Sóc Trăng:Trình diễn máy thu hoạch lúa VN.
Cơ giới hoá trong khâu thu hoạch là vấn đề đang
được các nhà quản lý các nhà cơ khí và kể cả nông dân cũng lao vào nghiên cứu
tìm giải pháp trong nhiều năm nay. Nhiều đơn vị nghiên cứu và xí nghiệp sản xuất
cũng đã cho ra nhiều loại máy thu hoạch lúa khác nhau.
Trong sản xuất lúa có hai khâu tốn nhiều nhân công nhất là
khâu cấy và khâu thu hoạch. Khâu cấy ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã được
khắc phục bởi phương pháp gieo xạ, với những tiến bộ kỹ thuật đang áp dụng hiện
nay như xạ lan, xạ hàng bằng máy, khâu này cũng đã hạn chế công lao động đến mức
thấp nhất. Riêng khâu thu hoạch nhất là thu hoạch lúa hè thu đang thiếu nhân lực
nghiêm trọng ; hơn nữa diện tích gieo trồng lúa lại tăng lên do làm thêm vụ
3.
Cơ giới hoá trong khâu thu hoạch là vấn đề đang được các nhà
quản lý ,các doanh nghiệp cơ khí và kể cả nông dân cũng lao vào nghiên
cứu tìm giải pháp trong nhiều năm nay. Nhiều đơn vị nghiên cứu và xí nghiệp sản
xuất cũng đã cho ra nhiều loại máy thu hoạch lúa khác nhau. Từ máy thu hoạch cá
nhân đeo vai cải tiến từ máy cắt cỏ đến máy thu hoạch xếp dãy rồi đến máy gặt
đập liên hợp. Mỗi máy đều có ưu và nhược điểm riêng của nó, nhưng xem ra chỉ có
máy gặt đập liên hợp là giải quyết được nhiều khâu trong đó khâu nhân công lao
động giảm đi 10 lần so với cắt thủ công.
Có chuyên gia nước ngoài đã nói rằng ĐBSCL là vùng đất đặc biệt
trên thế giới có thể trồng lúa liên tục nhiều năm với 3 vụ một năm mà không làm
suy giảm dinh dưỡng trong đất do được bồi đắp phù sa hàng năm, nhưng một yếu
điểm của đất ĐBSCL là không có nền cho cơ giới hoá. Chính vì lý do này mà các
máy liên hợp gặt đập của nước ngoài nhập về không thể sử dụng ở ĐBSCL. Với các
nhà chế tạo trong nước, tiêu chí đầu tiên để chế tạo các loại máy thu họach lúa
phải đạt được yêu cầu là nhẹ tránh sa lầy trên đồng ruộng và phải giảm được tổn
thất khi thu hoạch. Tổn thất rơi rụng trên đồng tuỳ thuộc nhiều vào giống, độ
chín, và phương pháp thu hoạch nhưng nói chung tổn thất rơi vãi thường từ
13-18%. Các loại máy cắt xếp dãy do Công ty Cơ khí Long An, An Giang hay cơ sở
Chín Nghĩa sản xuất có năng xuất cao nhưng do cắt sát gốc làm cho công suốt lúa,
vận chuyển lại tăng lên. Vài năm gần đây có một số máy gặt đập liên hợp do Phân
viện Cơ điện NN - Công nghệ Sau thu hoạch hay Công ty chế tạo động cơ Vinappro
sản xuất, các loại máy này có ưu điểm nhẹ (khoảng 600-800kg), giảm tới 50% thất
thoát so với cắt thủ công nhưng cũng còn nhiều hạn chế như công suất chỉ đạt 1,5
ha/ngày, hay có hỏng hóc trong quá trình hoạt động và còn nhiều khiếm khuyết
khác cần khắc phục.
Nhằm cung cấp tới bà con nông dân những thông tin này Trung Tâm
Khuyến nông Quốc gia và Báo NNVN tổ chức diễn đàn về Cơ giới hoá trong thu hoạch
lúa dành cho các diễn giả là nhà chế tạo, nhà khoa học với bà con nông dân vào
ngày 24 tháng 2 tại thị xã Sóc Trăng. Diễn đàn này sẽ mời các đại biểu của Sở
NN-PTNT và Trung tâm Khuyến nông của 22 tỉnh thành phía Nam từ Ninh Thuận Bình
Thuận trở vào tham dự.Tham gia trình diễn còn có các cơ sở sản xuất, những bà
con nông dân đã có máy và sử dụng máy thu hoạch, máy sấy lúa tham dự. Những
thông tin của diễn đàn sẽ được thông tin tới bạn đọc sau khi diễn đàn diễn
ra.
Nguồn:TTKNQG-bannhanong.vietnetnam.net
(16/2/2006) |