Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Vật tư

Nhà sản xuất và nhập khẩu phân bón

Trong cuộc hội thảo quốc gia về đánh giá thị trường phân bón 2005 mới đây, cho thấy các nhà nhập khẩu phân bón với nhà sản xuất phân bón trong nước "chưa có tiếng nói chung", từ đó dẫn đến sự chuẩn bị lượng phân bón phục vụ cho vụ đông xuân 2005-2006 và những vụ sản xuất tiếp theo sẽ gặp không ít khó khăn.

Trao đổi với chúng tôi, ông Đinh Hữu Lộc, Giám đốc Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí cho biết, sau hơn một năm đi vào hoạt động, tính đến thời điểm hiện nay, Nhà máy Đạm Phú Mỹ đã sản xuất được hơn 750.000 tấn đạm/urê, trong khi đó giá urê thế giới liên tục biến động nhưng thị trường trong nước được giữ bình ổn. Việc cung cấp được 1/3 nhu cầu phân đạm cả nước bằng nguồn sản xuất trong nước để phục vụ nông dân cả nước, đạm Phú Mỹ đã tạo ra một bước ngoặt trong việc cung cấp và bình ổn phân bón cho nền nông nghiệp Việt Nam.

Ông Lộc nói: "nếu phân urê dồi dào thì nông dân có lợi vì không có đầu cơ, không có cơn sốt về giá". Tuy nhiên, sự có mặt của Nhà máy Phân đạm Phú Mỹ xem ra không phải là niềm vui đối với các nhà nhập khẩu phân bón mà lại là sự khó chịu khi mà thị phần kinh doanh mặt hàng này bị thu hẹp từ 90% xuống chỉ còn khoảng 50 đến 60% chưa kể sự cạnh tranh về giá Urê sản xuất trong nước và Urê nhập lậu qua đường biên giới. Điều này làm cho nhà sản xuất phân đạm trong nước với các nhập khẩu phân bón khó lòng mà có sự phối hợp chặt chẽ với nhau, hay có cùng chung tiếng nói.

Theo ông Nguyễn Hạc Thúy, Quyền chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam, trong suốt 15 năm qua, thị trường phân bón thường xảy ra nhiều cơn sốt "nóng", "lạnh" nhưng rồi cũng qua đi. Khi giá phân bón thế giới hạ thì các doanh nghiệp (DN) nhập khẩu bán rẻ cho nông dân, không có đối thủ trong nước cạnh tranh ép giá. Giá sàn của phân ure nhập khẩu thời đó chênh lệch bình quân ở 3 miền không lớn, chỉ 30 đến 60 đồng/kg. Nhưng từ ngày có Urê Phú Mỹ công suất 750.000 tấn/năm ra đời - lực lượng quan trọng có thị phần ure lớn chiếm 35 đến 40% cả nước thì thị trường phân bón Việt Nam trở nên biến động.

Do Urê Phú Mỹ có 3 ưu thế (bán ra không có phí bảo hiểm, không có cước vận chuyển biển, đường dài và đặc biệt được ưu đãi bù lỗ giá nguyên liệu) nên giá ure cung cấp ra thị trường bao giờ cũng rẻ hơn ure nhập khẩu. Nếu giá ure nhập khẩu hạ thì Urê Phú Mỹ hạ, giá ure nhập khẩu lên thì ure Phú Mỹ lên cách nhau 200 đến 300 đồng/kg. Tính ra từ tháng 7 năm 2004 đến tháng 7 năm 2005, Phú Mỹ đã thay đổi giá Urê lên xuống 11 lần làm cho các nhà nhập khẩu phải đối phó đến chóng mặt.

Ông Thúy nói: 10 tháng đầu năm nay, cả nước nhập khẩu chỉ khoảng 400.000 tấn ure, từ tháng 11/2005 đến tháng 1/2006 phải nhập thêm 400.000 tấn ure nữa để đáp ứng nhu cầu vụ đông xuân 2005-2006 là rất khó thực hiện được.

Ông Phạm Văn Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm giám đốc Công ty cổ phần Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Cần Thơ cho biết, nhập khẩu và kinh doanh phân bón rủi ro rất cao, nhiều doanh nghiệp (DN) đã phá sản, do đó số DN nhập khẩu phân bón ngày càng giảm, từ 48 DN năm 2002 đến tháng 8/2004 còn 26 DN và hiện nay chỉ còn 20 DN. Ông Tuấn nói: từ khi Nhà máy Đạm Phú Mỹ đi vào hoạt động, nếu kể cả nhà máy đạm Hà Bắc (150.000 tấn/năm), lượng phân Urê sản xuất trong nước đáp ứng được trên 45% nhu cầu phục vụ sản xuất. Đây thực sự là tin vui đối với nền nông nghiệp VN và cả nông dân.

Tuy nhiên 55% nhu cầu ure còn lại phải nhập khẩu là một bài toán hóc búa đối với những nhà nhập khẩu; bởi giá Urê của thế giới biến động thất thường, giá phân Urê do các nhà máy trong nước sản xuất ra khó đoán trước và sức mua của nông dân cũng luôn biến động. Chính điều này làm cho các nhà nhập khẩu phân bón rất khó khăn, lúng túng trong việc nhập phân bón vì sợ thua lỗ./.

Nguồn tin: TTXVN


° Các tin khác
• Tăng thời hạn bảo quản rau quả nhờ bao PE, OTR
• Dự báo nhu cầu phân bón cho cây trồng Việt Nam đến năm 2010
• Gia tăng hiệu quả sử dụng thuốc BVTV
• Thận trọng với thuốc trị táo bón kích thích
• Sản xuất thành công công nghệ sản xuất phân bón vi sinh đa chức năng
• Phân bón hữu cơ vi sinh
• Điểm tin, kết quả hoạt động khoa học kỹ thuật của tỉnh
• Dự báo thị trường phân bón cuối năm
• Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả - P2
• Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả - P1
• Công ty supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao:
• Thuốc bảo vệ thực vật
• Cải tạo vườn đồi từ tro thảo mộc và đất hun khói
• Mô hình VAC hiệu quả ở Jamaica
• Phân Trùn quế - Vermicompost
• Biến vỏ cà phê thành phân hữu cơ
• Chế phẩm sinh học cải tạo đất
• Sử dụng hiệu quả thuốc trừ cỏ ANKILL A 40 WP
• Tồn kho trên 243.000 tấn phân bón
• Phát hiện enzym của vi khuẩn tiêu hủy chất thừa trong thuốc trừ sâu
• Chế phẩm diệt ốc bươu vàng không gây ô nhiễm nước
• Các dự án quốc tế đang triển khai tại Viện Chăn Nuôi
• Phân lợn, một loại phân bón ao có hiệu quả trong hệ thống nuôi ghép các loài cá
• Phân Hữu cơ và phân Vi sinh

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb