Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Vật tư

Chuyên mục Thủy sản

NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG THUỐC, HÓA CHẤT TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Cùng với sự phát triển chung của ngành nuôi trồng thuỷ sản, trong những năm gần đây nghề nuôi cá nước ngọt, đặc biệt là nuôi cá tra, basa ao, bè đã thực sự có những bước phát triển, nông dân đã chuyển dần từ nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến sang bán thâm canh và thâm canh, con giống được thả nuôi với mật độ dày, thức ăn chế biến tổng hợp được sử dụng.

Song hầu hết vẫn là phát triển tự phát, thiếu hoặc việc quy hoạch ở các địa phương chưa đuổi kịp sự phát triển tự phát; vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái trong khu vực nuôi chưa được chú trọng. Đồng thời, một bộ phận không nhỏ người nuôi chưa nắm bắt tốt kỹ thuật nuôi, quản lý sức khoẻ của động vật thủy sản trong ao, đầm nuôi nên dịch bệnh dễ phát sinh, lây lan và gây nhiều tổn thất to lớn về mặt kinh tế. Vì thế, vấn đề dịch bệnh vẫn luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi trồng thuỷ sản, họ đã tìm mọi cách làm giảm dịch bệnh phát sinh bằng cách sử dụng thuốc và hóa chất trong quá trình nuôi.

Việc sử dụng hoá chất, thuốc kháng sinh trị bệnh cho động vật thủy sản (tôm, cá) là điều tất yếu cần thiết. Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp sử dụng hóa chất, kháng sinh trong phòng trị bệnh cho vật nuôi thủy sản không tuân thủ các quy định về sử dụng hóa chất, kháng sinh nên đã có tác dụng ngược, tác động đến môi trường, hệ sinh thái của khu vực hoặc để lại dư lượng trong sản phẩm thủy sản; ít nhiều sẽ gây tác hại đến sức khoẻ của người tiêu dùng, nhất là đối với các loại hóa chất, kháng sinh không được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.

NHỮNG VẤN ĐỀ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG HÓA CHẤT TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Có một vài lưu ý khi sử dụng hóa chất trong nuôi trồng thủy sản:

- Ảnh hưởng đến sức khỏe người trực tiếp sử dụng.

- Ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm do dư lượng hóa chất trong các sản phẩm thủy sản.

- Liên quan đến môi trường: Ảnh hưởng của hóa chất sử dụng đến chất lượng nước và bùn đáy ao (phú dưỡng hóa môi trường, gia tăng chất hữu cơ, …), tác động đến cấu trúc và tính đa dạng sinh học; tồn lưu trong môi trường, tác động đến hệ vi sinh vật trong môi trường và đưa đến các dòng vi khuẩn kháng thuốc.

- Sự thiếu hiểu biết trong việc sử dụng hóa chất sẽ đưa đến việc để lại dư lượng hóa chất trong cơ thể đối tượng nuôi, hoặc sử dụng hoá chất không hiệu quả.

Do đó, để đạt hiệu quả cao khi sử dụng hóa chất cần tuân thủ các yếu tố sau đây:

- Chọn loại hóa chất dễ sử dụng, đơn giản

- Hóa chất sử dụng phải có hiệu quả và tác dụng nhanh

- Hiệu quả kinh tế sau khi sử dụng hóa chất

CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG THUỐC, HÓA CHẤT  TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Để phòng trị bệnh cho động vật thủy sản thường áp dụng các phương pháp sau đây:

- Phương pháp tắm: Dùng thuốc với nồng độ tương đối cao tắm cho động vật thủy sản theo thời gian quy định (tương ứng với nồng độ thuốc cho phép), phương pháp này chỉ áp dụng trong trại giống hoặc môi trường nuôi có diện tích nhỏ.

- Phương pháp ngâm: Thuốc được dùng với nồng độ thấp và thời gian kéo dài, thường áp dụng cho các ao đầm nuôi với diện tích lớn. Để giảm lượng hóa chất sử dụng cần hạ thấp mực nước trong ao đầm nuôi, đồng thời cũng cần phải chuẩn bị một lượng nước sạch để chủ động cấp vào ao nuôi phòng khi có sự cố xảy ra.

- Phương pháp uống: Dùng thuốc hoặc các chế phẩm trộn vào thức ăn, phương pháp này thường kém hiệu quả đối với một số bệnh vì khi đối tượng nuôi bị bệnh khả năng hoạt động sẽ kém, do đó hoạt động bắt mồi thường kém đôi khi bỏ ăn nên kết quả điều trị thường không cao. Khi sử dụng phương pháp này cần bổ sung thêm dầu gan mực, dầu thực vật bao bên ngoài viên thức ăn để hạn chế thuốc, hóa chất bị mất đi do hòa tan trong môi trường nước nuôi.

- Phương pháp tiêm: Dùng thuốc tiêm trực tiếp vào cơ thể động vật thủy sản (chỉ áp dụng cho động vật quý hiếm hoặc đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao).

Nguồn: Nông nghiệp An Giang


° Các tin khác
• Sản phẩm cho Cá
• Sãn phẩm cho Gia súc - Gia cầm
• Long An: Khánh thành nhà máy sản xuất thức ăn gia súc hiện đại
• Lại cảnh báo nguy cơ thiếu urê
• Nhà sản xuất và nhập khẩu phân bón
• Tăng thời hạn bảo quản rau quả nhờ bao PE, OTR
• Dự báo nhu cầu phân bón cho cây trồng Việt Nam đến năm 2010
• Gia tăng hiệu quả sử dụng thuốc BVTV
• Thận trọng với thuốc trị táo bón kích thích
• Sản xuất thành công công nghệ sản xuất phân bón vi sinh đa chức năng
• Phân bón hữu cơ vi sinh
• Điểm tin, kết quả hoạt động khoa học kỹ thuật của tỉnh
• Dự báo thị trường phân bón cuối năm
• Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả - P2
• Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả - P1
• Công ty supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao:
• Thuốc bảo vệ thực vật
• Cải tạo vườn đồi từ tro thảo mộc và đất hun khói
• Mô hình VAC hiệu quả ở Jamaica
• Phân Trùn quế - Vermicompost
• Biến vỏ cà phê thành phân hữu cơ
• Chế phẩm sinh học cải tạo đất
• Sử dụng hiệu quả thuốc trừ cỏ ANKILL A 40 WP
• Tồn kho trên 243.000 tấn phân bón
• Phát hiện enzym của vi khuẩn tiêu hủy chất thừa trong thuốc trừ sâu
• Chế phẩm diệt ốc bươu vàng không gây ô nhiễm nước
• Các dự án quốc tế đang triển khai tại Viện Chăn Nuôi
• Phân lợn, một loại phân bón ao có hiệu quả trong hệ thống nuôi ghép các loài cá
• Phân Hữu cơ và phân Vi sinh

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb