Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Vật tư

Bình ổn phân bón vụ hè thu 2006: Doanh nghiệp phải bắt tay nhau

Nhu cầu urê vụ hè thu 2006 ở Nam Bộ là 330-350.000 tấn, miền Trung và miền Bắc là 200-220.000 tấn.
"Cần có sự bàn bạc để thống nhất nhau về giá cả giữa các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón và Công ty phân đạm Phú Mỹ khi giá thế giới tăng hoặc hạ, nhằm chấm dứt tình trạng giá nhập khẩu và giá sản xuất trong nước đối đầu nhau".

Đó là kết luận của cuộc họp bàn bình ổn thị trường phân bón cho vụ hè thu 2006, do Hiệp hội phân bón Việt Nam chủ trì tại Tp.HCM ngày 28/2/2006.

Sự ra đời của Công ty phân đạm Phú Mỹ đã góp phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu phân bón cho nông dân. Và cũng kể từ năm 2004 đến nay, thị trường phân bón có nhiều biến động. Giá nhập khẩu và giá sản xuất trong nước luôn đối đầu nhau. Các doanh nghiệp nhập khẩu luôn "căng thẳng" khi phải đối phó cùng lúc 2 thị trường là trong nước và quốc tế. Khi họ ký hợp đồng chuyển tiền chưa nhận phân thì giá trong nước đột ngột xuống, khiến họ nhiều phen bị lỗ.

Có nhu cầu mà không dám nhập urê.

Hiệp hội phân bón Việt Nam cho biết, nhu cầu urê vụ hè thu 2006 ở Nam Bộ là 330-350.000 tấn, miền Trung và miền Bắc là 200-220.000 tấn.

Theo các đơn vị báo cáo thì lượng urê sản xuất trong nước và nhập khẩu đến 30/3/2006 mới có 180-200.000 tấn, trong khi tháng 2/2006 chưa có L/C nào mở.

Theo Vụ kế hoạch Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các nguồn cung cụ thể như sau: tồn kho hiện tại của Công ty đạm Phú Mỹ khoảng 100 nghìn tấn; tồn kho của các nhà nhập khẩu ước 50 nghìn tấn; năng lực sản xuất của Công ty đạm Phú Mỹ trong các tháng 3,4,5/2006 khoảng 180 nghìn tấn. Tổng cộng các nguồn có khoảng 330 nghìn tấn. Các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón dự đoán có nguy cơ thiếu hụt urê cho vụ này.

Phía Công ty phân đạm Phú Mỹ, Giám đốc Đinh Hữu Lộc cho rằng, hết quý II năm nay, dự đoán nhà máy đạt khoảng 380.000 tấn, đáp ứng 2/3 nhu cầu thị trường. Hơn nữa, nhu cầu sử dụng phân urê có xu hướng giảm. Do vậy, các doanh nghiệp nhập khẩu cần cân nhắc.

Như mấy ngày gần đây, giá urê của Công ty đạm Phú Mỹ là 3.950đồng/kg, còn giá urê nhập khẩu bình quân là 4.400-4.450 đồng/kg. Giá FOB urê hạt trong ở Bantic, Yuzhny là 215 -220 USD/ tấn, vịnh Arập là 230-235 USD/ tấn... Khi về đến Việt Nam cộng thuế, cước phí, bảo hiểm...thì một kg urê đã tăng lên khoảng 4.500-4.600 đồng/kg.

Theo Hiệp hội phân bón Việt Nam, giá urê sản xuất trong nước đơn phương thay đổi và luôn rẻ hơn giá nhập khẩu 200-400 đồng/kg thì các đơn vị nhập khẩu có "tài ba" đến mấy cũng "bó tay"! Không nhà nhập khẩu nào dám nhập khẩu phân bón để chịu lỗ! Nếu tình trạng này không chấm dứt sẽ gây bất lợi cho vụ hè thu năm nay.

Theo quy định của Chính phủ, mức giá urê của Công ty đạm Phú Mỹ luôn dao động trong khoảng bằng hoặc thấp hơn 5% so với giá CIF nhập khẩu. Nhưng thực tế hiện nay, Công ty đang bán thấp hơn nhiều lần quy định và thực sự đang cản trở lưu thông của thị trường.

Theo đại diện một doanh nghiệp cung ứng phân bón của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Apromaco), giá thành nhập khẩu urê từ Trung Đông trên một tấn như sau: giá mua 240 USD (FOB) + 33 USD cước vận tải + 0,5% phí bảo hiểm, tương đương 274,36 USD/tấn. Với tỷ giá 15.950 Việt NamD/USD + 5% VAT, cộng với 120 nghìn đồng/tấn tiền đóng gói, bốc xếp thì giá thành mỗi kg urê (chưa có lãi) khi về đến Việt Nam tương đương 4.715 đồng/kg.

Tương tự như trên với giá mua (FOB) từ Nga là 230 USD/tấn, giá thành mỗi kg urê đến Việt Nam sẽ là 4.665 đồng/kg. Thế nhưng, hiện tại giá bán của Công ty đạm Phú Mỹ là 3.950 đồng/kg và thấp hơn giá nhập khẩu gần 15%, thay vì thấp hơn tối đa 5% như đã quy định.

Việc bán giá thấp của Phú Mỹ đã gây hiệu ứng lên tâm lý thị trường, chờ urê giá rẻ như Phú Mỹ mới mua và ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp nhập khẩu, khiến cho các nhà nhập khẩu rất ngần ngại mỗi khi ký đơn hàng.

Theo lẽ thường kinh doanh mặt hàng urê, nếu thiếu thì phải nhập khẩu cho đủ, nhưng oái oăm: biết thiếu nhưng các nhà nhập khẩu không nhúc nhích! Bởi lẽ: do giá bán của Công ty đạm Phú Mỹ luôn thấp hơn giá nhập khẩu, trong khi giá urê tại các thị trường thế giới lên xuống thất thường; thậm chí vừa mở L/C xong, đã tụt xuống, Công ty đạm Phú Mỹ cứ lấy mức tụt ấy làm thước đo và bán thấp hơn thước đo ấy 5% và thế là cả lô hàng của các nhà nhập khẩu cứ chềnh ềnh trong kho.

Có những doanh nghiệp vừa ký xong hợp đồng, giá thế giới bất ngờ sụt xuống, đành phá hợp đồng chịu phạt, còn hơn là chuyển hàng về, vừa mất chi phí vận chuyển, vừa không bán được hàng, trong khi áp lực lãi vay ngân hàng luôn đè nặng. Và một khi các nhà nhập khẩu không mở L/C, lập tức thị trường sẽ báo động thiếu.

Các doanh nghiệp phải có tiếng nói chung.

Để cải thiện thị trường, đủ phân bón cho vụ hè thu năm nay, hầu hết các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón đề nghị Công ty phân đạm Phú Mỹ nên có chính sách ổn định giá đối với mạng lưới kinh doanh của mình. Khi Công ty thay đổi giá cần phải dựa trên thị trường quốc tế.

Điều quan trọng là nên có sự bàn bạc giữa Công ty đạm Phú Mỹ và các doanh nghiệp nhập khẩu để thống nhất giá khi giá thế giới tăng giảm. Và cũng cần "có" thời gian chuẩn bị khoảng 20-30 ngày khi thay đổi giá để các doanh nghiệp nhập khẩu điều chỉnh việc nhập khẩu. Các doanh nghiệp nhập khẩu nhấn mạnh "đua nhau xuống giá không phải là cách cạnh tranh mà là tự giết chết lẫn nhau!". Và cuối cùng nông dân phải gánh chịu hậu quả thiếu hụt phân bón.

Vì vậy, cần nâng cao vai trò của Ban bình ổn giá phân bón. Ban này sẽ triệu tập các doanh nghiệp khi giá lên xuống hoặc khi thiếu thừa phân bón. Chiều cùng ngày 28/2/2006, Ban này đã họp bàn cụ thể việc bình ổn giá.

Ngoài ra, ông Nguyễn Hạc Thuý, quyền Chủ tịch Hiệp hội cho rằng, cần đẩy mạnh phát triển phân hữu cơ vi sinh. Đồng thời, cần thay đổi bổ sung một số chính sách vĩ mô về phân bón đang tụt hậu cho phù hợp với cơ chế thị trường. Như thuế hải quan, nguồn vay ngoại tệ nhập khẩu phân bón, tiêu chuẩn công nghệ, cán bộ sản xuất phân bón trong nước, nhãn mác tiếng Việt bao bì nhập khẩu urê...

Nguồn: VNECONOMY-bannhanong.vietnetnam.net (3/3/2006)

 

 


° Các tin khác
• Urê ngoại lại tranh cãi giá bán với urê nội.
• Phân bón tăng giá?-Không thiếu phân u-rê.
• Rút giấy phép các cơ sở tăng giá thuốc BVTV.
• Phân bón tăng giá?
• Hai loại phân bón sử dụng trong thâm canh chè sạch.
• Thuốc trừ sâu, rầy thế hệ mới.
• Phân dơi thích hợp với cây cam sành.
• Tác dụng của polymer siêu thấm AMS- 1
• Việt Nam:Sản xuất thử nghiệm thành công vaccine H5N1.
• Giới thiệu một số chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh hại cây trồng
• Chất xử lý ao tôm
• Thị trường phân bón những ngày đầu năm và dự báo cho tháng 2/2006.
• Chế phẩm siêu hấp thụ nước từ... tinh bột sắn!
• Quy trình xử lý nước nuôi tôm với chất Eco shrimp.
• Hệ thống tưới nhỏ giọt cho cải tạo vườn cây ăn trái
• Công ty Phân bón Bình Điền: Sản xuất thành công 3 loại phân bón dành riêng cho cây cà phê
• Chế biến thức ăn cho bò sữa
• Vài suy nghĩ về trồng cây che bóng cho chè
• Tái diễn tình trạng xả phân xuống lòng hồ Trị An
• Phân chuyên dùng cho lúa
• Thức ăn cho bò sữa
• Cách ủ chua cỏ chăn nuôi
• Biogas: Xua dần ô nhiễm
• Cty Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bình Định vì nông dân
• Bình Thuận: ép rơm cứu đói cho bò
• Phân bón sạch từ xương trâu bò
• Bổ sung một số thuốc BVTV được phép sử dụng cho cây rau
• Xử lý hạt giống bằng thuốc Cruiser Plus 312.5FS
• An Giang: Nông dân tự đầu tư mới gần 200 máy sấy, máy gặt đập liên hợp
• Chế biến thức ăn công nghiệp nuôi tôm, cá

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb