Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Thiết bị - Công cụ

Cơ giới hóa thu hoạch lúa:lợi ích nhiều bề.

Thất thoát trong và sau thu hoạch lúa từ lâu là vấn đề bức xúc trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Nhiều nhà quản lý, nhà nông học, nông dân và cả chuyên gia của Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc (FAO) cũng đã nêu lên những con số hao hụt, thất thoát đáng lo ngại: tỷ lệ hao hụt trong và sau thu hoạch lúa tùy thuộc đặc điểm từng vùng, dao động từ 10% đến 15% tương đương khoảng 3 - 4 triệu tấn lúa/năm. Là một quốc gia xuất khẩu gạo, những con số trên rất đáng để chúng ta suy nghĩ. Vì sao?

Nguyên nhân nào dẫn đến tỷ lệ thất thoát này?

Có thể kể ra những nguyên nhân từ khâu giống, gieo trồng, chăm sóc, đến khâu thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch. Trong đó, khâu thu hoạch lúa là nguyên nhân chủ yếu gây hao hụt, thất thoát lớn nhất.

Mới đây, Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp cùng Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Sóc Trăng mở hội nghị chuyên đề về Cơ giới hóa thu hoạch lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tại hội nghị, Tiến sĩ Phan Hiếu Hiền, Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh, cho biết: “Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước, tích tụ ruộng đất khá cao, bình quân 5 - 7 ha/hộ nên có điều kiện cơ giới hóa thu hoạch lúa và thực tế đã có trình độ cơ giới hóa sản xuất lúa cao nhất Việt Nam như làm đất 90% bằng máy, đập suốt lúa 100% bằng máy... Song còn tồn tại 2 vấn đề nổi cộm là cơ giới hóa thu hoạch lúa và sấy lúa sau thu hoạch vẫn ở trình độ thấp, mà chính 2 khâu này dẫn đến tỷ lệ thất thoát cao”. Thạc sĩ Tống Hữu Thuần, chuyên gia dự án “Sau thu hoạch và chế biến gạo ở ĐBSCL” do Danida tài trợ, bổ sung thêm: Đến cuối năm 2005, toàn vùng ĐBSCL có 6.576 máy sấy, chỉ đáp ứng được 33,4% sản lượng lúa vụ hè thu và 33 máy gặt đập liên hợp, đáp ứng khoảng 10% diện tích lúa hè thu. Mặt khác, do xu hướng phát triển các khu công nghiệp, phát triển đô thị ngày càng mạnh mẽ, lao động nông thôn hướng tìm việc làm ở các khu công nghiệp, đô thị làm cho tình trạng khan hiếm nhân công trong nông nghiệp ngày càng trầm trọng, giá tiền công thu hoạch lúa tăng cao. Bên cạnh đó, do thiếu nhân công nên thu hoạch không kịp thời vụ, gây hao hụt; cùng nhiều yếu tố khác làm tăng chi phí sản xuất lúa.

Giải pháp nào khắc phục?

Ông Dương Minh Hoàng, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng, cho biết: Kết quả trình diễn đối chứng ở Sóc Trăng cho thấy nếu cắt lúa bằng tay, số lúa rơi vãi từ 500 - 700 hạt/m2, trong khi đó gặt lúa bằng máy thì chỉ rơi vãi 200 - 300 hạt/m2". Tại buổi trình diễn máy gặt đập liên hợp trên một cánh đồng lúa ở huyện Long Phú (Sóc Trăng), bà Trà, một nông dân ở tỉnh Kiên Giang, có 100 ha lúa, đã bộc bạch là 1 vụ thu hoạch lúa bà phải bỏ ra 120 triệu đồng thuê nhân công, nếu bỏ ra 145 triệu đồng mua 1 máy gặt đập liên hợp thì sau 1 vụ thu hoạch đã có thể thu hồi 70 - 80% vốn đầu tư và sau 2 vụ thu hoạch đã lời cả 1 chiếc máy. Đã thế còn giảm đáng kể hao hụt trong thu hoạch, đồng thời chủ động được việc thu hoạch đúng thời vụ, đối phó được tình hình nhân công khan hiếm như hiện nay.

Thú vị hơn khi nghe 2 đại biểu là nông dân ở tỉnh Sóc Trăng trao đổi với nhau: “Xin nhà nước hỗ trợ cho vay trả chậm 50% tôi với ông hùn vốn mua 1 máy gặt đập liên hợp, không những giải quyết được hết diện tích lúa của gia đình ông và tôi, mà có thể làm thuê cho nhiều hộ khác”. Lúc đó, tự khắc bờ vùng - bờ thửa sẽ phải san lấp cho máy lên xuống (phải chăng đây là hình thức tích tụ ruộng đất giản đơn); sau đó khi nhìn thấy rõ hiệu quả của máy móc, nhiều hộ nông dân sẽ hợp tác - liên kết đầu tư... dần dần hình thành tổ hợp tác, hợp tác xã, không cần phải hô hào vận động như hiện nay”. Đó không chỉ là tâm tư, nguyện vọng của người nông dân mà còn là đòi hỏi tất yếu phải đẩy nhanh tiến trình cơ giới hóa thu hoạch lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, để những nguyện vọng đó trở thành hiện thực trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, cần có sự hỗ trợ liên kết từ nhiều phía, trong đó, việc hoạch định, hỗ trợ và quản lý của nhà nước đóng vai trò tiên phong; vai trò của nhà khoa học, nhà sản xuất, chế tạo máy là cực kỳ quan trọng.

Cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa không những mang lại những lợi ích trước mắt, mà còn góp phần thúc đẩy quan hệ sản xuất mới trong nông nghiệp - nông thôn phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, cải thiện đời sống nông dân theo hướng bền vững.

Nguồn:CTOL-bannhanong.vietnetnam.net (13/3/2006)


° Các tin khác
• Đầu tư hơn 500 tỷ đồng cho chế biến cà phê.
• Máy đập tướt chỉ xơ dừa liên hoàn.
• Hậu Giang:phổ biến máy cắt lúa xếp dẫy.
• Công nghệ nhà kính Israel dùng cho cây trồng tại Việt Nam.
• Sáng chế máy sạ lúa vì nông dân.
• Chế tạo máy cấy lúa mini
• Cơ giới hóa vùng mía chuyên canh Đồng Nai.
• Cơ giới hóa nông nghiệp vùng ĐBSCL:thực trạng-giải pháp.
• Máy bóc vỏ lạc ,lẩy hạt ngô Minh Thành.
•  Dây chuyền chế biến cơm dừa “made in VN”.
• Sóc Trăng:Trình diễn máy thu hoạch lúa VN.
• Chế tạo,đưa vào vận hành hệ thông si- lô bảo quản lúa gạo.
• Hãy chọn con đường cơ giới hóa thu hoạch lúa ở ĐBSCL!
• Dây chuyền thiết bị công nghệ giết mổ vịt bán tự động.
• Giây chuyền thiết bị giết mổ gà bán tự động.
• Các dạng nhà mái che trong canh tác rau hoa
• Các sản phẩm được giới thiệu
• Hoa ngàn sao
• Rong nhân tạo AB - Water - Plant phục vụ nuôi tôm và thuỷ hải sản
• Máy cắt gốc rạ
• ĐBSCL: xuất khẩu máy xay xát sang 13 nước
• "Cây sáng kiến" vùng Tứ giác Long Xuyên
• Nông dân Việt Nam cải tiến máy gặt Nhật
• Chiếc máy gặt đa năng
• Anh nông dân sáng tạo máy quạt lúa
• Mạch cảnh báo chống trộm của kỹ sư miệt vườn
• Máy đập lúa an toàn
• Máy ép viên thức ăn nổi cho cá
• Máy sạ hàng cải biên
• Máy suốt tiêu phân loại hạt

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb