Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Vật tư

Biến vỏ cà phê thành phân hữu cơ

Mỗi năm cả nước ta có gần 382.500 tấn vỏ cà phê được thải ra. So với các phế phẩm nông nghiệp khác, chất thải này phân hủy lâu hơn, gây ô nhiễm môi trường. Thạc sĩ Lê Hồng Phú (ĐH Bách khoa TP HCM) mới đây đã thành công trong việc biến vỏ cà phê thành phân hữu cơ, khắc phục tình trạng ô nhiễm này.

Anh Phú cho biết vỏ chiếm khoảng 40-45% trọng lượng hạt cà phê. Tại các vùng nhiệt đới, đây là nguồn phế thải quan trọng. Trong khi các nước trên thế giới đã có những công trình xử lý vỏ cà phê để sản xuất thức ăn cho gia súc gia cầm, trồng nấm ăn, ứng dụng lên men tạo phân bón; sản xuất hương thơm tự nhiên, nghiên cứu ứng dụng nhiệt năng... thì ở nước ta, rất ít công trình nghiên cứu đến việc ứng dụng của phế phẩm này.

Một chương trình sử dụng năng lượng từ chất phế thải sinh thái do chính phủ Australia tài trợ, được Viện Cơ điện Nông nghiệp thực hiện, thì mới thử nghiệm trên trấu, chưa xét đến cà phê.

Cũng theo thạc sĩ Phú, vỏ cà phê chậm phân hủy do nó có hai thành phần khó phân hủy là pectin và cellulose. Các phế phẩm nông nghiệp khác có thời gian phân hủy nhanh hơn vì ít hai thành phần chất này hơn. Do vậy, nghiên cứu của anh Phú tập trung tìm ra cách rút ngắn tối đa thời gian phân hủy của pectin và cellulose trong vỏ cà phê.

Đối tượng được chọn là chủng nấm mốc Aspergillusniger (chủng vi sinh vật có khả năng phân giải cellulose rất mạnh), nhằm tạo ra chế phẩm enzym có hoạt tính phân giải mạnh pectin và cellulose. Sau hàng trăm thí nghiệm, cuối cùng, anh Phú cũng tìm được công thức tối ưu hóa môi trường nhân giống cũng như các điều kiện ly trích enzym để thu được hoạt tính phân giải pectin và cellulose cao nhất.

Thử nghiệm enzym trên cà phê phế thải cho thấy, chỉ trong vòng 14 ngày, hàm lượng pectin và cellulose giảm đáng kể. Quá trình lên men đã giảm 53% tổng lượng pectin và 33,4% tổng lượng cellulose có trong vỏ ban đầu.

Đánh giá các chỉ tiêu hóa học như nitơ, kali, phốt pho và vi sinh cho thấy phân bón sản xuất từ vỏ cà phê thỏa mãn những tiêu chuẩn của một phân hữu cơ cao cấp.

Công trình của thạc sĩ Phú đã mở ra khả năng tận dụng, xử lý phế phẩm vỏ cà phê thành phân hữu cơ, vừa tiết kiệm chi phí sản xuất cho nhà nông, vừa giữ gìn môi trường. Không dừng lại ở thành quả đạt được, Phú dự kiến sẽ tiếp tục đi sâu "nghiên cứu, xử lý một tổ hợp các vi sinh vật như xạ khuẩn, vi khuẩn nhằm phân giải đến mức triệt để hai thành phần khó phân hủy nhất là pectin và cellulose".

Theo www.sinhthaiviet.com.vn


° Các tin khác
• Chế phẩm sinh học cải tạo đất
• Sử dụng hiệu quả thuốc trừ cỏ ANKILL A 40 WP
• Tồn kho trên 243.000 tấn phân bón
• Phát hiện enzym của vi khuẩn tiêu hủy chất thừa trong thuốc trừ sâu
• Chế phẩm diệt ốc bươu vàng không gây ô nhiễm nước
• Các dự án quốc tế đang triển khai tại Viện Chăn Nuôi
• Phân lợn, một loại phân bón ao có hiệu quả trong hệ thống nuôi ghép các loài cá
• Phân Hữu cơ và phân Vi sinh

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb