Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Kinh nghiệm SX

Kỹ thuật sạ ngầm lúa trên đất phèn

ĐBSCL có 1,6 triệu ha đất phèn, đặc biệt vùng đất phèn nặng do địa hình trũng, nước rút chậm, nếu chờ nước rút cạn để sạ gác sẽ lọt sang tháng 1/2006, rất bất lợi. Nên áp dụng phương pháp sạ ngầm để "cướp thời vụ", sạ sớm hơn được 2-3 tuần (sạ trong tháng 12/2005) sẽ rất có lợi: dễ đạt năng suất cao, chi phí nhẹ. Sau đây là 10 điểm cần lưu ý khi sạ ngầm ở ĐBSCL.

1. Điều kiện đầu tiên để áp dụng phương pháp sạ ngầm là: Nước trong, như vậy không phải vùng nào cũng sạ ngầm được, vùng có ưu thế để sạ ngầm là: Vùng đất phèn, đặc biệt là vùng đất phèn nặng (chất phèn sẽ làm lắng phù sa và làm cho nước trong nhanh).

2. Chỉ khi nước rút ló bờ mới được sạ, bà con nông dân cần củng cố bờ vùng, bờ thửa và hệ thống kênh mương thủy lợi nội đồng cho tốt.

3. Mực nước lúc sạ: Từ 20-40cm là phổ biến nhất. Địa hình cao, nước rút nhanh có thể sạ ở mức 40cm. Địa hình trũng, nước rút chậm, có thể chờ nước rút đến 15-20 cm mới sạ. Nói chung canh chiều cao mực nước cũng chưa đủ, cần canh tốc độ nước rút sao cho sau khi sạ 2 tuần, cây lúa mọc khỏi mặt nước là sạ ngầm thành công. Sạ ở mức nước quá thấp <10 cm, dưới sức nóng mặt trời, nung lớp nước trên ruộng sẽ quá nóng, luộc mầm, lúa chết. Sạ ở mức nước quá cao (>50cm) cây lúa nằm lâu trong nước sẽ yếu về sau đẻ chồi kém và cho năng suất rất kém.

4. Đóng tất cả cống bọng lại trước lúc sạ để:

- Tránh tạo dòng chảy, nếu có dòng chảy sẽ làm nước đục và cây lúa mới mọc quá yếu sẽ ngã rạp theo dòng chảy hư lúa.

- Tránh cua cá ốc từ bên ngoài ruộng lúa vào ăn mầm của hạt giống.

5. Cần tiến hành lồng trục 2 lần (nếu được là 3 lần) trước khi sạ (để có lớp đất mặt tơi, nhuyễn) và vơ cỏ thật sạch. Nếu còn xác cỏ trên ruộng lúa, hạt giống sẽ nằm trên cỏ và sẽ bị nổi về sau.

6. Giống lúa: Chỉ được phép ngâm ủ "búp" vừa nứt nanh trắng, có nghĩa là không để ra mầm ra rễ quá dài (sạ xuống dễ bị nổi). Kỹ thuật ngâm ủ là: Ngâm 24-36 giờ, ủ 36 giờ là đủ (cướp ngót), nhớ ủ ấm, đảo đều. Lượng giống cho sạ ngầm (giống tốt: 140-160 kg/ha) cao hơn khuyến cáo cho sạ gác (100-120 kg/ha).

7. Nên bón lót phân lân nung chảy: Ninh Bình hoặc Văn Điển (400 kg/ha) là rất tốt (về sau sẽ bớt lượng phân DAP). Sạ ngầm tuyệt đối không dùng phân lân dễ tan khi cây lúa còn nằm trong nước (cấm dùng DAP, Super lân Lâm Thao, Super Lân Long Thành khi cây lúa còn nằm trong nước). Sau khi cây lúa ló lên khỏi mặt nước mới được phép bón các dạng lân dễ tan.

Biện pháp trộn giống (búp) với lân nung chảy nên khuyến cáo: Tỷ lệ trộn 1:1, cách làm: Bao giống sau khi ủ nứt nanh trắng mang nhúng xuống nước, xách lên, nước đang chảy ròng ròng, trải mỏng hạt giống ra và khui bao lân nung chảy dạng bột, rắc phân lân nung chảy lên và trộn đều, trộn xong đến đâu, mang gieo ngay đến đó. Lượng phân lân còn lại (của tổng số 400 kg/ha) sẽ được tiếp tục bón lót xuống ruộng. Biện pháp áo lân hạt giống cùng với việc đóng tất cả cống bọng lại sẽ hạn chế rất lớn tác hại của cua cá ốc (sạ ngầm với cách này không dùng nông dược để diệt cua cá ốc).

8. Sau khi sạ xong, hạn chế tối đa người và gia súc lội xuống ruộng (lội xuống làm nước đục, chết lúa).

9. Nên bón urê để thúc mầm từ 1-3 ngày sau sạ: Lượng từ 20-50 kg/ha (tùy độ đục của nước).

10. Trong trường hợp nước quá đục: Mực nước <20 cm cây lúa từ từ sẽ mọc lên. Nếu mực nước >20cm cần tiến hành đặt máy bơm 2 góc ruộng, bơm với lưu lượng vừa phải (tránh dụm lúa, nổi lúa) để loại bỏ lớp nước đục (sau đó nước mội sẽ xì lên và có độ trong hơn).

Nguồn tin: NNVN (Nông nghiệp – Nông thôn Việt Nam)


° Các tin khác
• Làm tăng số lượng củ giống trong sản xuất khoai tây
• Phương pháp trồng rau ngót
• 10 khâu kỹ thuật giúp giảm chi phí canh tác lúa
• Kinh nghiệm thâm canh cây vụ đông
• Trồng và chăm sóc dưa hấu
• Kỹ thuật chăn nuôi cừu Phan Rang
• Những kiến thức phục vụ phòng chống dịch cúm gà
• Cây lê
• Chuẩn bị đàn cá giống cho năm sau
• Một số biện pháp kỹ thuật nuôi cá lóc trong mùa lũ
• Đắc Lắc: Áp dụng khoa học nâng cao năng suất, chất lượng cà phê
• Bệnh phù thũng ở lợn con
• Điều chú ý khi nuôi heo hướng nạc
• Chăm sóc hươu đực giống và lấy nhung
• Giữ lấy hương cà phê
• Trồng nấm bằng rơm rạ
• Kỹ thuật trồng Chà Là
• Kinh nghiệm sản xuất rau mùa nắng - P2
• Kinh nghiệm sản xuất rau mùa nắng - P1
• Hướng dẫn tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm
• Chăm sóc và bón phân cho lúa Đông Xuân - P1
• Các tỉnh biên giới ĐBSCL: Thị trường trái cây
• Khảo sát, tiếp thị trái cây Việt Nam sang Trung Quốc
• Nông sản sau thu hoạch
• Sơri rớt giá thê thảm
• Diễn biến và cách phòng trị bệnh nấm hồng trên cây lâu năm - P1
• Diễn biến và cách phòng trị bệnh nấm hồng trên cây lâu năm - P2
• Tiền Giang: nâng cao chất lượng sản phẩm rau quả bằng khoa học công nghệ
• Nông dân điêu đứng vì dứa cayenne
• Nâng cao chất lượng rau - quả Việt Nam

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb