Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Thiết bị - Công cụ

Nông dân

Nguyễn Đức Hoàng, người vừa làm sửng sốt bà con chòm xóm khi “chế tạo” thành công chiếc máy gặt đập liên hợp (vừa cắt, vừa suốt ra hạt lúa) đã từng trải qua một tuổi thơ đầy chuân chuyên. Giờ anh đã ở tuổi 40, ngụ ấp Bình An II, xã An Hòa, huyện Châu Thành.

Từ năm 2003, Nguyễn Đức Hoàng phụ tiếp em trai tên Nguyễn Đức Huynh sử dụng chiếc máy cắt xếp dãy đi cắt thuê. Cứ đi bộ phía sau điều khiển máy cắt, nhìn bông lúa xếp thành dãy dưới mặt ruộng, Hoàng nghĩ tại sao ta không cho bông lúa cắt xong ngã vào một băng chuyền tải, đưa bông lúa vào miệng một máy suốt lúa để suốt luôn, bỏ qua công đoạn gom mớ, chất đống và vác đưa vào máy suốt, phải chịu hao hụt rơi vãi, rụng hạt, mất thời giờ, công xá...

Nghe anh trình bày ý tưởng nhiều người cho là hay là đúng. Nhưng cũng không ít người khuyên Hoàng đừng nghĩ ngợi gì đến chuyện “viển vông” đó nữa. Nhưng mỗi khi đi theo sau cái máy gặt xếp dãy là đầu óc Hoàng cứ nghĩ tới cái máy vừa cắt vừa suốt lúa. Người ta không làm thì mình làm... Thấy làm lúa không đủ nuôi sống gia đình, Hoàng quyết định bán đất để đầu tư làm cái máy gặt đập liên hợp này. Âm thầm và quyết tâm làm cho bằng được, Hoàng đến những cơ sở chế tạo máy suốt ngắm nghía, nghĩ ngợi rồi về nhà vẽ vời cái máy liên hợp theo ý của mình, chẳng phải theo kiểu bản vẽ kỹ thuật của những nhà chuyên môn chế tạo máy.

Ấy vậy mà những thợ cơ khí nông thôn lại đọc được và hiểu những bản vẽ kèm theo lời lẽ thuyết minh của Hoàng. Có điều làm không xài được anh cũng phải trả tiền công từng que hàn, từng thanh sắt, từng bu-lon, đai ốc...

Làm sao cho cả máy suốt và máy gặt hoạt động cùng lúc bằng một động cơ; nghĩ thì đơn giản nhưng mỗi chỗ, mỗi lúc phải chọn một hệ thống liên kết cho phù hợp đâu phải dễ. Chỗ nào thì chuyền nhông (bánh răng), chỗ nào sử dụng dây cua-rơ, chỗ nào dùng bạc đạn, chỗ nào dùng loại sắt nào và “tạo dáng” nó ra sao để che chắn an toàn, không nguy hiểm cho người, không để rơi vãi hạt lúa ra ngoài... và cả chiều quay của bông trục máy suốt, kết cấu bên trong cũng phải có chút khác biệt với máy suốt hoạt động độc lập.

Anh đã sử dụng máy gặt mua ở Cơ khí Long An, máy suốt của cơ sở Trung Hậu (An Giang) động cơ là máy xe hơi cũ. Cho vận hành thử, chạy không tải, kết quả là sự kết hợp giữa máy gặt xếp dãy với máy suốt lúa qua một băng chuyền không có gì trục trặc. Anh nóng lòng muốn mang ra đồng vận hành thử. Cũng không tránh khỏi trục trặc nhưng được anh khắc phục ngay. Vụ mùa vụ đông xuân và hè thu năm 2004 anh đã mang máy vào tận Hòn Đất- Kiên Giang để cắt suốt lúa thuê được gần 500 công. Lúc này, may cho anh, có kỹ sư Ngô Văn Hóa - Trung tâm Khuyến nông An Giang, hay tin, đến xem chiếc máy gặt đập liên hợp này và về báo cáo các ngành chức năng yêu cầu quan tâm hỗ trợ cho anh Hoàng. Nhờ đó mà anh được Sở Khoa học Công nghệ An Giang hỗ trợ 20 triệu đồng để sửa chữa hoàn chỉnh hơn chiếc máy gặt đập liên hợp của mình.

Trong vụ mùa đông xuân 2004- 2005 vừa qua, anh Hoàng đã đưa máy vào Nam Thái Sơn, Mỹ Hiệp... thuộc huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, để cắt suốt lúa thuê cho nông dân ở đây. Vùng này, rất nhiều hộ làm lúa với diện tích lớn khoảng một vài chục héc-ta nên chiếc máy liên hợp của anh đã đáp ứng được yêu cầu thu hoạch nhanh, lại giảm hao hụt. Vì theo truyền thống, khi thu hoạch lúa, lao động cắt bông lúa xong, xếp bông lúa thành từng mớ nhỏ, chủ ruộng phải thuê người gom mớ chất thành đống lớn. Khi có máy suốt lúa đến phải thuê người bốc vác cho lúa vào máy suốt để tuốt ra hạt...

Trong quá trình thực hiện các công đoạn này vừa tốn chi phí thuê mướn vừa bị hao hụt lớn do rơi vãi, rụng hạt, v,v... Theo tính toán của các nhà khoa học, chỉ với công đoạn cất gom mớ, suốt bông lúa ra hạt đã phải hao hụt khoảng 5,64% mùa hè thu, 5,93% vụ thu đông và vào vụ đông xuân thì hao hụt khoảng 3,97%... Còn sử dụng máy gặt đập liên hợp của anh Hoàng con số hao hụt này không còn đáng kể nữa (khoảng 0,5%). Chiếc máy gặt đập liên hợp của anh Hoàng có khả năng xử lý từ 2 đến 3 công/giờ. Anh thu tien công với giá 130.000 đồng/ công tầm cắt.

Anh Hoàng cho biết, khi máy hoạt động, nhiên liệu chỉ tốn khoảng từ 2 - 2,4 lít dầu/ công tầm cắt. Máy liên hợp gặt đập của anh còn trang bị cả hệ thống đèn để có thể hoạt động cả ban đêm cho nên chỉ trong vòng mấy mươi ngày của vụ đông xuân vừa qua, đã gặt suốt trên 500 công tầm cắt. Khuyết điểm là máy chỉ hoạt động tốt khi ruộng có thân cây lúa đứng, còn không cắt được nếu bông lúa ngã sấp so với mặt đất khoảng dưới 30 độ.

Độc đáo hơn, anh còn chế tạo hệ thống chống lún để khắc phục tình trạng máy gặt đập liên hợp của mình hoạt động trên vùng đất ướt, mềm khỏi bị sa lầy. Đó là hai ống thép cuốn tròn, có ngấn như gai vỏ xe tải để khi bánh xe chính của máy bị lún, hai ống tròn này sẽ đỡ không cho máy lún thêm và còn quay theo bánh xe chính như xe tải được tuyên truyền thêm một cầu phụ để máy vượt qua chỗ lầy.

Là một nông dân học chưa hết lớp 6, nên Nguyễn Đức Hoàng không tránh khỏi hạn chế khi sử dụng các chi tiết bằng những vật liệu tận dụng, chưa được chuẩn hóa theo các qui định của ngành chế tạo máy. Anh Hoàng tự nhận thấy “sản phẩm” của mình chưa thật sự hoàn hảo, có những chi tiết còn thô kệch, nặng nề. Anh hy vọng những nhà chuyên môn chế tạo máy nghiên cứu, giúp anh thiết kế chế tạo máy gặt đập liên hợp hoàn chỉnh, năng suất cao, gọn nhẹ, hiệu quả, đẹp đẽ... nhưng, biết đâu trong cái đầu “nhiều suy nghĩ” của mình, trong nay mai, anh Hoàng sẽ nghĩ ra biện pháp tối ưu nhằm khắc phục vài khuyết điểm này, để chiếc máy gặt đập liên hợp của anh tinh xảo hơn. Và, có lẽ đây chính là mơ ước chung của bà con nông dân.

Thành công của anh Hoàng nói lên khát khao của người nông dân muốn có những thiết bị giải phóng sức lao động, thu hoạch nhanh kịp thời vụ, giảm hao hụt và hiệu quả cao. Phải chăng đó cũng chính là một trong những mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp.

Theo Gia Dũng (Nông thôn Việt Nam)



° Các tin khác
• Máy sấy lúa
• Dùng bẫy dính màu bắt bọ trĩ trên các loài hoa lan
• Thiết bị xử lý nước biển thành nước ngọt đầu tiên của VN
• Máy lọc sạn gạo
• Ứng dụng công nghệ lọc nước biển thành nước ngọt tại đảo Bạch Long Vĩ
• Dùng xe phun xịt thuốc cho cây trồng
• Máy cấy lúa "Made in Việt Nam"
• Máy sấy ống SCM-V2
• Huỳnh Thái Dương, người chế tạo ra máy bứt củ lạc
• Máy gặt đập liên hợp GĐL- 0,3
• Sử dụng sàng cho tôm ăn
• Máy tuốt lạc tươi thủ công
• Dụng cụ thử nhanh nhận biết dư lượng thuốc trừ sâu
• Chiếc máy hút bùn kỳ diệu của anh "kỹ sư" nông dân
• Hội thảo Phát triển ứng dụng CNTT-TT trong ngành trái cây Việt Nam
• Chiếc máy sạ hàng kỳ diệu
• Cải tiến thành công máy đập lúa an toàn
• Chào bán máy nông nghiệp
• Chào bán máy gặt lúa
• Cung cấp máy sấy gỗ
• Một số tiến bộ công nghệ đang được chào bán
• Một nông dân sáng chế thành công máy bơm nước đạp chân
• Máy tuốt bắp của người dân tộc K'Ho
• Lão nông với máy cắt hành tự động

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb