Những kinh nghiệm của nông dân
Chúng tôi xin nêu một số kinh nghiệm bố trí sản xuất của nông dân để có
thể (a) thu được sản lượng cao nhất, (b) thu hoạch lúc lúa có giá nhất hoặc (c)
sản xuất loại lúa ngon ít ai có...
Vùng Trường Khánh: là vùng đi đầu trong phong trào thâm canh
của tỉnh ngay từ ngay từ sau ngày giải phóng, đặc biệt từ lúc nhân giống IR36.
Sau bao nhiêu lần rút kinh nghiệm, nông dân Trường Khánh đã biết bơm nước để có
thể giao cấy láu hề thu sớm để khi trổ ít bị mưa dầm và chín sớm bán được giá
cao. Vụ đông xuân được bố trí lùi lại để lúa chín trong tháng 1 dương lịch năm
sau bằng các giống lúa nhóm B ( thí dụ MTL83, Tép hành). Làm như vậy đạt được
năng suất cũng như giá cả đều cao. Kinh nghiệm này hiện nay đang được mở rộng ở
An Mỹ thuộc Kế Sách, Phú Tâm thuộc Mỹ Tú, và phường 5 (thị xã Sóc Trăng), Thạnh
Quới (Mỹ Xuyên).
Vùng Phú Tâm: Do quan hệ được với các đầu mối tiêu thụ gạo tại
thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay hàng trăm ha lúa Jasmin đã được gieo trồng trong
vụ hè thu cũng như vụ mùa. Giá lúa cao hơn Tài nguyên cũ nên thật là hấp dẫn. Dĩ
nhiên phải đề phòng rầy nâu. Tại An Phú, ngoại vi thị trấn Kế Sách, nông dân đã
được các chủ nhà máy đặt hàng lúa Tsengtao với giá cao hơn lúa thường 10%.
Vùng Hòa đông, Khánh Hòa, Vĩnh Châu: Đã có ba năm kinh nghiệm
sản xuất lau thơm Khao Dawk Mali, các nông hộ có vốn nhiều trữ Khao Dawk Mali
lên chờ giá, các nông hộ trung bình dành một phần đất gieo trồng lúa cao sản
trung mùa để có tiền xoay trở lúa thu hoạch, vì thông thường vào đầu vụ thu
hoạch lúa thơm Thái Lan giá còn thấp.
Vùng ven trục lộ giao thông: Là vùng dễ tiêu thụ lúa hàng hóa.
Nông dân có kinh nghiệm làm lúa cực sớm và sạ khô để có thể thu hoạch sớm
nhất, không bị dội chợ.
Vùng sâu chưa tăng vụ được: Do không tăng vụ được nên lượng
lương thực hàng hóa ít. Nông dân chú trọng lúa cao sản có chất lượng gạo trung
bình phù hợp với thị hiếu của người lao động. Hiện nay hộ đang tìm tòi giông lúa
mới để thay giống IR42 hầu bảo vệ môi trường cho vùng nuôi tôm.
Nguồn: Sở Nông nghiệp & PTNT |