Kỹ thuật hạt giống
I. GIỚI THIỆU
Hạt giống thì không giống các sản phẩm công
nghiệp. Nó rất đặc thù và khác biệt về đời sống, và chất lượng. Nó phụ thuộc vào
sản xuất, chế biến, kiểm định, bảo quản và tiêu thụ/ trao đổi trên thị trường.
Vì vậy, kỹ thuật hạt giống đòi hỏi một hệ thống và những người sản xuất cần xác
định và thực hiện tốt từng khâu trong toàn bộ tiến trình để có thể duy trì và
cải thiện chất lượng hạt giống. Kỹ thuật hạt giống là một chuỗi các hoạt động từ
lúc lúa chín cho đến khi gieo trồng ở vụ kế tiếp.
Ngày nay, chương trình chất lượng hạt giống lúa ở Việt Nam thì
đang được lưu tâm và đầu tư như máy sấy, máy phân loại hạt và kho bảo quản ở các
công ty/ trung tâm giống và dịch vụ tư nhân. Khi đó hạt giống và chất lượng hạt
giống của hệ thống cộng đồng thì còn hạn chế, vì chưa có chính sách nào hổ trợ
cũng như chưa có giải pháp nào để cải tiến chất lượng giống cho hệ thống giống
cộng đồng. Chuyên đề này sẽ thảo luận những vấn đề về kỹ thuật ở các công đoạn
sau thu hoạch và có thể áp dụng ở mức độ nông hộ và cộng đồng.
II. MỤC ĐÍCH
- Giúp bà con nông dân biết được qui trình quản lý chất lượng
hạt giống sau thu hoạch.
- Cải thiện kiến thức, khả năng sản xuất và kiểm định chất
lượng hạt giống tại cộng đồng.
- Ứng dụng trong thâm canh tổng hợp làm giảm giá thành sản
xuất.
- Xác định đúng thời điểm thu hoạch lúa để giảm thất thoát
trong thu hoạch và đảm bảo chất lượng hạt giống.
- Biết được kỹ thuật suốt lúa và chọn máy suốt thích hợp để
tuốt lúa giống.
III. NỘI DUNG
1. Tầm quan trọng của kỹ thuật hạt
giống:
Vai trò:
- Duy trì độ thuần rặc giống và ổn định về mặt di truyền.
- Phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học và sản xuất.
Mối liên hệ:
Đánh giá và sử dụng nguồn vật liệu di truyền cho lai tạo.
Tầm quan trọng của kỹ thuật hạt giống:
- Sản xuất đạt sản lượng cao, và khai thác tối đa tiềm năng
sinh trưởng và phát triển của giống lúa.
- Kỹ thuật thu hoạch và chế biến được thuận lợi và tiết kiệm
thời gian.
- Bảo quản giống tốt - sức sống lâu và hệ thống phân phối giống
được tin cậy.
2. Sinh lực hạt giống:
Hạt giống còn sinh lực (còn sức sống) là hạt giống đó chắc chắn
nẫy mầm và phát triển thành cây mạ
Lúa bình thường.
Nhân tố ảnh hưởng đến sức sống hạt giống:
* Trước thu hoạch: - Điều kiện khí hậu (mưa/ gió/bảo, nhiệt
độ...)
- Tình trạng dinh dưỡng lúc thành lập hạt.
* Sinh lý cây lúa: - Cây mang/nhiễm mầm bệnh hay thiệt hại do
sâu hại?
- Điều kiện sinh lý và thời điểm lúc thu hoạch.
* Sau thu hoạch: - Điều kiện sấy: Nhiệt độ sấy và loại máy.
- Điều kiện phơi: Đệm, lưới nylon trên nền đất, sân gạch, lộ
xe,...
- Ẩm độ của mỗi hạt trong đóng lúa/bao lúa suốt thời gian bảo
quản.
- Điều kiện bảo quản: Nhiệt độ và ẩm độ không khí (ngày -
đêm/mưa - nắng).
- Sâu hại trong lúc bảo quản (mọt lúa)
3. Miên trạng hạt:
* Định nghĩa và ích lợi:
- Sự nẩy mầm kém của hạt lúa sau thu hoạch nhưng hạt vẫn còn
sinh lực (hạt ngủ).
- Dễ sinh tồn trong thiên nhiên (chín trong lúc ngập/lũ)
* Cường độ miên trạng:
- Cường độ miên trạng tương quan thời gian miên trạng (cường độ
càng mạnh - thời gian càng dài).
- Giống lúa quang kỳ miên trạng mạnh hơn lúa cải tiến.
- Lúa chín trong điều kiện môi trường: Trời nắng, khô ráo sẽ ít
miên trạng hơn chín trong lúc thời tiết ẩm.
* Nguyên nhân:
- Vỏ hạt cứng và chất cutin không thấm nước.
- Phôi chưa chín (thuần thục).
- Hiện diện của chất ức chế sinh trưởng.
* Phá miên trạng:
- Bóc vỏ trấu: Đối với lượng giống ít như dòng lai F3,
F4,...
- Xử lý nhiệt: Dùng máy sấy ở nhiệt độ 50 - 550C trong 5 ngày,
hoặc ngâm lúa trong nước ấm (tỉ lệ 3 sôi + 2 lạnh) giữ nhiệt độ liên tục trong
15-20 phút.
- Xử lý hoá chất: Acid Nitric (HNO3) nồng độ 0,1N ngâm trong 24
giờ (pha 1cc acid nitric đậm đặc trong 1 lít nước).
Theo Nông
nghiệp An Giang |