Sản xuất thành công công nghệ sản xuất phân bón vi sinh đa chức năng
Phân bón HCVS “Địa cầu xanh” được sản xuất từ các vật liệu có thành
phần hữu cơ trong rác thải đô thị. Sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn TC 01:
2003/ NT, dựa trên tiêu chuẩn chất lượng phân bón Phân bón HCVS “Địa cầu xanh”
được sản xuất từ các vật liệu có thành phần hữu cơ trong rác thải đô thị.
Sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn TC 01: 2003/ NT, dựa
trên tiêu chuẩn chất lượng phân bón được chi cục tiêuchuẩn đo lường chất lượng
Ninh Thuận chứng nhận. Kết hợp ứng dụng công nghệ sinh học tiên tiến với công
nghệ phân bón xây dựng nên qui trình công nghệ xử lý rác và sản xuất phân bón
HCVS “Địa cầu canh” của Công ty TNHH XD – TM & SX Nam Thành Ninh Thuận.
Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh nhãn hiệu “Địa cầu canh” mang
lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm hiệu quả bảo vệ môi trường sinh thái: sản
phẩm bổ sung các hệ vi sinh vật hữu ích cho đất, kháng được nhiều bệnh trong
đất: vàng lá, lở cỗ rề, thối rễ, … giảm lượng phân bón vô cơ, giảm thuốc BVTV
trong qui trình canh tác.
1. Nhà máy sản xuất với hệ thống thiết bị dây chuyền hiện đại
đạt tiêu chuẩn. 2. Công nghệ sinh học tiên tiến với các chủng giống vi sinh
độc quyền của NTC có hoạt tính sinh học cao. Hiệu quả trong sử dụng.
Phân Hữu cơ vi sinh “Địa cầu xanh” Compost NTC
Thành phần: - Mật độ vi sinh vật hữu ích: 1,0 x 109
tb/gr. - Hàm lượng Chất Hữu Cơ: 30% - Acid Humic: 9% - NPK %: 2,5: 2,5:
1,5
Ngoài ra còn có một số nguyên tố Trung, Vi lượng cần thiết cho
cây trồng. Mới đây, các nhà khoa học thuộc Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ
sau thu hoạch đã nghiên cứu và sản xuất thành công công nghệ sản xuất phân bón
vi sinh vật đa chức năng chuyên dùng cho cây lúa và một số rau màu ở quy mô công
nghiệp với rất nhiều công dụng, hiệu quả mới... Phân bón an toàn Theo TS. Nguyễn
Thùy Châu, Trưởng phòng Nghiên cứu vi sinh vật sau thu hoạch (Viện Cơ điện Nông
nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch), phân bón vi sinh vật đa chức năng được sản
xuất dựa trên cơ sở quy trình phân giải xenlulô, cố định nitơ, phân giải lân.
Loại phân này không chỉ giúp nâng cao năng suất, chất lượng
nông sản, giảm chi phí sản xuất, mà còn giảm lượng phân bón vô cơ, tạo cân bằng
sinh thái. Để hoàn thiện công nghệ này, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp
nuôi cấy chìm sục khí trên hệ thống lên men 1.500 lít/mẻ và các kỹ thuật sinh
học khác sản xuất ra phân bón vi sinh với tác dụng kích thích sinh trưởng và
phòng chống bệnh trên nền chất mang gồm than bùn thanh trùng. Chế phẩm bảo đảm
được mật độ tế bào (theo tiêu chuẩn) sau 150 ngày bảo quản ở điều kiện tự nhiên.
Trong số yếu tố dinh dưỡng, nitơ đóng vai trò quan trọng nhất
đối với cây trồng, do nó vừa có chức năng cấu trúc (là thành phần xây dựng nên
protein, axit nucleic, phốt pho, lipit, chất diệp lục, các alcaloic...), vừa
đóng vai trò điều tiết quá trình trao đổi chất, đồng thời là thành phần cấu trúc
của một số vitamin nhóm B (B1, B2, B3...), các hoóc môn sinh học dưới dạng NH4
làm giàu nguồn dự trữ đạm trong đất cung cấp cho cây trồng.
Tập đoàn vi sinh vật cố định nitơ rất phong phú, được chia
thành ba nhóm tùy theo từng kiểu sống: sống tự do, sống cộng sinh và sống hội
sinh. Dựa trên đặc điểm đó, các nhà khoa học đã ứng dụng tính chất của từng loại
để sản xuất ra các loại phân vi sinh đặc chủng áp dụng đối với một số cây trồng
nhất định như: vi sinh vật cố định nitơ sống cộng sinh với cây họ đậu tạo nên
các nốt sần trên cây. Vi sinh vật cố định nitơ sống hội sinh có tác dụng cố định
nitơ rất cao ở những cây cà chua, lúa, ngô, mía... Sau nitơ, phốt pho là nguyên
tố quan trọng thứ hai trong ba nguyên tố dinh dưỡng đa lượng chính của cây trồng
(N, P, K) và rất cần thiết cho sự sống của các loài sinh vật, nhất là thực
vật.
Phốt pho là thành phần xây dựng nên các hợp chất quan trọng bậc
nhất của tế bào, đặc biệt là trong quá trình quang hợp và hô hấp của thực vật.
Một trong những yếu tố quan trọng trong sản phẩm phân vi sinh đa chức năng là
việc nghiên cứu chọn lựa chất mang. Đối với yếu tố này, các nhà khoa học đã dùng
chất mang gồm hỗn hợp than bùn và mùn hữu cơ có đủ dinh dưỡng cho vi sinh vật
phát triển và tồn tại, không gây độc đối với vi sinh vật và cây trồng cũng như
môi trường sinh thái. Chất mang được xử lý chặt chẽ, bảo đảm đạt các chỉ tiêu kỹ
thuật như độ ẩm, pH, được bao gói trong túi PE và khử trùng bằng bức xạ nhiệt.
Sử dụng được cho nhiều loại cây trồng Sau khi nghiên cứu, sản
xuất thành công, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch đã tiến
hành khảo nghiệm và bón thử loại phân vi sinh AZotobacterin trên hai ha khoai
tây.Chỉ sau một thời gian, thân cây khoai tây phát triển to hơn, mầu lá xanh
nhạt, mức độ sâu bệnh gây hại giảm, củ khoai to và nhẵn hơn so với dùng phân
NPK, năng suất củ tăng từ 10-15%.
Một loại phân khác cũng được ứng dụng để bón thử nghiệm cho cây
lúa là Trichodermin trong vụ xuân 2004 tại Thái Bình trên địa bàn hai xã: Đông
Động (Đông Hưng) và Tống Vũ (TP Thái Bình). Kết quả, cây lúa bén rễ hồi xanh
nhanh, đẻ nhánh tập trung, tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao hơn, thân lá cứng, cây cao,
lá đòng bền xanh vàng đến khi thu hoạch, thời gian sinh trưởng rút ngắn so với
đối chứng 5-7 ngày.
Ngoài ra, còn giúp cây lúa tăng khả năng chống chịu (chống đổ,
giảm sâu bệnh...), tăng số bông, hạt chắc trên bông, giảm tỷ lệ hạt lép... làm
cho năng suất lúa tăng 8,6-10,6%. TS. Nguyễn Thuỳ Châu cho biết: "Với những đặc
tính này, chúng tôi đã nghiên cứu, phân tích để tìm ra tỷ lệ tương ứng với từng
đối tượng cây trồng nhằm thúc đẩy quá trình sinh trưởng, có thể giúp hạt chín
sớm 5-7 ngày, cây ăn quả có số quả chín sớm đạt tới 78%. Mặt khác, sử dụng phân
sẽ làm tăng tính chịu rét, độ đường cho cây cải, tăng lượng tinh bột cho củ
khoai tây
Theo Nông thôn ngày nay |