Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Vật tư

Thị trường phân bón

Thị trường phân bón: Giá cả leo thang, nông dân lãnh đủ! 

“Nếu giá phân bón tiếp tục tăng cao hơn nữa, nông dân khó mà chịu đựng nổi...” - thứ trưởng Bộ Thương mại Phan Thế Ruệ đã nói như vậy với Tuổi Trẻ tại hội nghị phân bón diễn ra ở TP.HCM vào trung tuần tháng 1-2004.

Dù giá tăng cao nhưng vẫn phải nhập phân bón mới đủ đáp ứng nhu cầu mùa vụ. Trong ảnh: nhập phân bón tại cảng Sài Gòn

Tuy nhiên với những diễn biến bất thường trên thị trường phân bón thế giới hiện nay, trong khi những giải pháp do các cơ quan quản lý cũng như các nhà nhập khẩu phân bón đưa ra đều không đem lại hiệu quả, dự báo phân bón sẽ tiếp tục tăng giá. Giá tăng và sẽ còn tăng!

Cuối tháng 1-2004, giá bán phân urê tại hầu hết địa phương trong cả nước dao động ở mức 3.450-3.550 đồng/kg, cá biệt có một số địa bàn tại khu vực ĐBSCL giá lên tới 3.600-3.700 đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất trong năm năm gần đây và tăng khoảng 1.100-1.300 đồng/kg so với thời điểm đầu năm 2003. “Chúng tôi mua giá nào bán giá đó. Giá phân bón trên thị trường thế giới tăng đột biến, chúng tôi cũng phải tăng giá bán...” - giám đốc một đơn vị nhập khẩu phân bón nói.

Theo thông tin từ các nhà nhập khẩu phân bón, giá phân urê về đến các cảng tại VN hiện đã vượt qua mức 200 USD/tấn, tăng gần 80 USD/tấn so với đầu năm 2003. Riêng tại thị trường VN, giá bán phân bón cho nông dân còn phải gánh thêm 20-23 USD/tấn chi phí các loại như phí vận chuyển, thuế VAT...

Giải thích hiện tượng giá phân bón trên thị trường thế giới liên tục biến động và tăng đều từ tháng 9-2003 đến nay, các chuyên gia phân bón đều có chung nhận định là do cước phí vận chuyển tăng mạnh và nguồn cung phân bón trên thị trường thế giới giảm.

Chẳng hạn, từ sau khi Hiệp hội Tàu quốc tế cấm tàu trên 25 tuổi hoạt động, cước phí vận chuyển từ Trung Quốc đến VN đã nhảy vọt lên 25-30 USD/tấn so với mức 15-18 USD/tấn trước đây. Tại Indonesia - thị trường chính cung cấp phân bón cho VN - hàng loạt nhà máy sản xuất phân bón đã phải đóng cửa do thiếu nguyên liệu.

Ngoài ra từ tháng 11-2003, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu khối OPEC đã cắt giảm sản lượng dầu khai thác gần 1 triệu thùng/ngày khiến giá dầu - nguồn nguyên liệu sản xuất phân bón - tăng mạnh, càng đẩy giá phân bón tăng lên.

Trong năm 2004, theo nhận định của Tổ điều hành thị trường (ĐHTT) trong nước của Chính phủ, “thị trường phân bón sẽ vẫn có nhiều biến động phức tạp... Giá nhiều loại phân bón trên thị trường thế giới sẽ tiếp tục tăng và đứng ở mức cao”.

Ông Hoàng Thọ Xuân - vụ trưởng Vụ Chính sách thị trường Bộ Thương mại, thành viên Tổ ĐHTT - cho biết từ tháng 4-2004 Chính phủ Ấn Độ, nước tiêu thụ phân bón lớn thứ ba trên thế giới, bắt đầu giảm trợ cấp cho ngành phân bón, nhiều nhà máy sản xuất phân bón tại nước này có nguy cơ đóng cửa hàng loạt, nhu cầu nhập khẩu phân bón của Ấn Độ chắc chắn tăng mạnh.

Trong khi nguồn cung thiếu hụt, hàng loạt các nước khu vực Mỹ, Phi, Á... hiện đang đồng loạt bước vào vụ sản xuất nông nghiệp cũng đang có nhu cầu nhập phân bón với số lượng lớn.

Ông Xuân cũng cảnh báo hiện tượng các nhà kinh doanh nhập khẩu cầm chừng hoặc không nhập khi giá phân bón trong nước thấp hơn so với giá thế giới, dẫn đến tình trạng thiếu phân bón, càng đẩy giá bán trong nước tăng lên, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Nông dân lãnh đủ!

Trong năm 2004, nhu cầu phân bón của cả nước khoảng 7,3 triệu tấn, trong đó urê chiếm 2,2 triệu tấn. Theo thông tin từ Tổ ĐHTT, nguồn phân bón sản xuất trong nước chỉ đạt khoảng 3,3 triệu tấn, chủ yếu là NPK và lân, số còn lại phải nhập khẩu. Riêng urê phải nhập hơn 90%, khoảng 2,1 triệu tấn. Do chịu sự tác động của thị trường phân bón thế giới, giá phân bón tại thị trường trong nước chắc chắn sẽ có biến động theo hướng tăng dần trong thời gian tới.

Nhiều nhà kinh doanh phân bón cho rằng có thể thực hiện giải pháp tình thế là giảm thuế VAT nhập khẩu phân bón (5%) xuống còn 0% để giảm giá bán cho nông dân. Tuy nhiên theo thông tin từ Bộ Tài chính, trước mắt chỉ có thể cho phép các nhà nhập khẩu phân bón giãn thời hạn nộp thuế VAT lên 60 ngày thay vì 30 ngày như trước đây.

Nhiều nhà kinh doanh phân bón cũng phản đối giải pháp tạm trữ phân bón như ngành nông nghiệp thực hiện trong thời gian vừa qua. “Nông dân chẳng được lợi lộc gì, vẫn phải mua phân tạm trữ theo giá thị trường, trong khi các đơn vị tham gia tạm trữ lại được trợ giá, trợ lãi suất...” - bà Nguyễn Thị Tiêu, giám đốc Công ty XNK Hà Anh, nói.

Theo bà Tiêu, việc tạm trữ phân bón nếu được thực hiện phải cho đấu thầu công khai, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, đơn vị trúng thầu phải bán phân bón theo giá đã có hỗ trợ nông dân mới mua được phân với giá thấp. Ông Nguyễn Tấn Đạt - tổng giám đốc Công ty Phân bón miền Nam - cũng cho rằng cần thay đổi cơ chế dự trữ phân bón để nông dân thật sự hưởng lợi.

Theo ông Đạt, Nhà nước có thể sử dụng nguồn VAT để mua lại phân nhập của các đơn vị, sau đó đưa xuống các địa phương bán cho nông dân theo giá hỗ trợ. Một nhà nhập khẩu phân bón khác đưa ra đề nghị căn cứ trên diện tích lúa gieo cấy hoặc sản lượng lúa thu hoạch của các hộ để hỗ trợ trực tiếp cho nông dân, thay vì hỗ trợ cho... các doanh nghiệp tham gia tạm trữ.

“VN là nước sản xuất nông nghiệp nhưng đến nay chúng ta vẫn hoàn toàn phụ thuộc nguồn cung cấp phân bón từ nước ngoài. Đây là một thực tế khó chấp nhận được...” - thứ trưởng Phan Thế Ruệ nói. Theo ông Ruệ, giải pháp lâu dài và căn cơ nhất vẫn là đẩy mạnh sản xuất trong nước để giảm phụ thuộc vào thị trường nước ngoài, nhưng dự báo cho đến cuối năm 2005, các đơn vị sản xuất phân bón VN cũng chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu urê trong nước.

Do đó ông Ruệ cho rằng trước mắt các nhà kinh doanh phân bón cần tổ chức xây dựng hệ thống phân phối rộng khắp các địa bàn, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các khâu chi phí trung gian. Theo ông Ruệ, hầu hết các nhà kinh doanh phân bón VN hiện nay chỉ mới tập trung cung cấp cho một vài nhà phân phối tại các thành phố lớn hoặc khu vực cảng, phân bón phải qua nhiều cấp trung gian mới đến được tay nông dân, và do đó không tránh khỏi hiện tượng phân bón bị đội giá lên quá cao.

Ông Nguyễn Hạc Thúy - phó chủ tịch Hiệp hội Phân bón VN: Từ năm 1990 đến nay, hằng năm đều xảy ra 1-2 cơn sốt phân bón, cả “sốt nóng” lẫn “sốt lạnh”, nó như một căn bệnh trầm kha, mãn tính. Mỗi lần có biến động chúng ta đều bị động, vội vàng đưa ra kế hoạch nhập phân bón dự trữ mà không đưa ra được những giải pháp đồng bộ, hiệu quả để phòng ngừa. Chỉ có nông dân lãnh đủ.

Bà Nguyễn Thị Ngọ - giám đốc Công ty TNHHTM Hoàng Lê: Mỗi lần phân bón tăng giá ai cũng kêu thương xót cho nông dân, nhưng những biện pháp có thể làm được để giúp đỡ nông dân thì không ai thực hiện. Tôi lấy ví dụ như việc giảm thuế VAT, ngành phân bón đã kêu 4-5 năm nay nhưng vẫn chưa được sửa đổi.

HẢI ĐĂNG (Masso Group Marketing)

 


° Các tin khác
• Ngành thức ăn gia cầm chuyển hướng kinh doanh
• Khô dầu đậu nành ép đùn khô có tác dụng tốt trong khẩu phần thức ăn của Heo
• Chuyên mục Thủy sản
• Sản phẩm cho Cá
• Sãn phẩm cho Gia súc - Gia cầm
• Long An: Khánh thành nhà máy sản xuất thức ăn gia súc hiện đại
• Lại cảnh báo nguy cơ thiếu urê
• Nhà sản xuất và nhập khẩu phân bón
• Tăng thời hạn bảo quản rau quả nhờ bao PE, OTR
• Dự báo nhu cầu phân bón cho cây trồng Việt Nam đến năm 2010
• Gia tăng hiệu quả sử dụng thuốc BVTV
• Thận trọng với thuốc trị táo bón kích thích
• Sản xuất thành công công nghệ sản xuất phân bón vi sinh đa chức năng
• Phân bón hữu cơ vi sinh
• Điểm tin, kết quả hoạt động khoa học kỹ thuật của tỉnh
• Dự báo thị trường phân bón cuối năm
• Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả - P2
• Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả - P1
• Công ty supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao:
• Thuốc bảo vệ thực vật
• Cải tạo vườn đồi từ tro thảo mộc và đất hun khói
• Mô hình VAC hiệu quả ở Jamaica
• Phân Trùn quế - Vermicompost
• Biến vỏ cà phê thành phân hữu cơ
• Chế phẩm sinh học cải tạo đất
• Sử dụng hiệu quả thuốc trừ cỏ ANKILL A 40 WP
• Tồn kho trên 243.000 tấn phân bón
• Phát hiện enzym của vi khuẩn tiêu hủy chất thừa trong thuốc trừ sâu
• Chế phẩm diệt ốc bươu vàng không gây ô nhiễm nước
• Các dự án quốc tế đang triển khai tại Viện Chăn Nuôi

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb