Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Thiết bị - Công cụ

Máy cấy lúa "Made in Việt Nam"

Tiếp nhận công nghệ của Nhật Bản, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ NN&PTNT) đã nghiên cứu, thiết kế được mẫu máy cấy phù hợp với điều kiện canh tác tại Việt Nam. Hiện những chiếc máy đầu tiên này đã được đưa vào cấy thử nghiệm tại huyện Từ Sơn (Bắc Ninh), khi dự án này thành công, trong tương lai không xa người nông dân Việt Nam sẽ thoát khỏi cảnh “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”...

Nhãn hiệu Việt Nam, công nghệ Nhật Bản

Công trình máy cấy lúa sản xuất tại Việt Nam đã được các cán bộ của Viện nghiên cứu từ nhiều năm nay trên cơ sở hồi phục, cải tiến từ các loại máy cấy của Nhật Bản. TS Lê Sỹ Hùng - Trưởng phòng Nghiên cứu động lực và cơ giới hoá canh tác cho biết: "Các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan đã cấy lúa bằng máy từ 20- 30 năm nay trên toàn bộ diện tích của họ. Ở nước ta đây vẫn còn là một công nghệ đang trong phạm vi nghiên cứu. Loại máy cấy mà chúng tôi chế tạo hiện nay vẫn dựa trên những nguyên lý cơ bản của các loại máy cấy Nhật Bản, nhưng đã được bổ sung, cải tiến cho phù hợp với điều kiện canh tác và công nghiệp chế tạo Việt Nam". Sở dĩ phải cải tiến máy cấy Nhật Bản, theo Thạc sỹ Vũ Đình Phiên- chuyên gia đầu ngành về máy cấy, so với Nhật Bản, nước ta có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, cây lúa phát triển rất nhanh, thời gian sinh trưởng của lúa ngắn hơn nên cần phải cải tiến máy cấy để đưa mật độ cấy lúa dày hơn, đảm bảo năng suất đồng đều, đặc biệt giá thành chế tạo phải phù hợp với sức mua của người dân.

Theo thiết kế, loại máy cải tiến này có 4 bánh, người ngồi lái tự hành, động cơ xăng 4 thì với công suất 7,5 mã lực. Nâng, hạ máy bằng hệ thống thuỷ lực. Để sử dụng được loại máy này, nhất thiết phải dùng mạ khay. Đây là loại mạ được gieo trong các khay nhựa chuyên dùng. Khi mạ phát triển lên 2,7- 3,0 lá mới đem đi cấy. Máy cấy hoạt động theo nguyên lý cơ cấu cấy 4 khâu kiểu chải đẩy, tách từng dảnh mạ rồi dúi vào mặt ruộng. Máy cấy được 4- 6 hàng cùng lúc. Khoảng cách giữa các hàng cấy cố định 25cm, còn khoảng cách giữa các khóm mạ được điều chỉnh theo 4 cỡ khác nhau: 10- 12- 14- 16cm. Số khóm mạ trong 1m2 và số dảnh mạ trong một khóm có thể điều chỉnh, thay đổi được đảm bảo mật độ 40- 50 khóm/m2 (2- 3 dảnh/ khóm). Bề rộng làm việc của máy 1,5m, chỉ cần 1 người ngồi điều khiển. Công suất cấy trung bình của máy đạt 0,2ha/giờ (tương đương 5,5 sào Bắc bộ và bằng sức cấy của 5 người trong 1 ngày).

Triển vọng và trở ngại

Theo ông Vũ Đình Phiên, cấy lúa bằng máy không còn là vấn đề phức tạp nữa, kỹ thuật đã trong tầm tay. Vấn đề là phải đẩy mạnh nghiên cứu thì mới áp dụng được vì nông nghiệp nước ta đang phát triển với tốc độ cơ giới hoá rất cao, không lâu nữa người dân sẽ cần đến máy cấy. Tuy nhiên, để ứng dụng được vào thực tế còn rất nhiều trở ngại cần phải giải quyết. Do loại máy cấy chỉ sử dụng được mạ khay, nên trước tiên chúng ta phải xây dựng được các tổ hợp chuyên sản xuất mạ khay, thời gian đầu sẽ bán mạ cho nông dân cấy tay, sau đó mới tiến hành đưa máy cấy vào. Ngoài ra, Việt Nam cũng phải từ bỏ hoàn toàn cách làm mạ dược ngoài đồng để cơ giới hoá đồng bộ từ khâu làm mạ đến khâu cấy. Thêm vào đó, máy cấy là loại máy đòi hỏi công nghệ chế tạo cao, các chi tiết phải có độ chính xác lớn, hoàn chỉnh, đồng bộ. Do đó phải nghiên cứu, tìm ra công nghệ chế tạo thích hợp. Hiện nay nhiều vùng nông thôn phát triển, thu nhập cao, đã thuê người cấy với giá ngày công lên tới 35.000- 40.000 đồng/ngày, như vùng Từ Sơn, Bắc Ninh chẳng hạn. Đây chính là những nơi thích hợp để xây dựng xí nghiệp sản xuất mạ khay, đưa máy cấy vào, từ đó mở rộng ra cả nước.

NTNN (Việt Linh: Vietnamese)


° Các tin khác
• Máy sấy ống SCM-V2
• Huỳnh Thái Dương, người chế tạo ra máy bứt củ lạc
• Máy gặt đập liên hợp GĐL- 0,3
• Sử dụng sàng cho tôm ăn
• Máy tuốt lạc tươi thủ công
• Dụng cụ thử nhanh nhận biết dư lượng thuốc trừ sâu
• Chiếc máy hút bùn kỳ diệu của anh "kỹ sư" nông dân
• Hội thảo Phát triển ứng dụng CNTT-TT trong ngành trái cây Việt Nam
• Chiếc máy sạ hàng kỳ diệu
• Cải tiến thành công máy đập lúa an toàn
• Chào bán máy nông nghiệp
• Chào bán máy gặt lúa
• Cung cấp máy sấy gỗ
• Một số tiến bộ công nghệ đang được chào bán
• Một nông dân sáng chế thành công máy bơm nước đạp chân
• Máy tuốt bắp của người dân tộc K'Ho
• Lão nông với máy cắt hành tự động

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb