Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Thiết bị - Công cụ

Lọc nước biển thành nước ngọt.

Hệ thống xử lý nước nhiễm mặn bằng công nghệ thẩm thấu ngược (RO) do thạc sĩ Lê Quang Đức, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Hưng Long, thiết kế, chế tạo theo công nghệ nước ngoài, có giá thành rẻ hơn 40%-60% so với nước ngoài.

Dù đang trong giai đoạn triển khai nhưng hệ thống xử lý nước nhiễm mặn tại huyện Cần Giờ - TP.HCM hứa hẹn mở ra một tương lai sáng sủa cho nhiều vùng thiếu nước ngọt khác.

Công nghệ ngoại, giá nội .

Tại huyện Cần Giờ, tổng nồng độ chất rắn hòa tan trong nước (TDS) đo được trung bình ở mức 8.500 mg/lít; những điểm khảo sát khác ở trong huyện TDS lên đến 14.000 mg/lít, có nơi cao đến mức 39.000 mg/lít... Tuy nhiên, mức độ nhiễm mặn có cao hơn vẫn không gây khó khăn cho hệ thống xử lý nước bằng công nghệ RO.

Theo thạc sĩ Lê Quang Đức, với công nghệ RO, nước nhiễm mặn ở mức độ nào... đều có thể cho ra nước ngọt. Công nghệ xử lý nước theo nguyên tắc thẩm thấu ngược này đã được nhiều nơi trên thế giới sử dụng. Trên nguyên tắc dùng áp lực cao hơn áp lực thẩm thấu, nước được bơm qua hệ thống lọc RO dưới áp lực cao tạo thành dòng nước tinh khiết và dòng muối đậm đặc. Qua kiểm nghiệm, nước ngọt thu được bảo đảm như nước tinh khiết, các chất bẩn nguy hại như nitrat, ion kim loại, sun phát, chất bẩn hữu cơ (TOC), vi khuẩn... hầu như bị loại bỏ.

Yêu cầu của UBND TP.HCM giao cho nhóm thực hiện đề tài là phải thiết kế, chế tạo, lắp đặt được hệ thống lọc “chất lượng ngoại, giá nội”. Theo tinh thần này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phần lớn những linh kiện sẵn có trong nước, ngoại trừ màng lọc, vỏ chịu áp lực cao, bơm áp lực cao (những thứ mà Việt Nam chưa sản xuất được). Theo kế hoạch, tháng 3-2006 hệ thống xử lý nước sẽ được lắp đặt tại xã Tam Thôn Hiệp - huyện Cần Giờ, mỗi ngày cung cấp 190 m3 nước.

Giảm 30% ngân sách TP bù lỗ nước .

Mỗi năm ngân sách TP.HCM bù lỗ cho việc cấp nước tại Cần Giờ hết 17 tỷ đồng nhưng người dân vẫn phải chi trả thêm 10.000 đồng/m3 nước. Lý do, vì nước phải vận chuyển từ nơi khác đến, vừa tốn kém nhiên liệu, nguồn nước đôi khi không đủ đáp ứng, lại khó kiểm soát về chất lượng. Theo tính toán của những người triển khai lắp đặt hệ thống này tại Cần Giờ, giá thành nước sạch chỉ khoảng 6.000 - 7.000 đồng/m3 (đã bao gồm chi phí vận hành, bảo trì, khấu hao thiết bị trong vòng 5 năm).

Thạc sĩ Từ Minh Thiện, Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM, nhận định: “Từ chỗ có nơi phải trả 20.000 đồng/m3 nước, nay giá thành chỉ còn 6.000 đến 7.000 đồng. Nếu chúng ta triển khai rộng rãi công nghệ này, TP.HCM sẽ giảm được khoảng 30% ngân sách phải bù lỗ cho việc cấp nước hiện nay”.

Thạc sĩ Lê Quang Đức, tốt nghiệp Viện Công nghệ hóa tinh vi mang tên Lomonosov, Moscow (1984-1990). Sau đó, làm việc cho Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất hóa mỹ phẩm, Trung tâm Kỹ thuật Chất dẻo, quản đốc sản xuất và công nghệ Nhà máy Bia Việt Nam. Từ năm 1996-2005 làm đại diện về hóa chất và công nghệ cho Hãng Dow Chemical International của Mỹ tại Việt Nam. Trong thời gian đó, ông đã nghiên cứu thành công nhiều lĩnh vực về công nghệ mỹ phẩm, chất dẻo và công nghệ xử lý nước.

bannhanong.vietnetnam.net (07/04/2006)

(Nguồn:NLĐ/TTOL)


° Các tin khác
• Silo cải tiến: Công nghệ mới VN dùng bảo quản nông sản.
• Máy bơm nước chạy bằng sức gió có giá 300.000 đồng.
• Cần Thơ: Máy gặt xếp dãy Đại Lợi ra đồng.
• Xây dựng nhà máy đóng tàu Năm Căn trọng tải 5.000 - 10.000 tấn .
• Máy phân loại gạo theo màu sắc.
• Công ty Máy kéo và máy nông nghiệp - Bạn của nhà nông.
• Một thanh niên nông thôn chế tạo máy bơm nước đa năng.
• Nhà khoa học chân đất và hệ thống bơm nước độc đáo .
• Trong vòng 5 phút, biết thực phẩm có độc hay không .
• Doanh nghiệp cơ khí TPHCM hướng đầu tư vào ĐBSCL.
• Dụng cụ thử nhanh nhận biết dư lượng thuốc trừ sâu.
• Bán máy nông nghiệp trả chậm cho nông dân .
• Máy gieo hạt của ông “Đậu tương"
• Đã có máy trồng,thu hoạch đậu phụng.
• Máy sạ hàng cải biên Hòang Thắng.
• Cơ giới hóa thu hoạch lúa:lợi ích nhiều bề.
• Đầu tư hơn 500 tỷ đồng cho chế biến cà phê.
• Máy đập tướt chỉ xơ dừa liên hoàn.
• Hậu Giang:phổ biến máy cắt lúa xếp dẫy.
• Công nghệ nhà kính Israel dùng cho cây trồng tại Việt Nam.
• Sáng chế máy sạ lúa vì nông dân.
• Chế tạo máy cấy lúa mini
• Cơ giới hóa vùng mía chuyên canh Đồng Nai.
• Cơ giới hóa nông nghiệp vùng ĐBSCL:thực trạng-giải pháp.
• Máy bóc vỏ lạc ,lẩy hạt ngô Minh Thành.
•  Dây chuyền chế biến cơm dừa “made in VN”.
• Sóc Trăng:Trình diễn máy thu hoạch lúa VN.
• Chế tạo,đưa vào vận hành hệ thông si- lô bảo quản lúa gạo.
• Hãy chọn con đường cơ giới hóa thu hoạch lúa ở ĐBSCL!
• Dây chuyền thiết bị công nghệ giết mổ vịt bán tự động.

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb