Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Kinh nghiệm SX

Trồng măng đắng, lợi nhiều bề

Cây măng đắng (măng cây vầu) giờ đây đang trở thành món ăn đặc sản và có thể đem lại nguồn thu đáng kể. Cứ khoảng tháng 2, tháng 3 âm lịch, người ta lại đổ xô vào rừng đào bới và thu lượm măng đắng để bán. Chính vì vậy mà các rừng vầu bị khai thác cạn kiệt và nguồn măng đắng ngày càng khan hiếm.

Nhận thức được giá trị của loại măng này trên thị trường, ông Trương Văn Thương, 73 tuổi, người dân tộc Thổ ở bản Món, xã Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) đã đưa cây măng đắng từ rừng về trồng tại vườn nhà và đã cho hiệu quả kinh tế cao. Trên mảnh vườn rộng 600 m2 của gia đình ông Thương, hàng ngàn cây vầu đã vươn mình thẳng tắp và nhú khỏi mặt đất là hàng ngàn chồi măng trái mùa (mùa chính là mùa xuân) đang đâm lên tua tủa. Hỏi vì sao ông lại chọn cây măng đắng. Ông Thương thật thà giảng giải: "Bây giờ nhãn lồng, vải thiều, xoài tượng nhiều đến mức bão hoà rồi, hơn nữa đầu ra không có, nên khó bán lắm.

Nhưng riêng cây măng đắng đang lên ngôi. Chỉ một búp măng đắng bằng cái điếu cày thôi cũng bán được tới một ngàn đồng. Như vậy vườn măng đắng của tôi vào chính vụ cũng có một khoản thu khá. Còn cách trồng và chăm sóc thì đơn giản và nhẹ nhàng hơn trồng vải, nhãn nhiều. Chúng tôi là người miền núi, măng đắng là món ăn truyền thống nên rất quý. Thấy rừng măng đắng ngày càng suy tàn, cạn kiệt, tôi xót ruột lắm.

Vì vậy, tôi mới có ý tưởng đem vầu về trồng thử trong vườn nhà và đã cho hiệu quả tốt". Thấy ông Thương trồng cây vầu trong vườn nhà cho thu nhập cao, nhiều bà con trong bản, trong xã Hạ Sơn đã làm theo. Với 600 m2 vườn sẽ cho thu hái khoảng 9.000 búp măng đắng, mỗi vụ ông Thương cũng thu về được 6 triệu đồng, lời gấp 10 lần trồng lúa. Không những thế, trồng vầu lấy măng còn góp phần gìn giữ giống vầu, làm xanh thêm núi rừng, làng bản, tránh xói mòn đất, bảo vệ rừng, giữ cân bằng sinh thái môi trường.

Nguồn tin: NTNN (Nông nghiệp – Nông thôn Việt Nam)


° Các tin khác
• Kỹ thuật sạ ngầm lúa trên đất phèn
• Làm tăng số lượng củ giống trong sản xuất khoai tây
• Phương pháp trồng rau ngót
• 10 khâu kỹ thuật giúp giảm chi phí canh tác lúa
• Kinh nghiệm thâm canh cây vụ đông
• Trồng và chăm sóc dưa hấu
• Kỹ thuật chăn nuôi cừu Phan Rang
• Những kiến thức phục vụ phòng chống dịch cúm gà
• Cây lê
• Chuẩn bị đàn cá giống cho năm sau
• Một số biện pháp kỹ thuật nuôi cá lóc trong mùa lũ
• Đắc Lắc: Áp dụng khoa học nâng cao năng suất, chất lượng cà phê
• Bệnh phù thũng ở lợn con
• Điều chú ý khi nuôi heo hướng nạc
• Chăm sóc hươu đực giống và lấy nhung
• Giữ lấy hương cà phê
• Trồng nấm bằng rơm rạ
• Kỹ thuật trồng Chà Là
• Kinh nghiệm sản xuất rau mùa nắng - P2
• Kinh nghiệm sản xuất rau mùa nắng - P1
• Hướng dẫn tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm
• Chăm sóc và bón phân cho lúa Đông Xuân - P1
• Các tỉnh biên giới ĐBSCL: Thị trường trái cây
• Khảo sát, tiếp thị trái cây Việt Nam sang Trung Quốc
• Nông sản sau thu hoạch
• Sơri rớt giá thê thảm
• Diễn biến và cách phòng trị bệnh nấm hồng trên cây lâu năm - P1
• Diễn biến và cách phòng trị bệnh nấm hồng trên cây lâu năm - P2
• Tiền Giang: nâng cao chất lượng sản phẩm rau quả bằng khoa học công nghệ
• Nông dân điêu đứng vì dứa cayenne

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb