Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Vật tư

Thức ăn chăn nuôi gà sinh sản hướng thịt

Nuôi gà sinh sản hướng thịt (giống BE, AA, Isa, ROSS, SASSO...) được chia thành 5 giai đoạn: gà con, gà giò (hậu bị đẻ), gà đẻ khởi động, gà đẻ pha I và gà đẻ pha II. ứng với mỗi giai đoạn nuôi có tiêu chuẩn khẩu phần thức ăn kèm theo.

Tiêu chuẩn khẩu phần thức ăn gà con 0-6 tuần tuổi

Gà con sinh trưởng nhanh, trao đổi chất mạnh, vì vậy, thức ăn cho gà con phải đầy đủ về số lượng. Các nguyên liệu đã sản xuất thức ăn phải tốt (ưu tiên số 1). Trong 3 tuần đầu, cho gà ăn tự do cả ngày lẫn đêm. Sau 3 tuần tuổi cho ăn hạn chế theo khối lượng cơ thể gà ở các tuần tuổi (đối với gà trống 4-6 tuần tuổi cho ăn từ 44-54g thức ăn/ngày tương đương với khối lượng cơ thể 605-860g; gà mái cho ăn từ 40-50g thức ăn/ngày tương đương với khối lượng cơ thể 410-600g.

Thức ăn cho gà giò 7-20 tuần tuổi

Đặc điểm gà ở giai đoạn này là tiếp tục tăng trưởng nhanh, nhưng tích luỹ mỡ nhiều (chóng béo), đối với gà hậu bị lại phải kìm hãm tăng khối lượng cơ thể và chống béo, để khi lên đẻ cho sản lượng trứng cao và ấp nở tốt. Vì vậy, phải hạn chế số lượng, kể cả chất lượng thức ăn. Số lượng thức ăn giảm còn khoảng 50-70% so với mức ăn tự do ban đầu. Còn protein và năng lượng thấp hơn gà đẻ. Gà trống cho ăn tăng dần từ 58-108g thức ăn/con/ngày, tương đương với khối lượng cơ thể từ 1-2,8kg, gà mái từ 54-105g thức ăn/con/ngày, tương đương với khối lượng cơ thể từ 0,7-2kg.

- Ưu điểm của cho ăn hạn chế là chống béo sớm, tạo ngoại hình thon, kéo dài thời kỳ đẻ trứng đến 2 tuần, tăng sản lượng trứng giống, đặc biệt là kéo dài thời kỳ đẻ đỉnh cao, tăng số gà con/mái...

- Thực hiện nghiêm ngặt cho ăn hạn chế đối với gà hậu bị hướng thịt là yếu tố quyết định để đạt hiệu quả cao khi gà đi vào sản xuất con giống 1 ngày tuổi.

Tiêu chuẩn khẩu phần cho gà đẻ 21-64 tuần tuổi

- Đẻ khởi động 21-24 tuần tuổi: Đặc điểm của giai đoạn này là gà vừa ăn vừa hạn chế xong nên số lượng thức ăn cho gà phải tăng từ từ. Nhưng chất lượng thức ăn như protein, năng lượng... lại cao hơn gà hậu bị và gà đẻ ở giai đoạn sau để đáp ứng cho gà con đang tăng trọng, phát triển và hoàn thiện chức năng sinh sản chuẩn bị cho giai đoạn đẻ cao.

- Đẻ pha I từ 25-40 tuần tuổi: Giai đoạn này gà đẻ cao nhất, gà hầu như đã thành thục hoàn toàn, tăng trọng không đáng kể cho nên thức ăn phải đảm bảo cho sản xuất trứng cao. Số lượng thức ăn cho gà ở giai đoạn này là cao nhất, nhưng chất lượng có thấp hơn giai đoạn đẻ khởi động. Nhưng tính ra thì lượng và vật chất khô và dinh dưỡng của thức ăn cung cấp cho gà ở giai đoạn này là cao nhất do gà ăn lượng thức ăn trên dưới 160g/con/ngày.

- Đẻ pha II từ 41-64 tuần tuổi: Giai đoạn này có thể kéo dài hoặc rút ngắn tùy theo giá cả thị trường. Đặc điểm của giai đoạn này là gà đẻ giảm dần, tích lũy mỡ bụng nhiều cho nên phải giảm cả số lượng và chất lượng thức ăn cung cấp cho gà. Thức ăn giảm dần từ 160g xuống 145g/con/ngày.

+ Thức ăn cho gà trống ở thời kỳ đạp mái thấp hơn so với gà mái cả lượng và chất. Hiện nay ở nước ta, áp dụng phương pháp cho ăn tách riêng trống mái với số lượng thức ăn cho gà trống 125-130g/con/ngày trong suốt thời kỳ sản xuất.

+ Giảm sinh sản thời kỳ đẻ trứng giống cần bổ sung vitamin A, D, E vào thức ăn định kỳ 3 ngày/lần (có thể ngâm thóc mầm cho gà ăn). Mùa nóng cho gà uống nước điện giải và vitamin C.

Nguồn Nông nghiệp Việt Nam (Web An Giang )


° Các tin khác
• Ủ thức ăn xanh
• Chủ đề: 28 loại thuốc BVTV bị cấm sử dụng tại Việt Nam
• Thuốc trừ sâu sinh học: Dùng trùng diệt sâu bệnh
• SX cá con rô phi, mè trắng làm thức ăn cho thủy đặc sản NNVN
• Kháng sinh thay thế chloramphenicol và nitrofurans dùng trong nuôi trồng thủy sản
• Sử dụng Anolyte trong sản xuất tôm giống
• Mùa mưa lũ: sử dụng hoá chất nào phòng bệnh cho cá nuôi?
• Chế biến thức ăn công nghiệp nuôi tôm, cá
• Ủ chua thân ngô làm thức ăn cho bò
• Ủ rơm làm thức ăn cho trâu, bò
• Khẩu phần thức ăn hàng ngày cho bò sữa
• Vật liệu polyme giữ nước cho cây trồng vùng khô hạn
• Enzym thức ăn gia súc làm tăng năng suất, tạo khả năng kìm hãm Salmonella
• Chế tạo thành công vật liệu giữ nước chống hạn
• Chế phẩm Kivica cho cam, quýt
• Xí nghiệp hóa chất Thạch Hà sản xuất và tiêu thụ hơn 5.000 tấn phân bón NPK 3 màu
• Phân lân Văn Điển: Hơn 40 năm một thương hiệu
• Ngành thức ăn chăn nuôi chuyển hướng kinh doanh trước nạn dịch cúm gia cầm
• Phân bón và thuốc BVTV dùng cho SX chè chất lượng cao
• Sự thật đáng sợ về một loại
• Công nghệ xử lý nước mặn, nước tạp chất thành tinh khiết
• Sản phẩm cho Tôm
• Hậu Giang: Nhiều hộ thoát nghèo nhờ nuôi dơi lấy phân
• Sản phẩm chủ yếu
• Sản phẩm cho Dê, Bò, Cừu
• Việc làm đất và phòng trừ cỏ dại cho lúa hè thu năm nay có gì khác? - P3
• Việc làm đất và phòng trừ cỏ dại cho lúa hè thu năm nay có gì khác? - P2
• Việc làm đất và phòng trừ cỏ dại cho lúa hè thu năm nay có gì khác? - P1
• Hội thảo Quốc gia về phân bón
• Thử nghiệm hệ thống điều hòa không khí ở Hà Lan

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb