồn tại dư lượng thuốc
hại sức khoẻ, sâu tơ kháng thuốc mạnh, việc tái phát sâu cao, có khi hơn cả
trước khi diệt sâu... khiến cho các thuốc hoá học không hấp dẫn.
Năm nay, trời nắng kéo dài, sâu tơ phát triển (năm 1980, Đài
Loan hạn hán, sâu phát triển quanh năm). Tại Việt Nam, năm 1994, chúng tôi cùng
KS.Nguyễn Quí Hùng có nghiên cứu cho thấy, mật độ sâu tơ trên ruộng cải ngay sau
khi dứt mưa ít hơn so tháng 1-tháng 2 năm sau (16 sâu/cây so với 45 sâu/cây). Vì
vậy, chúng tôi tìm cách mới.
* Cách mới có gì đặc biệt, thưa Thạc sĩ?
- Trước mắt chúng chú ý tôi tìm giống kháng sâu tơ và tìm biện
pháp canh tác phòng trừ sâu tơ.
Người Mỹ, tại trại thí nghiệm nông nghiệp New York,
TS.EcKendore phát hiện ra giống cải bông PI234599 kháng sâu tơ, sau đó là giống
cải bông muộn lá xanh đậm láng cũng kháng được sâu Lepidoptera, rồi sau đó là
giống cải bắp tím kháng sâu tơ; một số bắp cải xanh như market Prize Storage
Green cũng bị sâu tơ hại cấp trung bình.
Theo dõi kết quả ban đầu của họ, năm 1990, chúng tôi hiểu: hầu
hết các cá thể cải xanh-đen-láng đều kháng sâu nhờ lớp sáp bề mặt lá cải, tinh
thể sáp có dạng hình cầu, khác với tinh thể sáp hình que ở cải xanh bình thường
không kháng được sâu. Và các nhà khoa học Mỹ tại trại New York sau đó tìm những
dòng cải kháng tốt như NY2518, NY8329, NY3891... Nói như thế, vì từ thành công
của các nhà khoa học thế giới, chúng tôi nghiên cứu tiếp theo các biện pháp canh
tác của họ, từ châu Mỹ (Honduras) sang châu Á (Đài Loan). Nhờ đó, có lúc Viện
Khoa học kỹ thuật miền Nam đưa ra hai loại bẫy: bẫy dính vàng và bẫy cây
trồng.
* Th.S vui lòng cho biết hiệu quả của biện pháp này?
- Bẫy dính vàng làm bằng bảng nhựa Vinyl Choride hiệu quả hơn
bẫy đèn và bậy pheromone. Đây là mô hình qua nghiên cứu của hai nhà khoa học
Thái: TS.Sivapragasam và Saito. Sau này ông Saito làm bẫy hình trụ có phết lớp
chất dính Hexane đặt cánh tán lá 10-30cm. Cứ 48m2 đặt 3 bẫy dính 106 con (trung
bình) 1 bẫy. Thập niên 90 Thái Lan thành công lớn. Còn bẫy cây trồng là cách
trồng xen cải bắp với cây trồng khác có sức hấp dẫn mạnh với sâu tơ hay bắp cải
thí dụ vài hàng bắp cải mù tạt (Ấn Độ) với 15 hàng cải bắp... rồi dùng thuốc
Dichlovros 0,1% phun sâu tơ trên bắp cải mù tạt... năng suất cải bắp rất cao.
Sâu tơ chỉ 1,4 con/cây so với ngoại thành TPHCM 40-50 con/cây!
Ngoài ra, có thể trồng cải bắp với cây có tính xua đuổi sâu tơ
như tỏi, kiều mạch, cây rum và cà chua... Có thời, chúng tôi trồng 4 hàng cải
bắp với 2 hàng cà chua (cà chua được trồng trước cải bắp 30 ngày) trên vùng Bình
Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, mật độ sâu tơ giảm rõ rệt (80/105 – 134/187= thử nghiệm
và đối chứng).
Theo KHPT |