Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Thiết bị - Công cụ

Dùng bẫy dính màu bắt bọ trĩ trên các loài hoa lan

Bọ trĩ là loài côn trùng nhỏ bé ngắn hơn 0,1cm thường hút nhựa cây. Loài phổ biến, Thrips palmi Karny, thường được thấy trên các loài lan sinh trưởng ở Thái Lan. Loài bọ trĩ này là đối tượng kiểm thực vật quan trọng. Sự hiện diện của chúng trên các bó hoa cắt xuất khẩu đồng nghĩa với việc các nước nhập khẩu sẽ từ chối chuyến hàng, hay nhất nhất yêu cầu phải xử lý khử trùng.

Quần thể bọ trĩ cần được kiểm soát thường xuyên, trên cơ sở phòng trừ tổng hợp. Có thể kiểm soát bọ trĩ hoặc bằng mắt thường hoặc sử dụng các bẫy dính.

Khả năng thích ứng kỹ thuật

Trong trường hợp các loài lan Dendrobium, mẫu tối ưu để giám sát bọ trĩ là 40 cụm hoa (các mầm hoa) trên diện tích 1600m2. Nói chung, các ruộng hoa lan ở Thái Lan đều rất lớn (1,5-30ha) nên việc giám sát bọ trĩ bằng cách lấy mẫu cây là rất khó.

Bẫy dính là một kỹ thuật chi phí thấp được nông dân sử dụng để phát hiện sâu bệnh hại trên nhiều loại cây trồng, tạo cơ sở phòng trừ có hiệu quả và kịp thời. Nông dân có thể sử dụng các vật liệu tái chế để làm những tấm bẫy.

Nguyên lý kỹ thuật
Màu trắng và màu xanh lơ nhạt đều là những màu sắc tốt nhất được sử dụng cho các bẫy dính để thu hút loài T.palmi trên hoa lan. Các loại bẫy dính được dân địa phương làm thủ công sử dụng tấm nhựa PVC màu trắng cũng có hiệu quả bẫy bọ trĩ như những loại bẫy dính được nhập về.

Bẫy nên đặt ở độ cao 40-60cm tính từ bệ cây. Ở độ cao này thì chúng sẽ bắt được nhiều bọ trĩ hơn là nếu chúng được đặt ở dưới đất.

Để quan sát, phát hiện bọ trĩ xuất hiện, cứ khoảng 220m2 ruộng lan người ta đặt một hoặc hai cái bẫy. Nghiên cứu đã cho thấy đặt bẫy như thế sẽ thu gom được lượng bọ trĩ đáng kể với 30%. Tuy nhiên, đối với những vùng rộng lớn, các bẫy dính cần được đặt với mật độ 100 bẫy/1600m2.

Ngưỡng mật độ bọ trĩ cần dùng thuốc là 10con/40cụm hoa/1600m2.

Việc sử dụng bẫy dính để kiểm soát số lượng bọ trĩ và thông báo cho người nông dân biết khi nào cần phun thuốc trừ sâu đã làm giảm bớt thuốc trừ sâu tới 50%, so với phương thức phun định kỳ.

Chú ý: Kỹ thuật này đã được áp dụng thành công trong việc sản xuất hoa lan Dendrobium ở tỉnh Nakhom Pathon và xung quanh Bangkok, Thái Lan.

Vietnamese Wedsite


° Các tin khác
• Thiết bị xử lý nước biển thành nước ngọt đầu tiên của VN
• Máy lọc sạn gạo
• Ứng dụng công nghệ lọc nước biển thành nước ngọt tại đảo Bạch Long Vĩ
• Dùng xe phun xịt thuốc cho cây trồng
• Máy cấy lúa "Made in Việt Nam"
• Máy sấy ống SCM-V2
• Huỳnh Thái Dương, người chế tạo ra máy bứt củ lạc
• Máy gặt đập liên hợp GĐL- 0,3
• Sử dụng sàng cho tôm ăn
• Máy tuốt lạc tươi thủ công
• Dụng cụ thử nhanh nhận biết dư lượng thuốc trừ sâu
• Chiếc máy hút bùn kỳ diệu của anh "kỹ sư" nông dân
• Hội thảo Phát triển ứng dụng CNTT-TT trong ngành trái cây Việt Nam
• Chiếc máy sạ hàng kỳ diệu
• Cải tiến thành công máy đập lúa an toàn
• Chào bán máy nông nghiệp
• Chào bán máy gặt lúa
• Cung cấp máy sấy gỗ
• Một số tiến bộ công nghệ đang được chào bán
• Một nông dân sáng chế thành công máy bơm nước đạp chân
• Máy tuốt bắp của người dân tộc K'Ho
• Lão nông với máy cắt hành tự động

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb