Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Vật tư

Sử dụng chế phẩm sinh học trong cây trồng nông nghiệp vì lợi ích lâu dài.

Viện Lúa ĐBSCL đã nghiên cứu thành công một số chế phẩm sinh học có hiệu quả cao trong phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng, tạo nguồn phân hữu cơ cho đất… giúp nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí sản xuất. Đây là một trong những giải pháp giúp hạn chế sử dụng thuốc hóa học trên đồng ruộng, đảm bảo an toàn cho môi trường và người sử dụng; phát triển nền nông nghiệp bền vững.

Từ những chế phẩm nổi tiếng.

Nói đến chế phẩm sinh học Ometar và Biovip do Viện Lúa ĐBSCL nghiên cứu, sản xuất, đa số bà con nông dân đã sử dụng đều nhận xét 2 chế phẩm này có hiệu quả cao trong phòng trừ một số sâu hại cây trồng như: rầy nâu, rầy xanh, bọ xít hại lúa; rầy xanh và rầy mềm hại cây bông vải. Ometar còn có hiệu quả rất cao khi dùng để trừ bọ cánh cứng hại dừa. Từ năm 2003 đến năm 2005, Sở Khoa học- Công nghệ tỉnh Trà Vinh hợp tác với Viện Lúa ĐBSCL thực hiện đề tài: “Ứng dụng chế phẩm trừ sâu sinh học trong thâm canh tổng hợp lúa chất lượng cao tại tỉnh Trà Vinh”. Kết quả các mô hình cho thấy khi sử dụng Ometar cùng các tiến bộ khoa học kỹ thuật khác trong thâm canh tổng hợp lúa chất lượng cao đã mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Cụ thể, lãi thuần từ các mô hình này cao hơn các ruộng đối chứng của nông dân từ 1,2 triệu đồng- 1,7 triệu đồng/ha trong vụ đông xuân và từ 850.000 đồng– 1,2 triệu đồng/ha trong vụ hè thu.

Chế phẩm sinh học Ometar và Biovip được sản xuất từ 2 chủng: nấm xanh, Metarhizium anisopliae được phân lập từ con bọ xít hôi hại lúa và nấm trắng, Beauveria bassiana được phân lập từ con rầy nâu hại lúa. Năm 2002, hai chế phẩm sinh học này được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật và cho phép ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp. Tiến sĩ Nguyễn Thị Lộc, Trưởng Bộ môn Sinh thái Côn trùng và Phòng trừ Sinh học, cho biết:“Các loại thuốc sinh học sản xuất từ vi khuẩn và virus không có hiệu lực đối với các côn trùng chích hút như rầy nâu, bọ xít hại lúa. Vì vậy, chúng tôi đã nghiên cứu, phân lập, tuyển chọn và sản xuất ra 2 loại chế phẩm vi nấm để phòng trừ các loài côn trùng chích hút này”. Ometar và Biovip có hiệu lực diệt rầy nâu từ 65-85%, Ometar có hiệu lực trừ bọ xít hôi hại lúa từ 81-87,5%. Viện Lúa ĐBSCL đã hợp tác với một số tỉnh như Tiền Giang, Trà Vinh, Đồng Tháp, Hậu Giang… để xây dựng các mô hình sử dụng chế phẩm trừ sâu sinh học trên lúa, cây ăn trái, dừa… và đạt hiệu quả rất tốt. Đến nay, 2 chế phẩm này được sử dụng cho trên 1.500 ha lúa, dừa, cây ăn trái… ở ĐBSCL và Đông Nam bộ.

Đến những chế phẩm đầy hứa hẹn.

Nghiên cứu dùng vi khuẩn đối kháng, nấm đối kháng với ký sinh gây bệnh, tạo chế phẩm sinh học phòng trừ các bệnh hại cây trồng có nguồn gốc từ đất như lúa, cây trồng cạn là một trong những nghiên cứu chủ yếu của Bộ môn Bệnh cây, Viện Lúa ĐBSCL. Tiến sĩ Phạm Văn Dư, Trưởng Bộ môn Bệnh cây, cho biết: “Chế phẩm vi khuẩn đối kháng đã qua quá trình thử nghiệm từ năm 1997 đến nay. Phần nghiên cứu và phân lập đã thử nghiệm hoàn chỉnh. Hiện nay, bộ môn đang hợp tác với tỉnh Hậu Giang thực hiện dự án: Nghiên cứu và sử dụng vi sinh vật đối kháng phòng trừ bệnh khô vằn hại lúa ở tỉnh Hậu Giang”. Theo kế hoạch dự án, năm 2006, bộ môn tiến hành thu thập vi sinh vật; năm 2007 sẽ triển khai mô hình. Trước mắt, bộ môn sẽ thu thập các vi sinh vật đối kháng ở từng vùng sinh thái khác nhau để nghiên cứu tạo ra chế phẩm sử dụng thích hợp cho từng địa phương có nhu cầu. Sau đó, sẽ chọn ra những vi khuẩn đối kháng mạnh và phổ tác dụng rộng trên nhiều vi sinh vật gây hại để sản xuất chế phẩm sinh học dùng chung cho các vùng sinh thái. Dùng vi khuẩn đối kháng tạo chế phẩm sinh học phòng trừ các bệnh hại cây trồng có nguồn gốc từ đất sẽ giúp bổ sung nguồn vi sinh vật có ích, lập lại sự cân bằng sinh thái trong tự nhiên và khống chế vi sinh vật gây bệnh.

Trong những vùng thâm canh lúa của khu vực ĐBSCL, rơm rạ sau thu hoạch là nguồn hữu cơ vô tận. Tuy nhiên, rơm rạ để tự nhiên thì cần thời gian phân hủy rất lâu. Do đó, nông dân thường đốt bỏ cho nhanh. Khi rơm rạ bị đốt bỏ với số lượng lớn sẽ thải ra nhiều khí độc và bụi tro dẫn đến ô nhiễm môi trường và góp phần gây nên hiệu ứng nhà kính. Trước thực trạng đó, Tiến sĩ Lưu Hồng Mẫn, Trưởng bộ môn Vi sinh vật, cùng các cộng sự ở Viện Lúa ĐBSCL đã khai thác nấm Trichoderma, là nguồn vi sinh vật có khả năng phân hủy rơm rạ nhanh, hạn chế được sự phát triển của nấm bệnh khô vằn lưu tồn trong rơm rạ, để điều chế thành chế phẩm sinh học phân hủy rơm rạ, tạo nguồn phân hữu cơ cho đất.

Để xác định ảnh hưởng dài hạn của phân hữu cơ từ rơm rạ đối với năng suất lúa và độ phì của đất canh tác lúa, tiến sĩ Lưu Hồng Mẫn và các cộng sự đã tiến hành nhiều nghiên cứu tại Viện Lúa ĐBSCL, đồng thời phối hợp thực hiện với Trung tâm giống cây trồng tỉnh Sóc Trăng và Trại giống Bình Đức, tỉnh An Giang. Kết quả nghiên cứu sau các vụ hè thu, đông xuân từ năm 2000 đến 2005 cho thấy khi bón kết hợp phân hữu cơ từ rơm rạ với phân hóa học thì năng suất không khác biệt so với bón hoàn toàn phân hóa học mà lại tiết kiệm được nhiều chi phí. Nếu sử dụng 10kg chế phẩm cho 1 ha rơm rạ sau thu hoạch thì trong khoảng thời gian 4 tuần sẽ tạo được khoảng 6 tấn phân hữu cơ tại chỗ. Khi bón toàn bộ số phân hữu cơ này ngay vụ đầu tiên sẽ tiết kiệm được 40% lượng phân NPK/ha. Nếu bón liên tục khoảng 10 vụ lúa có thể tiết kiệm 80% lượng phân NPK/ha. Như vậy, sử dụng phân hữu cơ từ rơm rạ không những sản lượng lúa vẫn được đảm bảo mà còn giảm số lượng phân hóa học, giúp hạn chế ô nhiễm môi trường, dần trả lại độ phì cho đất thông qua việc cung cấp chất mùn hữu cơ trong quá trình sản xuất lúa.

Chế phẩm vi sinh vật phân hủy rơm được nghiên cứu và sản xuất thành 2 dạng: dạng xử lý trực tiếp vào rơm và dạng hòa tan trong nước tưới hoặc phun trực tiếp vào rơm. Thời gian để chế phẩm sinh học phân hủy rơm rạ là 5-6 tuần sau khi xử lý. Rơm rạ xử lý ở các thời điểm khác nhau khi được bón trả lại cho vụ mùa không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cây lúa. Đề tài nghiên cứu chế phẩm sinh học phân hủy rơm rạ đã đạt giải Nhì trong Hội thi “Sáng tạo kỹ thuật TP Cần Thơ 2004-2005”. Hội đồng chấm thi đánh giá đây là đề tài mới, khả năng ứng dụng cao, có hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường. Tiến sĩ Lưu Hồng Mẫn cho biết: “Hiện nay, đơn vị đang đăng ký dự án tìm nguồn tài trợ để triển khai rộng rãi mô hình sử dụng chế phẩm sinh học phân hủy rơm rạ ở một số tỉnh ĐBSCL”.

Lợi ích của việc sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất nông nghiệp thể hiện rất rõ. Tuy nhiên, nông dân thường lạm dụng thuốc trừ sâu và phân hóa học trong trồng trọt. Để khuyến khích nông dân sử dụng chế phẩm sinh học thì ngoài kết quả nghiên cứu của nhà khoa học, cần phải có sự đầu tư về kinh phí, thời gian... Những chính sách hợp lý và sự phối hợp đồng bộ của địa phương cùng các ban, ngành có liên quan sẽ tác động dần dần, thay đổi tập quán canh tác của nông dân, góp phần đưa ngành nông nghiệp phát triển ổn định và bền vững.

Nguồn:CTOL-bannhanong.vietnetnam.net (6/3/2006)

 

 


° Các tin khác
• Bình ổn phân bón vụ hè thu 2006: Doanh nghiệp phải bắt tay nhau
• Urê ngoại lại tranh cãi giá bán với urê nội.
• Phân bón tăng giá?-Không thiếu phân u-rê.
• Rút giấy phép các cơ sở tăng giá thuốc BVTV.
• Phân bón tăng giá?
• Hai loại phân bón sử dụng trong thâm canh chè sạch.
• Thuốc trừ sâu, rầy thế hệ mới.
• Phân dơi thích hợp với cây cam sành.
• Tác dụng của polymer siêu thấm AMS- 1
• Việt Nam:Sản xuất thử nghiệm thành công vaccine H5N1.
• Giới thiệu một số chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh hại cây trồng
• Chất xử lý ao tôm
• Thị trường phân bón những ngày đầu năm và dự báo cho tháng 2/2006.
• Chế phẩm siêu hấp thụ nước từ... tinh bột sắn!
• Quy trình xử lý nước nuôi tôm với chất Eco shrimp.
• Hệ thống tưới nhỏ giọt cho cải tạo vườn cây ăn trái
• Công ty Phân bón Bình Điền: Sản xuất thành công 3 loại phân bón dành riêng cho cây cà phê
• Chế biến thức ăn cho bò sữa
• Vài suy nghĩ về trồng cây che bóng cho chè
• Tái diễn tình trạng xả phân xuống lòng hồ Trị An
• Phân chuyên dùng cho lúa
• Thức ăn cho bò sữa
• Cách ủ chua cỏ chăn nuôi
• Biogas: Xua dần ô nhiễm
• Cty Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bình Định vì nông dân
• Bình Thuận: ép rơm cứu đói cho bò
• Phân bón sạch từ xương trâu bò
• Bổ sung một số thuốc BVTV được phép sử dụng cho cây rau
• Xử lý hạt giống bằng thuốc Cruiser Plus 312.5FS
• An Giang: Nông dân tự đầu tư mới gần 200 máy sấy, máy gặt đập liên hợp

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb