Trồng và chăm sóc dưa hấu
Làm đất
Vùng đất trồng dưa hấu phải tơi xốp, thoát nước tốt, pH tốt
nhất từ 5-7, không bị bóng râm và gió lớn, đất vụ trước không trồng dưa hấu. Đất
được dọn sạch cỏ, cày ít nhất 2 lần, cắm cọc phân khoảng cách để làm luống.
Luống có thể làm theo 2 cách, luống đôi và luống đơn. Thông thường dân trồng dưa
hấu chọn cách làm luống đơn, gieo hạt ở 2 bên mép luống và dây bò vào giữa
luống. Chú ý làm luống trồng dưa hấu tốt nhất là theo hướng đông tây để tận dụng
tốt ánh sáng.
Sau khi làm đất xong, nên bón lót phân và phủ màng phủ nông
nghiệp nhằm hạn chế nước bốc hơi giảm số lần tưới, hạn chế cỏ dại, tránh xói mòn
rửa trôi phân bón.
Gieo trồng
-Hạt giống cần cho 1ha từ 400 – 500g, hạt trước khi gieo được
phơi ngoài nắng nhẹ 1- 1,5 giờ (từ 8 – 9h 30 sáng là tốt nhất), sau đó đem ngâm
hạt trong nước ấm 35-37 độ C, ngâm từ 6-8 giờ vớt ra rửa sạch nhớt rồi đem đi ủ.
Dùng khăn lông hay áo thun để ủ hạt, có thể dùng Benlate để ngâm hạt sau khi đã
rửa sạch để phòng bệnh cho cây con sau này.
-Hạt sau khi ủ nứt nanh có thể gieo trực tiếp vào luống hoặc
gieo bầu. Nếu gieo thẳng thì sau khi làm đất, bón lót và trải bạt xong, dùng tay
bốc nắm đất ở hốc gieo, vắt chặt rồi mở tay ra thả nắm đất xuống nếu đất vỡ nhỏ
ra thì đất khô, còn không vỡ thì ướt quá. Đối với dưa hấu khi gieo thẳng, thì
đất tại hốc gieo không quá khô hay không quá ẩm.
-Gieo mỗi hốc 1 hạt, hốc này cách hốc kia 50cm, đặt hạt nằm
ngang, sâu 1cm, sau đó lấp đất lại và rải một ít Furadan để ngừa kiến, dế, ngoài
ra gieo thêm 10% hạt ở ngoài để trồng dặm sau này.
Phân bón:
Bón P.Cá B.Dầu P.chuồng Vôi Lân Urê NPK 16.16.8 KCl Lót
30kg 10kg 2 tấn 80kg 10kg 3kg 10kg 0 10 NSG 5kg 6kg 4kg 10kg 2kg 20 NSG
4kg 3kg 10kg 2kg 30 NSG 10kg 3kg 40 NSG 10kg 3kg 50 NSG 10kg 5kg
Tổng cộng 30kg 15kg 2 tấn 80kg 20kg 10kg 50kg 15kg
Hiện nay đa số các giống dưa hấu là giống lai, việc bón phân
đầy đủ, cân đối, đúng thời điểm sẽ mang lai hiệu quả cao.
Chăm sóc và lấy trái
Tưới nước: Dưa hấu là cây trồng cần nước nhiều nhưng hút nước
ít, do đó cần tưới nước đầy đủ, lượng nước tưới ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng
của cây và chất lượng trái. Lượng nước tưới phụ thuộc vào tính chất đất, thời
tiết và từng thời kỳ phát triển. Lúc trái còn non, cây cần nhiều nước nên lượng
nước tưới nhiều. Nên tưới nước vào buổi sáng vì để cho nhiệt độ của đất tăng lên
do ánh nắng của mặt trời sẽ giúp rễ phát triển nhanh hơn, đồng thời phần nước
tưới có bắn lên lá cũng mau khô hạn chế các bệnh trên lá.
Định hướng dây: Khi dây dưa bỏ vòi (20 ngày sau gieo) tiến hành
sửa dây và cố định vị trí bò của dây để dây bò song song với mặt luống, thẳng
góc với hàng trồng, không để dây bò chồng chéo lên nhau làm giảm khả năng quang
hợp và phát sinh bệnh.
Tỉa nhánh:Trước khi lấy trái, mỗi dây nên chừa 1 dây chính và 2
nhánh bên, chỉ giữ lại các dây nói trên, các dây khác đều tỉa bỏ. Chú ý nên tỉa
sớm khi các dây nhánh dài 5-7cm, để tập trung dinh dưỡng nuôi trái, trường hợp
dây phát triển tốt phải tỉa bỏ ngọn.
Thụ phấn và chọn trái: Công việc này tiến hành sau khi gieo
35-40 ngày, thực hiện vào lúc 7-9h sáng trong thời kỳ nở hoa rộ. Chọn những hoa
đực tốt úp vào nướm nhụy hoa cái, thực hiện trong 3-5 ngày để trái có độ đồng
đều cao. Nên chọn hoa cái thứ 3 trên dây chính (từ lá 14-18), nếu dây dưa tốt
thì chọn vị trí lá từ 19-22. Nếu chọn trên dây chính không được thì chọn hoa cái
thứ 2 trên dây chèo (lá thứ 8-12). Muốn trái to, đẹp nên để 1 trái 1 dây, công
việc tuyển trái thực hiện từ 40-45 ngày sau gieo, khi trái thụ xong và to bằng
trái chanh...
Nguồn tin: NNVN (Nông
nghiệp – Nông thôn Việt Nam)
|