Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Thiết bị - Công cụ

Sáng chế máy bơm chạy bằng sức nước

Việc con người sử dụng sức nước để sản sinh ra nguồn điện phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất đã trở thành phổ biến. Nhưng với thầy giáo Trần Đình Huân, người đã dùng dòng nước thay thế cho nhiên liệu để bơm nước lên đồi cao, thì đây quả là một ý tưởng táo bạo.

Và, chiếc máy bơm chạy bằng sức nước của thầy Huân ra đời đã gây xôn xao dư luận ở Kon Tum.

Từ khó khăn nảy sinh ý tưởng

Biết tin thầy Huân (hiện công tác tại sở Giáo dục và Đào tạo Kon Tum) đã thành công trong việc nghiên cứu và chế tạo ra máy bơm chạy bằng sức nước, tôi đã vượt hơn 40 km tìm đến thôn 4 xã Đăk HRin, huyện Đăk Hà để gặp thầy. Bên dòng suối nhỏ cạnh rẫy cà phê 5 ha của gia đình tại xã Đăk Hrin, thầy Huân đang cùng đám thanh niên giúp việc lắp máy bơm chuẩn bị tưới cho đám cỏ trên đồi. Sau cái bắt tay thân mật cùng đôi lời giới thiệu xã giao, thầy dẫn chúng tôi trở về lán ẩn mình giữa rẫy cà phê. Thầy đã kể cho tôi nghe về quá trình nghiên cứu và chế tạo của mình...

Vào một ngày đầu tháng 2-2003, trong khi đứng cạnh chiếc máy thủy điện nhỏ do Trung Quốc sản xuất bên dòng suối, thầy đã nảy sinh suy nghĩ: Tại sao mình không chế tạo ra một chiếc máy bơm chạy bằng sức nước để giảm bớt chi phí cho việc tưới cà phê, khi chỉ cần thêm một chiếc buli và một dây đai?

Nghĩ là làm, kể từ hôm đó thầy bắt tay vào việc. Đầu tiên, để có đủ thông số kỹ thuật dành cho việc gia công và sản xuất, thầy đã về tận Thành phố Hồ Chí Minh để mua "tài liệu giảng dạy về Thuỷ năng". Mặt khác, cứ mỗi khi thời gian rảnh rỗi thầy lại truy cập vào mạng internet để thu thập thêm tư liệu. Lại có cả những lần thầy gọi điện liên lạc với Xí nghiệp sản xuất các loại bơm nước "Văn Tài" mãi tận Đác Lắc để hỏi thêm về tỷ lệ vòng quay v.v...

Từ ý tưởng, rồi nghiên cứu thành hình hài chiếc máy đã khó, để chế tạo được ra chiếc máy từ bản vẽ theo thiết kế lại càng khó khăn hơn. Cầm bản vẽ trên tay để đem đi gia công sản phẩm, mọi người đều bảo thầy rằng sẽ chẳng thành công đâu.

Đặc biệt, khi đem bản vẽ và trao đổi ý tưởng của mình với "Cơ khí Thuận", (một tiệm cơ khí có tiếng ở thị trấn Đăk Hà) "ông chủ" không những không làm, mà còn “thách”: "Nếu thành công anh ta sẽ mua lại bản quyền với giá một tỷ".

Chia tay "Cơ khí Thuận", thầy lại tìm đến nhiều hiệu cơ khí khác trong vùng. Cũng may, thầy Huân đã gặp được một người thợ cơ khí là học trò cũ giúp đỡ. Sau hơn một tuần tháo ra, lắp vào, gọt giũa, tiện mài... chiếc máy bơm - "đứa con" từ ý tưởng của thầy đã hoàn chỉnh.

Vui mừng đến quên cả bữa cơm, thầy đã cho chở ngay chiếc máy vào rẫy và lắp thử. Một dòng nước như vòi rồng phun ra trên cả chục mét khiến thầy và đám thanh niên giúp việc cùng reo vang. Đấy là ngày đáng nhớ của thầy Huân, ngày 20-10-2005.

Hiệu quả kinh tế của chiếc máy

Theo tính toán của thầy Trần Đình Huân: Chiếc máy chạy bằng sức nước này đặt ở độ cao chênh lệch của thác nước là 2mét, với ống hút vào có đường kính 30cm (sử dụng đầu bơm cơ khí "Văn Thể" VT5), bơm nước đi xa 500mét trong ống dẫn đường kính 5cm và bơm lên độ cao trên 20m. Với những chỉ số trên, một ngày đêm bơm được 400m3 để phục vụ tưới tiêu (tương đương máy bơm dầu diezen công suất 22 mã lực). Ngày trước, để tưới được 1ha cà phê, gia đình thầy đã tốn từ 70 đến 80 lít nhiên liệu (tùy theo tiêu hao của từng máy), theo giá thành hiện nay mỗi lít dầu ĐIÊZEL là 7,5 nghìn đồng. Như vậy, để tưới được 1 ha cà phê chi phí gần 600 ngàn đồng. Trong khi Tây Nguyên là vùng trọng điểm của cà phê, hồ tiêu cần nước tưới và dày đặc hệ thống sông suối có độ dốc tương đối lớn rất thích hợp cho việc dùng loại máy bơm này.

Để sở hữu được chiếc máy bơm nước chạy bằng sức nước, mỗi gia đình chỉ cần bỏ ra 1,5 triệu đồng là có thể đem máy về sử dụng, trọng lượng của máy chỉ khoảng 35 kg, cấu tạo đơn giản, dễ vận chuyển và sửa chữa.

Đôi điều kiến nghị

Sau khi công trình của thầy Huân thành công và đưa vào sử dụng ở gia đình, Sở Khoa học và Công nghệ cũng như Sở Công nghiệp Kon Tum đã cử người đến kiểm tra. Anh Lê Tùng hiện đang công tác tại phòng Quản lý thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Kon Tum cho biết: Hiện nay cơ quan đang hoàn chỉnh hồ sơ để "công nhận giải pháp hữu ích" đề tài của thầy giáo Trần Đình Huân.

Với tính năng, cấu tạo cũng như tiện ích của chiếc máy và công lao tìm tòi nghiên cứu của thầy Huân, thiết nghĩ, các cấp, các ngành có liên quan ở Kon Tum cần quan tâm xem xét công nhận sở hữu trí tuệ và kiểu dáng công nghiệp cho thầy Huân. Nếu được, sẽ đưa vào sản xuất đồng loạt, bán rộng rãi trên thị trường để góp phần phục vụ cho lợi ích của người dân.

Nguồn tin: Báo Nhân Dân


° Các tin khác
• Máy cắt thái cây cành
• Máy hút rác đa năng sáng chế mới cần được quan tâm, nhân rộng
• Một nông dân chế tạo thành công máy gieo đậu tương
• Công cụ xới cỏ tiện lợi
• Máy suốt tiêu phân loại hạt
• Dây chuyền giết mổ gà bán tự động
• Úc: Nuôi cừu bằng hệ thống điện tử
• Tiết kiệm tiền nhờ máy cắt sắn
• Máy quạt nước cải tiến cho ao nuôi tôm, cá thâm canh
• Máy trộn hỗn hợp thức ăn gia súc
• Công nghệ tưới hiện đại cho các tỉnh miền núi
• Người chế tạo súng kích thích thụ thai cho bò
• Z-755: Chế tạo thành công máy ép rơm, cỏ khô
• Huỳnh Thái Dương, người chế tạo ra máy bứt củ lạc
• Nha Trang: Thiết kế thành công máy ấp trứng đà điểu
• Công cụ xới cỏ tiện lợi
• Thiết kế, chế tạo máy thu hoạch mía
• ấp trứng gà bằng tủ gỗ
• Dụng cụ và trang thiết bị giết mổ, chế biến gia cầm
• Dùng Kìm cộng lực chuyên dụng thiến bò đực
• Mất cả ngàn tỷ đồng vì thiếu... máy gặt
• Máy cắt thái cây cành
• Máy tuốt lạc cơ giới chi phí thấp
• Người sáng chế máy dệt chiếu
• Anh nông dân phát minh máy quạt lúa
• Chiếc máy bóc vỏ tách hạt của cơ sở cơ khí Minh Thành
• Bến Tre áp dụng công nghệ sấy tĩnh nhãn khô
• Nông dân
• Máy sấy lúa
• Dùng bẫy dính màu bắt bọ trĩ trên các loài hoa lan

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb