Rút giấy phép các cơ sở tăng giá thuốc BVTV.
Mặc dù dịch rầy nâu hại lúa ở đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL) đã cơ bản được khống chế, nhưng với tình hình thời tiết vẫn diễn
biến thất thường như hiện nay, rất có thể sẽ xuất hiện một đợt dịch mới trong
thời gian tới. Ngăn chặn đợt dịch mới như thế nào? Xung quanh vấn đề này, NTNN
đã trao đổi với ông Lê Mậu Toàn - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ
NN&PTNT).
Ông Toàn cho biết: Loại rầy nâu hại lúa phát triển mạnh trong thời gian
vừa qua ở khu vực ĐBSCL đã xuất hiện từ những năm 80 của thế kỷ trước. Nhưng
trong 2 năm trở lại đây, loại rầy nâu này mới có chiều hướng phát triển nhiều
hơn do nông dân đã không ngừng tăng vụ, từ sản xuất 1-2 vụ lên 3 vụ lúa/năm. Bên
cạnh đó, gần đây bà con đang có xu hướng gieo sạ với mật độ dầy và bón nhiều đạm
hơn. Một nguyên nhân khác khiến mật độ rầy nâu tăng cao là do thời tiết trong
năm qua diễn biến bất thường, mưa liên tục từ tháng 11-2005 đến nay, là môi
trường tốt để rầy nâu phát triển. Việc phun thuốc trừ sâu của bà con trong thời
gian qua cũng không đảm bảo yêu cầu, nên hiệu quả trừ rầy không cao...
Theo dự báo, sẽ còn một lứa rầy nâu mới xuất hiện vào cuối
tháng 2 này, ông có thể đánh giá cụ thể hơn?
- Do thời tiết ở các tỉnh ĐBSCL vẫn diễn biến bất thường, mưa
nhiều, nên sẽ còn một lứa rầy mới xuất hiện vào khoảng cuối tháng 2 tới đây và
kết thúc vào khoảng đầu tháng 3. Mật độ theo dự báo khoảng 4.000 - 5.000 con/m2,
bằng 1/2 so với các đợt trước. đây cũng là lứa rầy cuối cùng trong vụ xuân năm
nay.
So với những đợt bùng phát rầy nâu trước đây, đợt dịch mới
này sẽ gây hại cho lúa đến mức độ nào?
- Lứa rầy này sẽ chỉ gây hại một phần diện tích trong tổng số
200.000ha trà xuân muộn, chứ không gây hại trên diện rộng như những đợt trước.
Mật độ rầy cũng sẽ thưa hơn và hầu như không ảnh hưởng tới năng suất lúa năm
nay. Để tránh sâu bệnh lây lan nhanh như thời gian vừa qua, bà con nên chủ động
phun thuốc phòng trừ.
Có ý kiến cho rằng, giống là một nguyên nhân chính dẫn tới
rầy nâu xuất hiện nhiều?
- Đúng vậy. Hiện có tới 60% số giống được dùng để gieo cấy ở
ĐBSCL đã bị nhiễm rầy, nhất là các giống như Ô Môn, Search- min... Mặc dù những
giống này có năng suất cao, chất lượng gạo dẻo và thơm ngon, nhưng do được sử
dụng quá nhiều, nên tính chống chịu sâu bệnh ngày càng giảm, tỉ lệ nhiễm rầy
trên các giống này đang ngày một tăng.
Theo ông, nếu áp dụng chương trình "3 tăng, 3 giảm", có thể
hạn chế được rầy nâu?
- Đây là một chương trình rất có hiệu quả trong phòng trừ dịch
bệnh. Bởi trên thực tế, ở những nơi áp dụng đúng theo quy trình này, rầy nâu hầu
như ít xuất hiện. Tuy nhiên, hiện diện tích áp dụng chương trình "3 tăng, 3
giảm" vẫn chưa được mở rộng (mới chỉ có 1 triệu ha) nên trong thời gian tới, Cục
Bảo vệ thực vật sẽ tiến hành nhân rộng mô hình này lên 4 triệu ha lúa trên cả
nước. Ngoài việc áp dụng phương pháp 3 giảm (giảm phân bón, giảm thuốc trừ sâu,
giảm giống), bà con cũng nên áp dụng thêm biện pháp IPM (phòng trừ tổng hợp).
Mấy đợt dịch rầy nâu xảy ra trước, nhiều cơ sở kinh doanh
thuốc bảo vệ thực vật đã lợi dụng để tăng giá thuốc. Lần này có cách gì để ngăn
chặn không?
- Hiện dịch rầy nâu đã cơ bản được khống chế, số diện tích
nhiễm chỉ còn 46.000 ha, trong đó có 1.900ha nhiễm nặng. Do đó, có thể khẳng
định không có tình trạng "sốt" thuốc trừ sâu vào thời điểm này và lượng thuốc
đặc trị rầy nâu ở các tỉnh này cũng đang được dự trữ rất nhiều. Đối với vấn đề
giá thuốc, Cục Bảo vệ thực vật đã cử các đoàn kiểm tra, rà soát các cơ sở kinh
doanh tại đây, yêu cầu các cơ sở này phải bán thuốc trừ sâu theo đúng giá quy
định. Bất kỳ cơ sở nào có lợi dụng tình hình rầy nâu phát triển mạnh để tăng
giá, chúng tôi sẽ kiên quyết xử lý bằng cách rút giấy phép kinh doanh của cơ sở
đó và không cho kinh doanh nữa.
Về lâu dài, theo ông chúng ta cần áp dụng những biện pháp
gì để hạn chế nạn rầy nâu?
Vipesco sẽ cung ứng đủ thuốc để diệt rầy.
Công ty cổ phần Thuốc sát trùng VN (Vipesco), một thành viên
của Tổng Công ty Hoá chất VN đang tích cực đẩy mạnh việc cung ứng thuốc bảo vệ
thực vật đáp ứng nhu cầu phòng trừ dịch rầy nâu (bọ trĩ) và đạo ôn đang xảy ra
nghiêm trọng ở khu vực ĐBSCL và nhiều tỉnh phía Nam.
Tính từ đầu năm đến nay, Vipesco đã cung cấp ra thị trường
1.100 tấn thuốc bảo vệ thực vật với doanh số đạt được trên 40 tỷ đồng, tăng 15%
so với cùng kỳ năm 2005. Hiện Công ty đang dốc toàn nhân lực, làm việc cả ngày
nghỉ để đảm bảo cung ứng đủ thuốc phòng chống rầy nâu cho bà con nông dân. Ngoài
ra, Vipesco còn cử cán bộ trực tiếp đến các địa phương cung cấp thuốc và hướng
dẫn nông dân sử dụng thuốc.
Các địa phương cần rà soát và thay đổi cơ cấu các bộ giống theo
hướng tăng giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh tốt,
nhất là có khả năng kháng rầy cao. Lượng giống này sẽ được lấy từ các trung tâm
giống cây trồng trong nước và một phần phải nhập khẩu.
Nguồn:NTNN-bannhanong.vietnetnam.net (27/02/2006)
|