Máy sạ hàng cải biên Hòang Thắng.
Năm 1990, Việt Nam được Viện Nghiên cứu lúa quốc tế
(NCLQT) ở Philippines tặng máy sạ hàng. Các nhà khoa học ở Viện nghiên cứu lúa
ĐBSCL đã cải biên chiếc máy này trở nên thích hợp với điều kiện Việt Nam từ
xưởng cơ khí của Viện.Một doanh nghiệp tư nhân đã đầu tư cách tân chiếc máy lên
tầm phổ dụng.
Việt hóa nguyên bản.
GS.TS Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện nghiên cứu lúa nhớ lại: "Khi mang
chiếc máy sạ hàng của Viện NCLQT ra sử dụng trên đồng ruộng, chúng tôi nhận thấy
chiếc máy này không phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng ĐBSCL là đất sét nặng. Khô
thì nứt nẻ, ướt thì rất lầy, máy xuống đồng làm việc chỉ có một bánh lồng, khi
bị lầy thì đỡ trục không nổi, nếu không bị lầy khi máy làm việc thì lắc qua lắc
lại không ổn định, và hai càng giữ thăng bằng cho máy ở hai đầu trục không phát
huy tác dụng. Thứ hai và độ rơi của hạt lúa không đều, cho nên chiếc máy này
không ứng dụng được. Từ đó các nhà khoa học ở Viện nhận thấy cần phải thay một
bánh lồng nằm giữa các trống đựng lúa bằng hai bánh lồng nằm ở hai đầu trục, và
các kỹ sư cơ khí của Viện lúa đã cải biên lại chiếc máy sạ hàng nguyên mẫu thành
chiếc máy sạ hàng theo điều kiện đất đai thổ nhưỡng ở ĐBSCL, có hai bánh lồng
nằm ở hai đầu trục thay cho hai càng thăng bằng, giữ cho máy không bị lắc khi di
chuyển, và nâng từ 4 trống đựng lúa giống ban đầu lên 6 trống".
Ý tưởng thiết kế máy sạ chất liệu nhựa.
Anh Thắng - Giám đốc Công ty TNHH nhựa Hoàng Thắng kể lại: "Bà
con nông dân trong xóm đến nhà chơi thường hay nói với tôi: máy sạ hàng làm bằng
kim loại nặng nề và mắc quá, chưa thật sự tiện dụng. Bấy giờ công ty nhựa của
anh Thắng chuyên sản xuất xe đạp hai bánh loại đồ chơi của trẻ em, lúc đầu nghe
bà con nói về chiếc máy sạ hàng bằng kim loại anh cũng chưa quan tâm lắm, đến
khi nghe họ nói nhiều lần đã khiến anh phải suy nghĩ: chiếc máy sạ hàng bằng kim
loại nặng nề không tiện dụng, tại sao mình không thử chế chiếc máy sạ hàng bằng
nhựa xem sao?".
Là một nhà kinh doanh, anh Thắng đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội.
Anh bắt đầu nghiên cứu chiếc máy sạ hàng bằng kim loại của Viện lúa ĐBSCL, rồi
đưa ra mô hình sản xuất máy sạ hàng bằng nhựa. Chiếc máy sạ hàng chất liệu nhựa
của Công ty Hoàng Thắng ra đời đáp ứng nhu cầu mà bà con đang mong đợi. Ưu điểm
của máy sạ hàng này là: rẻ, bền, không rỉ sét, dễ chăm sóc bảo quản nhẹ và tháo
lắp đơn giản, tiện lợi trong việc di chuyển, hạt giống rơi đều và có thể điều
chỉnh được khoảng cách hàng và lượng hạt giống tùy thuộc vào tập quán của từng
địa phương, phù hợp với yêu cầu sản xuất lúa các vùng nông thôn Việt Nam, thời
gian sử dụng từ 10 năm trở lên.
Máy nội "trội" hơn máy ngoại.
Năm 2003, qua sự giới thiệu của Viện lúa ĐBSCL anh Thắng xuất
chào hàng sang các nước: Malaysia, lndonesia, Philippines, Ấn Độ, Bangladesh và
Campuchia, và được các nước đánh giá rất cao. Năm 2004, Philippines, Ấn Độ và
Bangladesh đã nhập máy sạ hàng của Việt Nam. Anh Thắng cho biết: mới vừa rồi
phía Bangladesh đặt quan hệ hợp tác với công ty, họ muốn đặt mua một số lượng
lớn máy sạ hàng. Trước mắt Bangladesh đã đặt mua 10.000 máy, và công ty đang có
kế hoạch tiếp thị sản phẩm, mở rộng thị trường ở hai nước Bangladesh và Ấn Độ.
Chính Philippines - "quê hương" của chiếc máy sạ hàng nguyên mẫu - đã nhập 4.000
máy sạ hàng của Việt Nam, Bangladesh nhập 2.000 máy và Ấn Độ nhập 1.000 máy.
Anh Thắng cho biết: tiềm năng xuất khẩu máy sạ hàng của Việt
Nam ra thị trường thế giới là rất lớn, tuy nhiên thị trường truyền thống của
công ty vẫn là khu vực ĐBSCL.Yêu cầu cơ giơí hóa nông nghiệp ở ĐBSCL ngày càng
cấp bách.Từ món quà tặng hữu nghị,các nhà khoa học,doanh nghiệp đã đầu tư hóan
cải cho phù hợp với điều kiện địa hình,thổ nhưỡng và trình độ sản xuất,vốn của
nông dân để đưa máy sạ ra phổ dụng từ 15 năm qua .Công trình đáng
tôn vinh.
Nguồn:SNNPTNTAG-bannhanong.vietnetnam.net (14/3/2006) |